10 Đề thi chất lượng giữa kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo tiếng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Tôi ngắt một chiếc lá sồi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng chòng chành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trỏ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

A. về nhà

B. vào rừng

C. ra vườn

D. ra cánh đồng

Câu 2. Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

A. Cây sồi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.

B. Cây sồi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước.

C. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.

D. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang ngồi chiễm chệ.

docx 66 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi chất lượng giữa kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_thi_chat_luong_giua_ki_1_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: 10 Đề thi chất lượng giữa kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 1) A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu (7 điểm) QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo tiếng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ. Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Tôi ngắt một chiếc lá sồi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng chòng chành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trỏ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm
  2. thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ. * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu? A. về nhà B. vào rừng C. ra vườn D. ra cánh đồng Câu 2. Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì? A. Cây sồi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ. B. Cây sồi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước. C. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền. D. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang ngồi chiễm chệ. Câu 3. Những từ nào trong bài văn miêu tả âm thanh của tiếng chim hót? A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng. B. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng. C. Líu ríu, lảnh lót, vang vọng, hót đủ thứ giọng. D. Ríu rít, ngân nga, thơ dại. Câu 4. Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì? A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.
  3. B. Một chuyến vào rừng đầy tiếng chim. C. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích. D. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga. Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc ? A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân. B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than. D. Chiếc xe máy của bác Nam rất “ăn” xăng. Câu 6 . Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển ? A. Em đang đội mũ trên “đầu”. B. Bà em năm nay “đầu” đã hai thứ tóc. C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5. D. Mỗi khi mẹ em bị đau “đầu” em thường xoa bóp “đầu” giúp mẹ . Câu 7. Những từ ngữ nào sau đây tả chiều rộng? A. Bao la, tít tắp, xa xa, thăm thẳm. B. Mênh mông, rộng lớn, hun hút, ngoằn nghèo. C. Bát ngát, sâu thẳm, chót vót, xa xăm. D. Mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang. Câu 8: Đặt 2 câu với từ “mắt” ; 1 câu từ “mắt” có nghĩa gốc; 1 câu từ “mắt” mang nghĩa chuyển: a) Nghĩa gốc : b) Nghĩa chuyển :
  4. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe – viết): (3 điểm) (15 phút) Bài: Kì diệu rừng xanh (Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu lá úa vàng như cảnh mùa thu") II. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút) Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng( 3 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài sau: Thư gửi các học sinh Những con sếu bằng giấy Một chuyên gia máy xúc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Những người bạn tốt Kì diệu rừng xanh Cái gì quý nhất? Đất Cà Mau
  5. Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng một câu hỏi. - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 90 tiếng/phút. (2 điểm) - Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút. (1,5 điểm) - Đọc tương đối đúng, tương đối rõ ràng, tốc độ đọc khoảng từ 60 đến dưới 80 tiếng/phút. (1 điểm) - Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc dưới 60 tiếng/phút. (0,75 điểm) - Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm) II. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc thầm và làm bài tập: Câu hỏi Đáp án Câu 1 B. vào rừng Câu 2 B. Cây sồi, làn gió,chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước. Câu 3 A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng. Câu 4 C. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích. Câu 5 B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. Câu 6 C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.
  6. a. Mở bài: Giới thiệu thời gian, địa điểm cảnh đẹp mà em thích. b. Thân bài: (Nội dung: 1,5 điểm – Kĩ năng: 1,5 điểm – Cảm xúc: 1 điểm) - Những nét chung bao quát khi thoạt nhìn thấy cảnh. - Tả chi tiết quan cảnh mà mà em yêu thích. c. Kết bài: (theo kiểu tự nhiên hay mở rộng) Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp quê hương em. (1 điểm) - Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) - Dùng từ đặt câu (0,5 điểm) - Sáng tạo (1 điểm) Bài mẫu: Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín. Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu, thoải mái. Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những cơn gió, trông như những cánh tay đang vẫy chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này
  7. được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu. Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn. Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 9) A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 9 (SGK Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.
  8. II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5đ) A. Đánh rơi đàn. B. Đánh nhau với thủy thủ C. Bọn cướp đòi giết ông D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ) A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông. B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu. C. Nhấn chìm ông xuống biển. D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ) A. Bọn cướp nhảy xuống biển. B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông. C. Tàu bị chìm. D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5đ)
  9. Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? (1đ) Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài? (1đ) Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hòa”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: (1đ) Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận. Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm) Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5đ) “Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”. Chủ ngữ có trong câu trên là: Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
  10. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm) HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy .những nét giản dị, thân mật”. II. Tập làm văn: (7 điểm) - 30 phút: Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8(SGK Tiếng Việt 4 – Tập 1) do HS bốc thăm. (2 điểm) - Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm) II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo đúng là bạn tốt của con người.
  11. Câu 5: Nhận xét: Đám thủy thủ tham lam, coi trọng vật chất hơn sự sống của con người và độc ác, không có nhân tính. Ngược lại, bầy cá heo tuy là loài vật nhưng lại tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn. Câu 6: Nội dung: Câu chuyện khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Câu 7: Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận. a- Nhóm 1: Trạng thái không có chiến tranh, yên ổn – hòa bình; hòa giải; hòa thuận; hòa hợp. b- Nhóm 2: Trộn lẫn vào nhau – hòa mình; hòa tan; hòa tấu. Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm) Ví dụ: - Đem cá về kho dưa, sau đó nhập kho. - Mẹ em đang kho cá trong nhà kho. Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5 điểm) “ Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”. Chủ ngữ có trong câu trên là: Những tàu lá chuối Câu 10: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. - Sỏi đá nghĩa là: đất xấu, bạc màu, thiên nhiên khắc nghiệt. - Cơm nghĩa là: lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động. Cả 2 từ đều được dùng với nghĩa chuyển. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm)
  12. HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy .những nét giản dị, thân mật”. II. Tập làm văn: (7 điểm) - 30 phút: Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được. Bài mẫu: Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến. Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn. Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường. Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
  13. Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu! ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 10) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng 1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: 2. Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời. Bài 1: Những con sếu bằng giấy Bài 2: Một chuyên gia máy xúc Bài 3: Những người bạn tốt Bài 4: Kì diệu rừng xanh Bài 5: Cái gì quí nhất II. Đọc thầm Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:
  14. BÀN TAY THÂN ÁI Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi. Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:
  15. A. Con trai ông. B. Một bác sĩ. C. Một chàng trai là bạn cô. D. Một anh thanh niên. Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là: A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện. D. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo. Câu 3. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì: A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. D. Anh muốn thực hiện để làm nghề y. Câu 4. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là: A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình. C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. D. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình. Câu 5. Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em là: A. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người B. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.
  16. C. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc. D. Cần phải biết yêu thương người tàn tật. Câu 6. Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”) A. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành B. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. Câu 7. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu. Câu 8. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.) A. trôi. B. lặn. C. nổi D. chảy Câu 9. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. B. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.
  17. C. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước. D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước. Câu 10. Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: Nghe viết: 15 phút Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41) GV đọc cho HS viết tựa bài; hai khổ thơ đầu và tên tác giả. II. Tập làm văn: (40 phút) Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.) Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng 1/- Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm Đọc sai từ 2-3 tiếng trừ 0,5 điểm. Đọc sai 4 tiếng trở đi trừ 1 điểm. 2/- Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: trừ 0,5 điểm. - Ngắt, nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên trừ 1 điểm. 3/Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5 điểm. - Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 1 điểm. 4/ Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút – 2 phút trừ 0,5 diểm.
  18. - Đọc quá 2 phút trừ 1 điểm. 5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng trừ 0,5 điểm. - Trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1 điểm. II. Đọc thầm Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: A Câu 6: A Câu 7: A Câu 8: C Câu 9: B Câu 10: Ví dụ: Trong lớp, bạn Nam thì cao còn bạn Hậu lại thấp. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5đ) - Bài viết không sai lỗi chính tả hoặc sai một dấu thanh, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đạt 0,5 đ - Sai âm đầu, vần. sai qui tắc viết hoa. Thiếu một chữ hoặc một lỗi trừ 0,5 đ - Sai trên 10 lỗi đạt 0,5đ - Toàn bài trình bày bẩn, chữ viết xấu. Sai độ cao, khoảng cách trừ 0,5 đ II. Tập làm văn: (5đ)
  19. 1. Yêu cầu: - Xác định đúng thể loại tả cảnh. - Nêu được vẻ đẹp khái quát và chi tiết của ngôi nhà. - Nêu được nét nổi bật của ngôi nhà từ ngoài vào trong. - Nêu được tình cảm của em đối ngôi nhà. 2. Biểu điểm: 4-5 điểm: Thực hiện các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của không gian ngôi nhà. Bài viết không sai lỗi chính tả. 2-3 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần nhưng còn liệt kê, lỗi chung không quá 3 lỗi 1 điểm: Lạc đề, bài viết dỡ dang. Tùy theo mức độ sai sót của học sinh, giáo viên chấm điểm đúng với thực chất bài làm của các em. Bài mẫu: Ngay từ lớp một, trong giờ vẽ tự do, em đã vẽ ngôi nhà của mình. Bài tập vẽ đó được cô giáo khen và dán lên bảng cho các bạn cùng xem. Mỗi ngày một lớn, em thêm yêu quý ngôi nhà của em và ý thức được tình cảm gắn bó thiêng liêng của một gia đình. Nhà em nằm trong một con hẻm khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Ngôi nhà có ba tầng, sơn màu kem sữa xinh xắn. Cổng nhà hình vòm cung, sơn màu nâu. Bao bọc quanh nhà là một tường rào ốp đá màu hồng. Ngay sân trước, mẹ em trồng khá nhiều chậu hoa cảnh. Màu đỏ, tím, trắng của hoa phong lan làm tươi sáng sân nhà. Cạnh đó, cánh hoa đỏ rực của cây trạng nguyên kiêu hãnh khoe sắc cùng khóm mai cẩm tú nụ li ti. Tất cả cửa của ngôi nhà làm bằng kính màu nâu, rèm cửa màu xanh cốm. Tường bên trong nhà sơn màu xanh da trời. Nhà có sáu phòng: phòng khách, bếp và bốn
  20. phòng ngủ. Tầng trên cùng của nhà là phòng thờ. Tầng trệt của ngôi nhà là phòng khách và bếp. Phòng khách rộng, bày biện đơn giản gồm một bộ sa-lông gỗ, tủ ti vi và tủ giày. Bàn sa-lông trải khăn trắng. Lúc nào mẹ cũng bày một bình hoa giữa bàn nên phòng khách sáng hẳn ra, đẹp làm sao! Phía sau cầu thang là nhà bếp và phòng tắm. Bếp đồng thời cũng là phòng ăn. Ở đây, mẹ sắp xếp rất ngăn nắp, sạch sẽ: tủ lạnh áp sát tường, cạnh đó là bếp ga, tủ bếp bao bọc hình chữ L, chiếm một phần ba không gian nhà bếp. Bàn ăn ở giữa phòng. Lầu một của căn nhà là phòng của các anh chị và ba mẹ. Lầu hai có phòng em và phòng của ông bà. Tầng trên cùng là phòng thờ, phòng này đẹp nhất với bàn thờ Đức Phật tôn nghiêm. Phòng thờ cũng đồng thời là phòng học của mấy anh chị em, bên phải phòng kê bàn làm việc của ba mẹ và tủ sách. Sau bữa ăn tối, cả nhà em quây quần ở phòng khách trò chuyện, xem ti-vi. Xem xong chương trình thiếu nhi, cả nhà đều vào phòng học. Bố mẹ em làm việc, chúng em học bài. Căn nhà lúc ấy im lặng nhưng ấm cúng và hạnh phúc, Thứ bảy hàng tuần, chúng em cùng nhau giúp ba mẹ quét dọn, lau nhà, chùi rửa cửa kính, tủ bàn và kệ sách. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, căn nhà sáng bóng như mới. Cả nhà em đều thấy sảng khoái, vui vẻ để bước vào một tuần làm việc, học tập sắp đến. Ngôi nhà là nơi em sinh sống cùng với những người thân. Ngôi nhà đã chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của gia đình em, Mỗi lần có dịp đi đâu xa, em đều mong mau chóng về nhà. Em hết lòng biết ơn ông bà, bố mẹ đã xây dựng ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và nuôi dạy chúng em chu đáo. Em hứa cố gắng học giỏi, có tương lai tốt để ông bà, bố mẹ vui lòng.