35 Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một ản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đivề phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như  trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường , thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ . Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. 

                                                                          ( Vi Hồng  - Hồ Thủy Giang)

             Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1.  Con đường  vào bản có những cảnh đẹp gì ?

a. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám.

b. Con thác, núi, rừng vầu, rừng trám, lơn gà.

c. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà.

2.  Trong câu “Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như  trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.”, hoa nước là loại hoa gì ?

a. Một loại hoa mọc ở dưới nước.

b. Nước suối tung bọt trắng xóa xòe cánh như cánh hoa.

c. Một loại hoa ưa nước.

3. Câu văn “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…” ý nói gì ?

a. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá.

b. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá.

c. Đàn cá biết vẽ hoa, vẽ lá.

4. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những loại cây gì ?

a. Cây đa, cây vầu.

b. Cây vầu, cây trám.

c. Cây lim, cây chò.

5.  Bài văn tả cảnh gì ?

a. Cảnh vật núi rừng biên giới phía Bắc.

b. Cảnh vật trong rừng núi phía Bắc.

c. Cảnh vật trên con đường vào bản ở vùng núi phía Bắc.

docx 95 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 12581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "35 Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx35_de_on_luyen_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: 35 Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5

  1. ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 Đề 1 Đọc hiểu Mùa thu Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng “mùa thu là mùa đẹp nhất’’.Vì sao ư ? Mùa thu với cái nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu,những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Nhưng con dế khi đã uống say những giọt sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông. Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. Xào xạc, heo may theo cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buông từng vạt mỏng. Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh , mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu . Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm . Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời ; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên ; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi đất ẩm ướt hơi sương đều hòa quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm. Mùa thu, tiết trời trong xanh dịu nhẹ , con đường làng bỗng như quen như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai ngịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Nhũng bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biết đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân theo tạn xào lớp học . Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ. 1
  2. Mùa thu hiền dịu lắm ! Không xôn xao rực rỡ như mùa xuân, không chói chang ánh nắng như mùa hè nhưng cũng không u buồn lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại. Có phải chăng chỉ một mùa thu trăng thôi đã là mùa của bốn mùa ? (Theo Huỳnh Thị Thu Hương) Khoanh tròn chữ cái theo câu trả lời đúng: 1.Nắng mùa thu được tả trong bài đẹp như thế nào? a. Nắng ươm vàng những sợi nắng mong manh như tơ trời cứ vương mãi xuống cánh đồng. b. Nắng vàng ống như mật ong mới rót. c.Nắng lung linh như những giọt thủy tinh 2.Tác giả tả tiết trời mùa thu đẹp như thế nào? a. Da trời xanh ngắt b. Tiết trời trong xanh dịu nhẹ c. Tiết trời ấm ám 3.Tác giả có cảm nhận gì về những giọt mua thu? a. Bảng lảng tan và đọng lại long lanh trên la cỏ b.Long lanh như những giọt pha lê c.Dịu dàng se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô 4. Mặt trăng giữa mùa thu đẹp như thế nào? a.Mảnh trăng nhẹ tênh , mỏng manh trôi bồng bềnh trên trời chi chít ánh sao b. mặt trăng tròn và sáng đẹp. Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian c. Vầng trăng tròn vành vạnh ở trên không và vi vu như sáo diều. d. Ánh trăng trong tràn ngập con đường trắng xóa . 5. Vì sao tác giả cho rằng “Mùa thu là mùa của 3 mùa cộng lại”? a. Vì mùa thu hiền dịu quá. b. Vì mùa thu là mùa đẹp nhất. c. Vì mùa thu có tất cả những gì đẹp nhất của các mùa cộng lại. Luyện từ và câu 1.Câu văn nói về mùa thu “Những giọt mưa thu cũng dịu dàng , se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô.”có sư dụng biện pháp nghệ thuật nào ? a. Nhân hóa. b, So sánh. c, Cả nhân hóa và so sánh. 2
  3. 2. Xếp các từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa : phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt. 3. Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa ở cột phải để viết 3 câu văn có sử dụng biện pháp pháp nhân hóa tả đối tượng được nêu ở cột bên trái a, Những cánh cò chấp chới, chập chờn , phân vân, bay lả bay la b, Giọt mưa xuân se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng c, Hoa cỏ may quấn quýt, mắc vào, vướng vào . Cảm thụ văn học Mỗi đoạn trong bài văn trên đều gợi ra những hình ảnh rất đẹp, rất đáng yêu của mùa thu. Em thích nhất đoạn văn nào và nói rõ vì sao em thích đoạn văn đó . ĐỀ 2 * ĐỌC HIỂU BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, 3
  4. mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ , và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vòa trong nhà , in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa ” Theo Nguyễn Quỳnh Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ? a, Một bức tranh giàu màu sắc. b, Một trang sách hay. c, Cả 2 ý trên 2. Chỉ ngắm sự vật gì của bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết? a, Ánh nắng b, Sắc mây c, Mặt trăng 3. Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh âm thanh nào ? a, Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. b. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, nhưng cành cây vật vã trong gió. c, Nắng như đổ lửa, trâu năm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi. 4. Trong câu Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bốc chốc đâm những “búp vàng”, Từ búp vàng chỉ gì ? a, ngọn bạch đàn b, đàn vàng anh c, lá bạch đàn 5. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ? a, Ngắm nhìn bầu trời không chán. b, Ngửi hương thơm của trái cây. c, Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích 4
  5. nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cãi lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. ( Nông Lương Hoài) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? a. Để khỏi bị ngạt thở. b. Để nhìn thấy ánh sáng ví trong kén tối quá. c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành. 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được? a. Vì chú yêu quá. b. Vì không có ai giúp chú. c. Vì chú chưa phát tiển đủ để thoát ra khỏi cái kén. 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi cái kén như thế nào ? a. Chú đã cố gắng hết sức để làm rách cái kén. b. Chú đã cắn nát cái kén để thoát ra. c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng. 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ? a. Bò loanh quanh cả đời và không bao giờ bay được nữa với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. b. Dang rộng cánh bay lên cao. c. Phải mất mấy hôm mới bay lên được. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến. 83
  6. b. Phải tự mình vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì , vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người. • LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ kén trong các câu sau là danh từ , động từ hay tính từ ? a. Công chúa đang kén phò mã. . b. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. . c. Tính nó kén lắm. . 2. Dấu hai chấm trong câu “ Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cãi lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì ? a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê. 3. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì ? “Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.” a. Ngăn cách các vế câu. b. Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các từ cùng làm đơn vị. 4. Dựa vào ý của câu ghép chính phụ “ Vì chàng thanh niên ấy thấy chú bướm nhỏ không thoát ra được khỏi tổ nên anh ta quyết định giúp nó”. a. Viết một câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, nhớ dùng dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ và vế câu. b. Viết một câu ghép đẳng lập có dấu phẩy ngăn cách hai vế câu. 5. Cho hai vế câu: - Anh muốn giúp chú bướm. - Anh lấy kéo rạch lỗ nhỏ ở chiếc kén cho to thêm. 84
  7. Hãy viết: a. Một câu ghép đẳng lập có 2 vế câu nối với nhau bằng dấu phẩy. b. Một câu ghép đẳng lập có 2 vế câu nối với nhau bằng dấu hai chấm. • CẢM THỤ VĂN HỌC Đặt mình vào vai chú bướm nhỏ hoặc chàng thanh niên trong câu chuyện, em hãy viết đoạn văn nói về bài học mà mình rút ra được. ĐỀ 33 • ĐỌC HIỂU 5 CÂY SỐ VÀ RẤT NHIỀU YÊU THƯƠNG Khi tôi sắp học hết lớp 1 thì mẹ bị ốm một trận rất nặng phải vào bệnh viện. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiến quyết không cho. Tôi nhớ mẹ kinh khủng. Đã thế, tôi mặc kệ hết, bố không cho tôi vào thăm thì tôi tự đi! Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. Nhưng đường thì xa mà trời lại nắng ong ong nên nỗi háo hức ban đầu của tôi bẹp đi. Đi được một nửa đường thì hai “ que tăm” của con bé lớp 1 như tôi mỏi ra ra. Tôi ngồi phịch xuống nhưng rồi lại bật đạy ngay. Kiểu gì hôm nay tôi cũng phải gặp mẹ bằng được. Đi được một đoạn thì phựt! Cái dép đáng ghét của tôi bị đứt quai. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn 85
  8. chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện. Tối biết mẹ thích ăn bánh khoai nên tôi đã mua năm cái bánh khoai nóng mang vào. Đến gần cổng bệnh viện, tôi ngẩn ra: Bệnh viện rộng thế thì biết mẹ ở phòng nào? Vậy là tôi ôm gói bánh chạy lung tung tới từng phòng tìm mẹ, mặc cho mỡ thấm vào cái áo trắng mới tinh. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thực sự, đứng khóc ầm ĩ ở ngoài hành lang. Một bác sĩ mặc áo trắng đi qua dừng lại hỏi chuyện. Nghe tôi vừa nấc vừa nói tên và tả mẹ, bác ấy cười: “ Đi theo bác, bác biết chỗ mẹ cháu đấy!”. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. Mẹ đang ngồi đọc sách, thấy tôi vào thì bật dậy . Hôm ấy, tôi bị ăn một cái cốc vào trán và bốn cái bánh khoai . Mẹ ăn rất nhiệt tình dưới con mắt theo dõi chăm chú của tôi và cũng rất nhiệt tình nhờ tôi ăn hộ chỗ còn lại. Tôi cũng nhớ là chưa bao giờ được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế. Tôi vui quá nên cũng chẳng sợ lắm khi bị bố chỉnh cho một trận vì sự liều lĩnh của mình. Mãi về sau, bố mẹ vẫn chưa hết ngạc nhiên tại sao một đứa trẻ sáu tuổi lại có thể tự đi một mình quãng đường dài không dưới 5 cây số như thế. Tôi bây giờ vẫn là một đứa rất thích xê dịch. Hễ có cơ hội là sẵn sàng khoác ngay cái ba lô to vật vã lên lưng, đi. Nhưng chưa có chuyến đi nào nhớ lâu như lần đi thăn mẹ ốm hôm ấy. Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương. ( Theo Đào Thị Hồng Hạnh) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Mẹ bạn nhỏ bị ốm năm trong bệnh viện khi bạn đang học lớp mấy ? a. Lớp 1 b. Lớp 2 c. Lớp 3 2. Bạn nhỏ quyết định làm gì ? a. Tự tìm đến bệnh viện thăm mẹ. b. Thuyết phục bố đưa đi thăm mẹ. c. Ở nhà chờ mẹ từ bệnh viện về. 3. Những khó khăn nào bạn nhỏ đã gặp phải trên đường đến bệnh viện thăm mẹ ? a. Đường xa, trời nóng. b. Chân mỏi rã rời, dép đứt. c. Trời mưa, đường rất trơn. d. Đá sỏi chọc vào chân đau buốt. 4. Theo em vì sao hôm đó bạn nhỏ lại được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế ? a. Vì mẹ bạn nhỏ lo lắng cho bạn. b. Vì mẹ bạn yêu bạn và rất cảm động trước tình cảm của bạn. c. Vì trông bạn hôm đó rất xinh, đáng yêu. 86
  9. 5. Trong câu “ Tôi vui quá nên cũng chẳng sợ lắm khi bị bố chỉnh cho một trận vì sự liều lĩnh của mình.”, sự liều lĩnh chỉ việc gì ? a. Chỉ việc một đứa trẻ sáu tuổi tự đi một mình quãng đường dài 5 cây số đễn bệnh viện thăm mẹ. b. Chỉ việc một đứa trẻ biết mua bánh khoai ở chợ vào bệnh viện làm quà cho mẹ. c. Chỉ việc một đứa trẻ dám gặp bác sĩ để tìm mẹ. 6. Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về bạn nhỏ trong câu chuyện ? a. Bạn là người thật hiếu động. b. Bạn là người mạnh mẽ dũng cảm. c. Bạn là người con hiếu thảo, giàu tình cảm. • LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm từ chỉ mức độ cao của nỗi nhớ như từ kinh khủng trong câu “ Tôi nhớ mẹ kinh khủng.” . . 2. Tìm từ, cụm từ, thành ngữ có tiếng nắng chỉ nắng to: . . 3. Tìm từ có tiếng mỏi mang nghĩa “rất mỏi”. . . 4. Trong câu “Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ thích xê dịch.” thuộc kiểu câu gì ? a. Câu kể Ai là gì ? b. Câu kể Ai làm gì ? c. Câu kể Ai thế nào ? 5. Trong câu “Hễ có cơ hội là sẵn sàng khoác ngay cái ba lô to vật vã lên lưng, đi.”, từ cơ hội thuộc loại từ nào ? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 6. Câu nào dưới đây là câu ghép ? a. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện 87
  10. b. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thực sự, đứng khóc ầm ĩ ở ngoài hành lang. c. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiến quyết không cho vào. 7. Mỗi dấu phảy tròn câu sau có tác dụng gì ? Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bươc ra khỏi nhà. . . 8. Dấu ngoặc kép trong câu Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi có tác dụng gì ? a. Trích dẫn lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu từ dụng trong ngoặc kép dược hiểu theo nghĩa đặc biệt . c. Báo hiệu nguồn trích dẫn. • CẢM THỤ VĂN HỌC Theo em, vì sao bạn nhỏ lại nói về chuyến “du lịch bụi” của mình là chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương. ĐỀ 34 • ĐỌC HIỂU TÌNH YÊU, GIÀU SANG VÀ SỰ THÀNH CÔNG Nhà nọ có hai vợ chồng và một cô con gái. Một hôm, có ba người đàn ông râu dài bạc trắng đến ngồi trước cửa nhà họ. Họ không hề quen ai trong số ba người này. Tuy nhiên vốn là những người tốt bụng, họ nói: “ Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó.” 88
  11. - Ba chúng tôi không thể vào nhà ông cùng một lúc được. – Họ trả lời. - Sao lại thế ? – Cả hai vợ chồng ngạc nhiên hỏi. Một người giải thích: “ Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu sang, còn ông kia là Thành Công. Bây giờ xin các vị quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ được mời vào nhà.” - Tuyệt thật! – Người chồng vui mừng. – Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng Ta hãy mời ngài Giàu Sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải ! Người vợ không đồng ý: “ Thế tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành Công nhỉ ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể.” Hai vợ chồng tranh cãi nhau một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ đứng yên lặng nghe bỗng lên tiếng đề nghị : “ Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình yêu thương ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc.” - Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái. – Người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ. – Em hãy mời ngài Tình Yêu, đây là người khách chúng ta mong muốn. Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “ Ai trong ba vị là thần Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành khách của chúng tôi!” Thần Tình Yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại cũng đứng dậy và đi theo vị thần Tình Yêu. Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “ Tôi chỉ mời ngài Tình Yêu, tại sao các ông cũng vào ? Các ông nói không thể vào cùng một lúc kia mà ?” Hai người cùng nhau trả lời: “ Nếu bà mời ngài Giàu sang hoặc Thành Công thì chỉ có một người khách được mời vào . Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang”. ( Theo Thi Anh) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Tại sao khi được mời vào nhà, ba vị thần lại không vào ? a. Vì họ không thể vào cùng một lúc. b. Vì họ không biết ai sẽ được mời. c. Vì họ không đói. 2. “Mời vị thần Tình Yêu” là ý kiến của ai ? a. Của người vợ. b. Của người chồng. c. Của người con gái. 3. Câu nói : “Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang”. có nghĩa gì ? a. Tình Yêu là quan trọng nhất. Nó là cội nguồn sinh ra giàu sang và sự thành công. b. Nếu không Giàu Sang và Thành Công thì không có hnhj phúc, không có tình yêu. 89
  12. c. Sẽ không thể hạnh phúc nếu không có Tình Yêu, Giàu Sang và Thành Công. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Hãy sống tốt bụng với tất cả mọi người để luôn được tình yêu , giàu sang và thành công đến “ gõ cửa” nhà mình. b. Hãy luôn sống trong tình yêu thương lẫn nhau. Nơi đâu tràn ngập tình yêu thương ấm áp, nơi đó sẽ có tràn đầy hạnh phúc , giàu sang và sự thành công. c. Sống trên đời cần thiết phải có cả ba thứ Tình Yêu, Giàu Sang và Thành Công. • LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm từ đồng nghĩa với từ ngạc nhiên . 2. Từ lời khuyên thuộc từ loại nào ? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 3. Câu sau đây thuộc kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo ? “ Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó.” a. Câu đơn b. Câu ghép chính phụ. c. Câu ghép đẳng lập 4. Câu “Ai trong ba vị là thần Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành khách của chúng tôi !” thuộc kiểu câu gì ? a.Câu hỏi b. Câu kể c. Câu cầu khiến 5. Dấu gạch ngang trong hai câu sau có tác dụng gì ? Hai vợ chồng đều muốn mời cả ba người đàn ông – vẫn đang ngồi ở cửa nhà họ - vào nhà Tuyệt thật! – Người chồng vui mừng. – Đây đúng là một cơ hội tốt. a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong ddaonj đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 6. Hai câu “ Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang.” liên kết với nhau bằng biện pháp gì ? a. Phép lặp và phép thế. b. Phép lặp và phép nối. 90
  13. c. Phép thế, phép nối và phép lặp. • CẢM THỤ VĂN HỌC Theo em vì sao nên mời thần Tình Yêu vào nhà ? . ĐỀ 35 • ĐỌC HIỂU TIẾNG ĐỒNG QUÊ Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không. Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt 91
  14. lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay. Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát khát cái gì nhỉ mà năm nào cnos cũng phải gọi xa gọi gần thế ? Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lợn như một chiếc tàu lượn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp. Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi , phải thế không ? ( Băng Sơn) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Dòng nào nêu đúng nghĩa những âm thanh ở đồng quê được miêu tả trong bài ? a. Tiếng mõ trâu lốc cốc về chuồng, tiếng sáo diều vi vu, tiếng thoi dệt vải lách cách. b. Tiếng chim sáo ríu rít, tiếng chim vít vịt khoan thai, dìu dặt, tiếng chim tu hú khắc khoải, tiếng chào mào lích tích, tiếng sơ ca lảnh lót. c. Tiếng mấy bà đi chợ râm ra, tiếng học sinh ríu rít đến trường, tiếng đàn, tiếng trống rộn ràng. 2. Dòng nào miêu tả tiếng chim sáo ? a. Tiếng hót vút lên lảnh lót như có sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất b. Ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu. c. Chuyện trò râm ran, con nào cũng nói, con nào cũng lắm lời. 3. Tiếng chim vít vịt được miêu tả bằng những hình ảnh nào ? a. Khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. b. Vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng . c. Ngân dài vô tận,thẳm sâu. 4. Tiếng hót của chim tu hú gợi ta hình ảnh gì ? a. Ruộng ngô xanh um. b. Một phương trời xa lắc. 92
  15. c. Nắng về, rặng vải ven sông chín đỏ. 5. Nội dung của bài văn này là gì ? a. Giới thiệu tiếng nói của vùng thôn quê. b. Miêu tả những âm thanh thân thương của đồng quê và cảm xúc yêu thương của tác giả với làng quê. c. Tả cánh đồng mùa xuân. * LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm từ đồng nghĩa với từ xốn xang và đặt câu với một trong các từ tìm được để nói về tình cảm thương nhớ của em với làng quê của mình. . 2. Đặt 3 câu có 3 từ sáo là từ đồng âm. 3. Các từ được gạch chân dưới đây thuộc từ loại nào ? Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. 4. Tìm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu sau: Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lợn như một chiếc tàu lượn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. 93
  16. 5. Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không. A. Ba câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nói. c. Thay thế từ ngữ. B. Trong câu thứ hai và câu thứ ba có những đại từ nào ? Chúng thay thế cho những từ ngữ nào trong câu thứ nhất ? *CẢM THỤ VĂN HỌC Bài văn có 4 đoạn miêu tả tiếng hót của 4 loài chim và một đoạn nói về tình yêu , nỗi nhớ thương tha thiết của tác giả với tiếng đông quê. Em thích nhất đoạn văn nào/ Vì sao ? 94