20 Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

Đọc thầm bài văn và làm bài tập : 7 điểm

ĐẤT CÀ MAU

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

 Theo Mai Văn Tạo

Câu 1: (0,5 điểm) Mưa Cà Mau có gì khác thường ? 

A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.         

B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.

C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

docx 67 trang Diễm Hương 28/04/2023 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx20_de_thi_giua_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: 20 Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022

  1. Bộ 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) A. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Giáo viên cho HS bốc thăm (dưới đây) rồi đọc thành tiếng một đoạn (khoảng 120 chữ / phút) và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn đọc. 2. Đọc - hiểu: 7 điểm Đọc thầm bài văn và làm bài tập : 7 điểm ĐẤT CÀ MAU Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số
  2. cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Theo Mai Văn Tạo Câu 1: (0,5 điểm) Mưa Cà Mau có gì khác thường ? A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông. B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh. C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa. Câu 2:(0,5 điểm) Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì ? A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường. B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa. Câu 3:(1 điểm) Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? (Viết câu trả lời của em) Câu 4:(1 điểm) Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau ? A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ. B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người. C. Cả A và B. Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu nội dung của mỗi đoạn trong bài văn trên.
  3. Câu 6:(0,5 điểm) Gạch dưới cặp từ trái nghĩa có trong câu thơ sau: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”. (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 7: (0,5 điểm) Thành ngữ nào nói về Thiên nhiên ? A. Bốn biển một nhà B. Lên thác xuống ghềnh C. Chia ngọt sẻ bùi Câu 8: (0,5 điểm) Tìm 1 từ trái nghĩa, 1 từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”. Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 danh từ, 1 động từ có trong câu văn sau: “Trong mưa thường nổi cơn dông.” Danh từ: ; Động từ: Câu 10: (1 điểm) Đặt 1 câu với từ “nóng” mang nghĩa gốc; 1 câu với từ “nóng” mang nghĩa chuyển:. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (2 điểm): 15 phút Nghe - viết bài: “Một chuyên gia máy xúc” (SGK TV5 tập 1 trang 45) Viết tựa bài, đoạn từ “Qua khung cửa kính giản dị, thân mật” và tên tác giả. II. Tập làm văn Đề bài: Tả cảnh ngôi trường thân yêu mà em đang theo học. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022
  4. Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 2) I – Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: Những người bạn tốt A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn. Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
  5. NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. Trần Viết Lưu Đọc thầm văn bản trên và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi: Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học. M1 A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”. Câu 2: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? M1 A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.
  6. C. Học từ người thân như bố, mẹ Câu 3: (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì? M1 Câu 4: (0,5 điểm) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? M2 A. Anh Kim Đồng. B. Lê Quý Đôn. C. Bác Hồ. Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? M2 A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông. B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh. C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát. Câu 6: (0,5 điểm) Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại: M2 A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 7: (1 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa tìm được. M3 Câu 8: (1 đ) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau: Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. II. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1
  7. Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 17) A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) - Thời gian 25 phút I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Bài đọc: "Trong mưa bão" TRONG MƯA BÃO Cả bầu trời vần vũ, thét gào rồi như đổ ụp xuống. Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không. Bụi nước bay mù mịt. Mặt biển như một chảo dầu sôi. Từng bụi cây trên đảo như co cụm lại, dẹp mình xuống, run rẩy, sợ hãi. Bờ kè đang xây dở bị sóng cuốn lôi tuột cả những khối bê tông lớn xuống biển, khoét sâu vào đảo. Đống vỏ bao xi măng nhảy tung lên. Tiếp đó là một cơn mưa lớn chưa từng thấy. Mưa rầm rầm như ném từng cột nước lên những mái nhà, những thân cây. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Mưa đến hơn một giờ thì bỗng từ sở chỉ huy có điện thoại: mỗi bộ phận cử một số người canh trực tại chỗ, còn lại tập trung đi cứu kho đạn. Lập tức, các chiến sĩ choàng áo mưa tiến về nhà chỉ huy đảo. Các đường hào đã ngập nước, đầy òng õng như những con kênh nhỏ. Vài chú chuột bơi lóp ngóp. Nước đã ngập kho đạn đến nửa mét. Một bộ phận thay nhau tát nước ra, nhưng dường như bất lực. Cả trong, cả ngoài kho đều đã ngập nước. Phương án sơ tán nhanh chóng được quyết định. Người đứng thành dây, chuyển từng hòm đạn ra. Bì bõm. Hì hục. Hơn một tiếng sau thì chuyển hết. Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Ai nấy mệt phờ. (Theo Nguyễn Xuân Thuỷ)
  8. Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để hoàn thành các câu sau: Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất: a) Bài văn tả cảnh gì? Cơn mưa trên đảo Cơn mưa bão trên đảo Cơn bão trên đảo b) Dòng nào sau đay chỉ toàn là từ láy? lóp ngóp, bùng bùng, bì bõm, mệt mỏi rúm ró, run rẩy, hoàn toàn, mù mịt, rầm rầm lóp ngóp, bùng bùng, òng õng, mù mịt, rầm rầm c) Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa chuyển? Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn. Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. d) Chủ ngữ trong câu: "Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không." là: Nước biển, cột sóng Nước biển sôi lên Nước biển e) Bài văn tả theo trình tự nào? Thời gian Kết hợp cả không gian và thời gian Không gian g) Khi tả cảnh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
  9. So sánh Nhân hoá So sánh và nhân hoá Câu 2: Ghi lại các động từ, tính từ có trong câu sau: Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Câu 3: Đặt câu với từ "hoà bình" trong đó có sử dụng đại từ. II. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của một đoạn trong 5 bài dưới đây (Thời gian không quá 1,5 phút/1 HS): 1. Bài đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Đức. (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 58) * Đọc đoạn: Từ đầu đến " bằng tiếng Đức" * TLCH: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào? 2. Bài đọc: Những người bạn tốt (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 64) * Đọc đoạn 2: "Nhưng những tên cướp giam ông lại" * TLCH: Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 3. Bài đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 69) * Đọc 2 khổ thơ đầu * TLCH: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường rất tĩnh mịch? 4. Bài đọc: Trước cổng trời (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 80) * Đọc: Từ đầu đến "hơi khói" * TLCH: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"? 5. Bài đọc: Đất Cà Mau (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 89)
  10. * Đọc đoạn 2: "Cà Mau đất xốp thân cây đước." * TLCH: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (5 điểm) a) Nghe – viết ( Thời gian 15 phút) Bài viết: "Vịnh Hạ Long" (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70) Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long phơi phới" b) Bài tập (Thời gian 5 phút) - Tìm 1 từ có tiếng chứa ươ, 1 từ có tiếng chứa ưa - Điền l hay n vào chỗ chấm: ộc on, ội ực 2. Tập làm văn(5 điểm) Em hãy tả cảnh sông nước ở quê em hoặc ở nơi khác mà em đã có dịp quan sát. (Thời gian 35 phút) ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 18)
  11. A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Đọc thầm bài văn: Kì diệu rừng xanh Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Những con vật được nhắc đến trong bài là? (0,5 điểm) A. Vượn bạc má, chồn sóc, mang. B. Khỉ, chồn sóc, hoẵng. C. Vượn bạc má, khỉ, hươu. D. Rùa, bò rừng, voi. Câu 2: Những cây nấm rừng đã khiến tác giã có những liên tưởng gì? (0,5 điểm) A. Tác giã tưởng như mình đang đọc truyện cổ tích của vương quốc tí hon. B. Tác giả cảm thấy như đang đi vào một thành phố hiện đại, văn minh. C. Tác giã liên tưởng đến những chuyến đi du lịch ở những thành phố cổ. D. Tác giã tưởng như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Câu 3: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (0,5 điểm) A. Làm cho cảng vật trở nên lộng lẫy, lung linh như đi du lịch ở hang động.
  12. B. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. C. Làm chon cảnh rừng thêm vui nhộn như đi dạo trong công viên của thành phố. D. Làm cho cảng vật trở nên xanh tươi, đầy hoa như bước vào mùa xuân. Câu 4: Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (1 điểm) A. Làm cho cảnh rừng trở nên hoang sơ, rậm rạp và có nhiều chim, cò. B. Làm cho cảnh rừng vui nhộn, đầy ong, bướm và hoa lung linh. C.Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú. D. Làm cho cảnh rừng trở nên nhiều màu sắc đẹp như đang bước vào mùa thu. Câu 5: Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi: (0,5 điểm) A. Vì rừng khộp đang bước vào mùa đông, câu lá rụng trơ trụi, vàng úa. B. Vì có sự phối hợp của nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn. C. Vì rừng khộp có nhiều muôn thú và cây lá xanh tốt. D. Vì tác giã đi vào rừng khộp giữa một buổi trưa trời nắng gắt nên đã cảm nhận cảnh rừng như sắc nắng mùa thu vàng rợi. Câu 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? (1 điểm) Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là : (0,5 điểm) A. Chăm chỉ B. Dũng cảm C. Anh hùng D. Lười biếng Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)
  13. Lên thác xuống ghềnh Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm) Đôi mắt của bé mở to. Quả na mở mắt Câu 10. Đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: Nước (1 điểm) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) Bài: Một chuyên gia máy xúc II. Tập làm văn: Chọn 1 trong 2 đề sau: (8 điểm) 1. Em hãy Tả một cơn mưa. 2. Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê em. (Dòng sông; cánh đồng; ) ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 19) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
  14. * Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau: - Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04) - Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19) - Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36) - Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41) - Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45) - Ê – mi – li, con (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49) - Tác phẩm của Si–le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58) - Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69) * Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. II. Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu: LÍ TỰ TRỌNG Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng. Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra
  15. tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói: - Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác. Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi. (Theo Báo Thiếu niên Tiền phong) Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Câu 1:(0,5 điểm) Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lí Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì? A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn. B. Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu. C. Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng. D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển. Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”? A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man. B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ. C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám. D. Vì mọi người rất khâm phục anh.
  16. Câu 3: (0,5 điểm) Chi tiết nào sau đây thể hiện Lí Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm? A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi. D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Câu 4: (0,5 điểm) Câu nói của anh: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam? A. Cần cù B. Yêu nước C. Nhân ái D. Đoàn kết. Câu 5: (1 điểm) Qua câu chuyện Lí Tự Trọng, em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào? Câu 6: (1 điểm) Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới? Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài? A. Thông minh B. Hoạt bát C. Nhanh nhảu D. Nhanh nhẹn
  17. Câu 8: (0,5 điểm) Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình” A. Chiến tranh B. Đoàn kết C. Yêu thương D. Đùm bọc Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ “con đường” mang nghĩa gì? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển D. Con đường Câu 10: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa? A. xa xôi – gần gũi B. xa lạ - xa xa C. xa xưa – xa cách D. xa cách – xa lạ Câu 11: (1 điểm) Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Từ láy C. So sánh và nhân hóa D. Nhân hóa
  18. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút) Nghe viết bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa đến cảnh mùa thu). II. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 20) A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu. Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người
  19. ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác , tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật. Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!” A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi: - Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi? - Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp. Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói: - Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ! Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch- xây. (Theo HỒNG THUỶ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? A. Ở công trường. B. Ở nông trường. C. Ở nhà máy. D. Ở Xưởng Câu 2. A-lếch-xây làm nghề gì? A. Giám đốc công trường.
  20. B. Chuyên gia máy xúc. C. Chuyên gia giáo dục. D. Chuyên gia máy ủi. Câu 3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào? A. Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng. B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng. C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng. D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng. Câu 4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to Câu 5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì? Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”? A. Trạng thái bình thản. B. Trạng thái không có chiến tranh. C. Trạng thái hiền hoà. D. Trạng thái thanh thản. Câu 8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”? A. Lặng yên.
  21. B. Thái bình. C. Yên tĩnh. D. Chiến tranh Câu 9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: Cánh đồng – tượng đồng Cánh đồng: Tượng đồng: Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “Đậu”? B. Kiểm tra Viết I. Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm). * Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh. * Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe - viết) Bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc. (Đó là một buổi sáng .tham quan công trường.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1). II. Tập làm văn: (08 điểm) (40 phút). Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích