12 Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)
Câu 1: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.của từ ngọt trong các kết hợp từ dưới đây :
- Đàn ngọt hát hay.
- Rét ngọt.
- Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.
- Khế chua, cam ngọt.
Câu 2: Cho các câu sau:
Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
- Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên.
b. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.
Câu 3: Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
a. Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
b. Người đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi cấp trường là tôi.
c. Cả nhà rất yêu quý tôi.
Câu 4: Ngắt đoạn văn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu. Viết hoa chữ cái đầu câu:
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng
Câu 5: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy kể tiếp câu chuyện dưới đây (viết tiếp vào chỗ có dấu chấm lửng):
Cáo và sếu
Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Thế là Cáo một mình chén sạch. Sang ngày hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn...
File đính kèm:
- 12_de_kiem_tra_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc
Nội dung text: 12 Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)
- ĐỀ 1 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau: “Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te.” Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần. Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau: đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén. Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên. b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi. c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Câu 5: (9 điểm): Trong bài “Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: “Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi! Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ”
- Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ”? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên? ĐÁP ÁN ĐỀ 1 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1: - Láy tiếng: te te - Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran. - Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh. Câu 2: - đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh. - đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người. - đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra. - đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay. - đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua - đánh chén: ăn uống. Câu 3: a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên. TN CN VN b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi. TN CN VN c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. TN TN CN VN VN d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù. TN CN CN CN VN Câu 4: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
- Câu 5: - “Những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. (1 điểm) - Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm (6 - 7 điểm) - Bài trình bày sạch đẹp. (1 điểm) Lưu ý: + Không đúng thể loại không cho điểm. + Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp. Gợi ý cho phần cảm thụ: người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ. Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại. ĐỀ 2 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5
- Câu 1 (4 điểm) Cho các kết hợp 2 tiếng sau: Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo. Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép. b) Phân loại các từ ghép đó. Câu 2 (4 điểm) Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4 - tập2) có câu: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.” Hãy: a) Tìm các tính từ có trong câu văn. Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”; “mùi thơm”. Câu 3 (4 điểm) Cho các từ: Trung thực, đôn hậu, vạm vỡ, tầm thước, trung thành, mảnh mai, béo, phản bội, hiền, thấp, gầy, khoẻ, cứng rắn, giả dối, cao, yếu. a) Dựa vào nghĩa của từ hãy xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên. b) Xếp thành các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm Câu 4 (4 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc. b) Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. Câu 5 (9 điểm) Trong bài “Hạt gạo làng ta” (TV5 – Tập I), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu
- b) (2đ)HS sắp xếp đúng các từ theo nhóm được 1đ, đặt tên đúng cho mỗi nhóm được 1đ. - Từ ghép: rong rêu, học hành, hoa hồng, bến bờ. - Từ láy: rực rỡ, ngoan ngoãn, trùng trùng điệp điệp, lam lũ. Câu 3: (4đ) a) (Xác định đúng một bộ phận cho 0,5 điểm) - Chủ ngữ: Hồ Chí Minh, Vị ngữ: đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. - Chủ ngữ: những hàng chữ thiếp vàng Vị ngữ: sáng loáng b) (HS gạch chân đúng cặp từ hô ứng nối các vế câu trong mỗi câu ghép cho 0,5 điểm. Nếu đúng 1 từ trong mỗi câu không cho điểm) - Mẹ bảo sao thì con làm vậy. - Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập. - Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu. - Dân càng giàu thì nước càng mạnh. Câu 4: (4đ) a) 2đ (HS tìm đúng mỗi thành ngữ, tục ngữ được 0,5đ) Ví dụ: * Đói cho sạch, rách cho thơm. * Lá lành đùm lá rách. * Thương người như thể thương thân. * Uống nước nhớ nguồn. * Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. b)2đ – Ngọt (câu 1): Có vị như vị của đường, mật (nghĩa gốc). - Ngọt (câu 2): Chỉ sự sung sướng, hạnh phúc(đối lập với chua: chỉ sự đau đớn, xót xa về mặt tinh thần) (nghĩa chuyển) Câu 5: (9đ) * Yêu cầu cần đạt: Bài viết có cấu trúc rõ ràng, đúng thể loại kể chuyện, có thể kể về một kỉ niệm vui hoặc buồn, đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc, khó quên. Nêu được diễn biến câu chuyện từ khi mở đầu đến khi kết thúc, biết nhấn mạnh các tình tiết, sự việc chính để tạo sự chú ý của người đọc. Lời kể tự nhiên, chân thực, thể
- hiện thái độ và cảm xúc. Diễn đạt lưu loát. Các dùng từ hay. Câu văn không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. * Biểu điểm: - Điểm 8-9: Bài làm đạt các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ. Kể chuyện hấp dẫn, sinh động. Hành văn trôi chảy, ngữ điệu thích hợp gây cảm xúc, tạo ấn tượng. Không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 6-7: Bài làm đủ ý. Bố cục chưa hợp lí. Tình tiết khá roàng. Diễn đạt tương đối mạch lạc, ít sai lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 4-5: Bài làm còn thiếu một số ý. Diễn đạt lủng củng, thiếu cảm xúc. Kể thiếu mạch lạc. Sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 2-3: Ý tưởng nghèo nàn, diễn đạt vụng về. Sai quá nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 1: Chưa hiểu đề bài hoặc lạc đề. ĐỀ 9 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1: (4 điểm) Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng,mặt mũi a) Xếp những từ trên thành hai nhóm: từ ghép và từ láy b) Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên Câu 2: (4 điểm) Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong những câu sau: a) Lớp thanh niên ca hát , nhảy múa.Tiếng chiêng,tiếng cồng ,tiếng đàn tơ-rưng vang lên. b) Mỗi lần Tết đến ,đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội ,lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
- Câu 3: (4 điểm) Từ thật thà trong các câu dưới đây là danh từ hay động từ , tính từ ?Hãy chỉ rõ từ thật thà là bộ phận gì (giữ chức vụ nào) trong mỗi câu sau : a) Chị Loan rất thật thà . b) Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. c) Chị Loan ăn nói thật thà , dễ nghe. d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan Câu 4: (4 điểm) Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây và chữa lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt bằng cách thay đổi vị trí từ ngữ hoặc thêm hay bớt một , hai từ : a. Rất nhiều cố gắng , nhất là trong học kì II.bạn An đã tiến bộ vượt bậc. b. Tàu của hải quân ta trên bến đảo Sinh Tồn giữa mịt mù sóng gió. Câu 5 : (9 điểm) Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ ? ĐÁP ÁN ĐỀ 9 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu1: (4 điểm) a. (3điểm) Xếp đúng các từ thành 2 nhóm: (Mỗi từ đúng tính 0,3 điểm) - Từ ghép: xa lạ,phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng, mặt mũi - Tứ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng. b) (1 điểm) Nêu đúng tên gọi - Kiểu từ ghép: có nghĩa tổng hợp. (0,5điểm) - Kiểu từ láy : láy âm (0,5điểm) Câu 2 : (4 điểm) Xác định đúng các bộ phận chủ ngữ (CN) , vị ngữ (VN) ở mỗi câu : a) (3điểm) Lớp thanh niên/ ca hát,/ nhảy múa. Tiếng chiêng/, tiếng cồng /, tiếng đàn tơ-rưng / CN VN1 VN2 CN1 CN2 CN3 vang lên.
- VN b) (1điểm) Mỗi lần Tết đến ,đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi / thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. CN VN Câu 3 : (4 điểm) Mỗi từ xác định từ loại đúng : 0,5 điểm. Nêu đúng chức vụ mỗi từ đúng : 0,5 điểm. - Từ thật thà trong các câu đã cho là tính từ . - Tên gọi bộ phận (chức vụ) của từ thật thà trong mỗi câu như sau: a) Chị Loan rất thật thà . (Thật thà là vị ngữ) b) Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. (Thật thà là định ngữ) c) Chị Loan ăn nói thật thà ,dễ nghe. (Thật thà là bổ ngữ) d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan. (Thật thà là chủ ngữ) Câu 4: (4 điểm) Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây và chữa lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt : Câu a: (2 điểm) Dùng sai trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Rất nhiều cố gắng.) :(1 điểm) Hoặc: Dùng câu đơn,hay câu ghép không rõ ràng ,sai ngữ pháp . Chữa lại : (1 điểm) + Với rất nhiều cố gắng , nhất là trong học kỳ II , bạn An đã tiến bộ vượt bậc. Hoặc : + Cố gắng rất nhiều , nhất là trong học kì II, bạn An đã tiến bộ vượt bậc . Câu b: (2 điểm) Thiếu vị ngữ . (1 điểm) Chữa lại: (1 điểm) + Tàu của hải quân ta đang tiến về bến đảo Sinh Tồn giữa mịt mù sóng gió . Hoặc : + Tàu của hải quân ta cập bến đảo Sinh Tồn giữa mịt mù sóng gió. + Tàu của hải quân ta đến bến đảo Sinh Tồn giữa mịt mù sóng gió.
- Câu 5: (9 điểm) Viết theo bố cục bài văn gồm 3 phần: (2 điểm) - Nêu được ý nghĩa đẹp đẽ: (3 điểm) Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giò vơi cạn. Dù con đã khôn lớn, dù có đi hết đời (Sống chọn cả cuộc đời)tình thương của mẹ đối với con như vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ chính là tình thương bất tử! - Nêu được tình cảm, bộc lộ được cảm xúc của bản thân (2 điểm) - Trình bày mạch lạc , hành văn trôi chảy, diễn đạt rõ ý, chữ viết sạch đẹp. (2 điểm) ĐỀ 10 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1. Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ. “Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.” Câu 2. Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập, mong ngóng. Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm, theo hai cách. a) Dựa vào cấu tạo. b) Dựa vào từ loại. Câu 3. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong các câu sau : a) Mùa xuân là Tết trồng cây. b) Dưới ánh nắng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. c) Những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ. d) Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
- Câu 4. Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, rồi phân biệt các nghĩa ấy thành hai loại : nghĩa gốc, nghĩa chuyển. a) Lá : - Lá bàng đang đỏ ngon cây. (Tố Hữu) - Lá khoai anh ngỡ lá sen. (Ca dao) - Lá cờ căng lên vì ngọn gió. (Nguyễn Huy Tưởng) - Cầm lá thư này lòng hướng vô nam. (Bài hát) b) Quả : - Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. (Trần Đăng Khoa) - Quả cau nho nhỏ; cái vỏ vân vân . (Ca dao) - Trăng tròn như quả bóng. (Trần Đăng Khoa) - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. Câu 5 : Tìm những từ ngữ dùng để gọi Bác Hồ trong đoạn thơ sau và nói rõ ý nghĩa của cách gọi này ? Mình về với Bác đường xuôi. Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. (Việt Bắc – Tố Hữu) ĐÁP ÁN ĐỀ 10 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1: Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ.(Điền hai dấu chấm, 3 dấu phẩy, và viết hoa đúng) (Mỗi dấu điền đúng 0,6 điểm. Viết hoa đúng 1 điểm) “Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.” Câu 2 : Sắp xếp những từ đã cho thành các nhóm đúng yêu cầu : (xác định đúng mối từ được 0,2 điểm) a) (2 điểm) Dựa vào cấu tạo (cách 1) : - Từ đơn : vườn, ngọt, ăn. - Từ ghép : núi đồi, thành phố, đánh đập, mong ngóng. - Từ láy : rực rỡ, chen chúc, dịu dàng.
- b) (2 điểm) Dựa vào từ loại (cách 2) : - Danh từ : núi đồi, thành phố, vườn. - Động từ : chen chúc, đánh đạp, ăn, mong ngóng. - Tính từ : rực rỡ, dịu dàng, ngọt. Câu 3 : Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong các câu sau : a) Mùa xuân / là Tết trồng cây. CN VN b) Dưới ánh nắng, / dòng sông /sáng rực lên, /những con sóng nhỏ / TN CN VN CN vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát/. VN c) Những con dế bị sặc nước / bò ra khỏi tổ/. CN VN D)Ánh trăng trong/ chảy khắp cành cây kẽ lá, /tràn ngập con đường trắng xoá. CN VN1 VN2 Lưu ý : Cần ghi rõ VN1, VN2. Câu 4: Trước hết, em xác định nghĩa của từ in đậm trong từng câu. Sau đó phân biệt nghĩa tìm được thành hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển. a) – Trong hai câu : Lá bàng đang đỏ ngọn cây và Lá khoai anh ngỡ lá sen, từ lá chỉ : “Bộ phận của cây, mọc ở cành, thân; có hình dẹt, màu xanh”. (0.5điểm) Nghĩa này là nghĩa gốc. (0.5 điểm) - Trong hai câu còn lại : Lá cờ căng lên vì ngọn gió và Cầm lá thư này lòng hướng vô nam, từ lá chỉ : “Những vật có hình tấm, mảnh, nhẹ như hình cái lá”. (0,5 điểm) Nghĩa này là nghĩa chuyển. (0.5 điểm) b) – Trong hai câu : Quả dừa và Quả cau ., từ quả chỉ : “bộ phận của cây do bầu nhuỵ hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt” (0.5 điểm) Đây là nghĩa gốc. (0.5 điểm)
- - Các câu còn lại : quả bóng, Quả đất Từ quả chỉ : “ Những vật có hình giống như quả cây” (0.5 điểm) Đây là nghĩa chuyển. (0.5 điểm) Câu 5 : - Tìm đúng 3 từ : Bác, Người, Ông Cụ. (1,5 điểm) - Nêu được ý nghĩa của 3 cách gọi, (mỗi cách 1,5 điểm.) + Gọi Bác nói lên tình cảm gần gũi, thân thiết, coi lãnh tụ như người thân trong gia đình, như họ hàng của ngừi Việt Bắc. + Gọi người nói lên sự kính trọng của đồng bào Việt Bắcđối với lãnh tụ. + Gọi Ông Cụ nhấn mạnh sự giản dị, mộc mạc, hoà mình với quần chúng của Bác. - HS liên hệ với bản thân : Luôn ghi nhớ công ơn của người, cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước sánh với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn .(2.0 điểm) - Trình bày sạch sẽ : (1.0 điểm)
- ĐỀ 11 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1: (4 điểm) Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam Câu 2 (4 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành nhóm đồng nghĩa: Chết, hi sinh, tàu hoả, xe máy, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông. Câu 3: (4 điểm) Em hiểu nội dung từng tập hợp từ cố định dưới đây như thế nào? a, Học một biết mười. b, Học đi đôi với hành. Đặt câu với mỗi tập hợp từ trên Câu 4: (4 điểm) Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau: “Hồi còn đi học, Hải rất say mê môn âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô”. (Tô Ngọc Hiến) Câu 5: (9 điểm)
- “Chiều kéo lên một mảng trời màu biển: Mây trắng giăng – bao con sóng vỗ bờ Diều no gió – những cánh buồm hiển hiện biển trên trời! Em bé bỗng reo to” Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh trời chiều theo ý đoạn thơ trên. ĐÁP ÁN ĐỀ 11 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1: (4 điểm) Học sinh tìm đúng 5 thành ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. VD: Đói cho sạch, rách cho thơm Thương người như thể thương thân Uống nước nhớ nguồn một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ - Tìm đúng 5 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu : Được 4 điểm - Tìm đúng 4 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu : Được 3 điểm - Tìm đ úng 3 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu : Được 2 điểm - Tìm đúng 2 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu : Được 1,5 điểm - Tìm đúng 1 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu : Được 0,5 đi ểm Câu 2: (4 điểm) Hãy xếp các từ thành từng nhóm đồng nghĩa: - Chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên - ăn, xơi, ngốn, đớp - Nhỏ, bé, loắt choắt, bé bỏng - Xe lửa, tàu hoả, xe hoả - Phi cơ, máy bay, tàu bay, - Rộng, rộng ãi, bao la, bát ngát, mênh mông Xếp đúng cả cho 4 điểm (sai mỗi từ trừ 0,2 điểm) Câu 3: (4 điểm) a, Hiểu đúng nội dung một tập hợp từ: Được 1 điểm b, Đặt đúng một câu theo yêu cầu: Được 1 đi ểm
- Cụ thể: a, Học một biết mười: Thông minh, sáng tạo, không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự phát triển, mở rộng những điều đã học (1 điểm) Đặt câu: VD:An có khả năng “học một biết mười”, nên mới mười tuổi , đã biết được những điều khiến người lớn phải nhạc nhiên. b, Học đi đôi với hành: Học được điều gì phải làm theo điều đó thì việc học mới có ích lợi (1 điểm) Đặt câu: ví dụ: Thầy giáo thường khuyên “ học phải đi đôi với hành” thì mới nắm chắc kiến thức, mới biết vận dụng điều đã học được (1 điểm) Câu 4: (4 điểm) Xác định các bọ phận trạng ngữ (Tn), chủ ngữ(CN), vị ngữ(Vn) củab mỗi đoạn văn (1 điểm) Cụ thể: câu1: Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc (2 điểm) TN CN VN Câu 2: Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô (2 điểm) TN CN VN
- ĐỀ 12 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1 : (4 điểm) Tìm 8 thành ngữ, tục ngữ có từ “học ” . Câu 2 : (4 điểm) Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của tiếng “thắng” trong các từ ngữ dưới đây: a- Thắng cảnh tuyệt vời ; b- Chiến thắng vĩ đại; c- Thắng nghèo nàn lạc hậu; d- Thắng bộ quần áo mới để đi chơi ; Câu 3 (4 điểm) Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ của mỗi câu sau: a- Muốn đạt kết quả tốt trong học tập, các em phải cố gắng hơn nữa. b- Khi gặp nguy hiểm, bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ có thể che chở cho hơn mười chú gà con . c- Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi. d- Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp , tiếng chân người chạy lép nhép. Câu 4 (4 điểm) Hãy thay quan hệ từ trong từng câu dưới đây bằng quan hệ từ khác để có câu đúng : a- Nếu Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh. b- Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn không đuổi kịp Rùa. c- Vì Thỏ chủ quan , coi thường người khác nhưng Thỏ đã thua Rùa.
- d- Câu chuyện này không chỉ hấp dẫn , thú vị nên nó còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc . Câu 5 (9 điểm) Trong bài: Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt lớp 5 tập 1), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết : “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy ” Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì ? ĐÁP ÁN ĐỀ 12 - TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Câu 1 (4 điểm) Tìm đúng mỗi thành ngữ , tục ngữ cho 0,5 điểm . Ví dụ : - Học đâu hiểu đấy . - Học một biết mười. - Học đi đôi với hành . - Học hay cày giỏi . - Ăn vóc học hay . - Học thầy không tày học bạn. - Học , học nữa , học mãi . - Đi một ngày đàng , học một sàng khôn. Câu 2 (4 điểm) Học sinh làm đúng mỗi câu cho 1 điểm . Nêu được sự khác nhau về nghĩa của tiếng “ thắng ” trong mỗi từ ngữ : a- Thắng cảnh tuyệt vời ; => Thắng có nghĩa là đẹp b- Chiến thắng vĩ đại; => Thắng có nghĩa là giành được phần hơn .
- c- Thắng nghèo nàn lạc hậu ; => Thắng có nghĩa là vượt qua , khắc phục (gian khổ , khó khăn) d- Thắng bộ quần áo mới để đi chơi; => Thắng có nghĩa là mặc trưng diện . Câu 3 (4 điểm) Học sinh làm đúng mỗi câu cho 1 điểm. Nếu không đúng trọn vẹn từng câu mà chỉ đúng ở bộ phận riêng (CN, VN, TN) cho 0,25 điểm . Học sinh xác định được bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ của mỗi câu: a. Muốn đạt kết quả tốt trong học tập,/ các em /phải cố gắng hơn nữa . TN CN VN b. Khi gặp nguy hiểm, bằng đôi cánh dang rộng,/ gà mẹ /có thể che chở cho hơn TN1 TN2 CN VN mười chú gà con . c. Trong đêm tối mịt mùng,/ trên dòng sông mênh mông,/ chiếc xuồng của má Bảy TN1 TN2 CN chở thương binh /lặng lẽ trôi. VN d. Ngoài đường,/ tiếng mưa rơi /lộp độp,/ tiếng chân người chạy /lép nhép . TN CN VN CN VN Câu 4 (4 điểm) Học sinh làm đúng mỗi câu cho 1 điểm . a- Từ nếu thay bằng từ vì . b- Từ nên thay bằng từ nhưng . c- Từ nhưng thay bằng từ nên . d- từ nên thay bằng từ mà . Câu 5 (9 điểm) - Hạt gạo của làng quê ta đã từng phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (Thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn) (3 điểm)
- - Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên bờ / Mẹ em xuống cấy ” (3 điểm) - Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ cuối (“Cua ngoi lên bờ / Mẹ em xuống cấy ”) . Gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm yêu thương mẹ biết bao nhiêu! (3 điểm)