Bài khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)
PHẦN I. ĐỌC THẦM BÀI VĂN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : ( 5 điểm )
Chuyện một khu vườn nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Theo VÂN LONG
Câu 1. ( M1 ) Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
A. Bé Thu thích ra ban công để hít thở không khí trong lành.
B. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài chim.
C. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Câu 2. ( M1 ) Ban công nhà Thu có gì?
A. Có rất nhiều loài chim được ông nội nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh.
B. Có rất nhiều chú chó và mèo xinh xắn được ông nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh.
C. Có rất nhiều cây xanh.
Câu 3. ( M2 ) Trên ban công có rất nhiều loài cây đặc biệt và thú vị như vậy, nhưng có điều gì khiến Thu cảm thấy chưa được vui?
A. Cáii Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
B. Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không có nhiều cây bằng nhà nó.
C . Vì ba mẹ Thu nói không được lên ban công nhiều nữa vì rất nguy hiểm.
File đính kèm:
- bai_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_n.doc
Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)
- MÔN TIẾNG VIỆT 5 HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA Mạch Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 kiến (Vận dụng nâng (Nhận biết) (Thông hiểu) (Vận dụng) thức cao) 1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (5 điểm) - Nhận biết được - Hiểu từ ngữ, hình - Nhận xét được - Liên hệ nội dung nhân vật, một số ảnh, biện pháp so một số hình ảnh, văn bản với thực chi tiết, sự vật, sánh, nhân hoá nhân vật hoặc chi tiễn để rút ra bài tiêu biểu trong trong văn bản. tiết trong văn bản. học. văn bản. - Hiểu được nội - Lựa chọn được - Cảm nhận được dung hàm ẩn dễ hình ảnh, chi cái hay, cái đẹp nhận biết của văn tiết, yêu thích của các câu văn có Đọc bản. trong văn bản và sử dụng biện pháp hiểu - Giải thích được giải thích được vì so sánh, nhân hóa. văn bản một số chi tiết sao thích hình ảnh - Tưởng tượng, trong văn bản bằng đó. viết tiếp cho nội suy luận trực tiếp dung câu chuyện. hoặc rút ra thông tin đơn giản từ văn bản. - Hiểu chủ đề của văn bản. - Nhận biết các - Hiểu nghĩa một - Biết viết câu - Biết dùng biện từ theo các chủ số từ ngữ (kể cả với các từ đồng pháp so sánh, nhân điểm đã học. thành ngữ, tục nghĩa, từ trái hóa để viết được - Nhận biết từ ngữ) thuộc các chủ nghĩa, từ đồng câu văn hay. Kiến đồng nghĩa, trái điểm đã học. âm, từ nhiều thức nghĩa, từ đồng - Tìm được các từ nghĩa, đại từ xưng tiếng âm, từ nhiều đồng nghĩa, từ trái hô, quan hệ từ, Việt nghĩa, đại từ, nghĩa, từ đồng âm, danh từ, động từ quan hệ từ. từ nhiều nghĩa với và tính từ. - Nhận biết các những từ cho - Biết thay thế các biện pháp nghệ trước. từ cho sẵn bằng thuật như so - Xác định được những từ đồng
- sánh, nhân hóa. đại từ, quan hệ từ, nghĩa để câu văn danh từ, động từ, có hình ảnh hơn. tính từ. Hiểu được - Tìm được đúng tác dụng của quan thành ngữ, tục hệ từ trong câu. ngữ theo chủ đề đã học. Đặt câu với thành ngữ, tục ngữ. 2. Viết bài văn (5 điểm ) - Viết bài văn tả cảnh - Viết bài văn tả người II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch Số câu T kiến thức Số điểm TN TN TL TN TL TN TL TN TL L 1. Đọc - hiểu (5 điểm) Đọc hiểu Số câu 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu 2 câu văn bản Câu Câu 3, Câu Câu (3điểm) Câu số 1, 2 4 5 6 1 0,5 0,5 2 1 Số điểm 1 điểm điểm điểm điểm điểm điểm Kiến Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu thức TV Câu Câu (2 điểm) Câu số Câu 8 7 9 0,5 0,5 1 1 1 Số điểm điểm điểm điểm điểm điểm Số câu 3 câu 3 câu 2 câu 1 câu 6 câu 2 câu 1,5 1,5 1,5 0,5 3 2 Tổng Số điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Tỉ lệ% 30% 30% 30% 10% 60% 40% 2. Viết bài văn (5 điểm)
- Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Người coi Người chấm (Kí và ghi họ tên) (Kí và ghi họ tên) Phòng thi: CUỐI HK I NĂM HỌC 2023-2024 Điểm: Môn Tiếng Việt- Lớp 5 (Thời gian làm bài: 90 phút) Bằng chữ: PHẦN I. ĐỌC THẦM BÀI VĂN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : ( 5 điểm ) Chuyện một khu vườn nhỏ Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn! Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông: - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa: - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu? Theo VÂN LONG Câu 1. ( M1 ) Bé Thu thích ra ban công để làm gì? A. Bé Thu thích ra ban công để hít thở không khí trong lành. B. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài chim. C. Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. Câu 2. ( M1 ) Ban công nhà Thu có gì? A. Có rất nhiều loài chim được ông nội nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh. B. Có rất nhiều chú chó và mèo xinh xắn được ông nuôi trong những chiếc lồng nhỏ xinh. C. Có rất nhiều cây xanh. Câu 3. ( M2 ) Trên ban công có rất nhiều loài cây đặc biệt và thú vị như vậy, nhưng có điều gì khiến Thu cảm thấy chưa được vui? A. Cáii Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. B. Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không có nhiều cây bằng nhà nó. C . Vì ba mẹ Thu nói không được lên ban công nhiều nữa vì rất nguy hiểm.
- Câu 4. ( M2 ) Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? A. Vì Thu muốn cùng với Hằng ngắm nhìn chú chim xinh đẹp trên ban công nhà mình. B. Vì Thu cho rằng ban công có chim về đậu nghĩa là vườn, Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn. C. Vì Thu muốn cùng với Hằng ngắm nhìn chú chim xinh đẹp trên ban công nhà mình. C. Vì Thu muốn rủ Hằng cùng lên ban công tìm cách bắt chú chim xinh đẹp. Câu 5. ( M3 ) Thu mong muốn điều gì? . Câu 6. ( M4 ) Bài văn muốn nói với em điều gì? Câu 7: ( M1 ) Từ nào đồng nghĩa với từ “hạnh phúc A. Ngoan ngoãn B. Sung sướng C. Đau khổ Câu 8: ( M2) Câu: “Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.” Có những quan hệ từ nào? A. ra, với, về B. ra, rất, với, về C. với, về Câu 9: ( M3 ) Đặt một có thành ngữ nói về tinh thần: Hữu nghị- hợp tác? PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) Năm tháng rồi cũng qua đi chỉ có thời gian là thước đo cho tình cảm bạn bè. Trong học tập và vui chơi dưới mái trường Tiểu học, ai cũng có một người bạn thân, chắc em cũng vậy. Em hãy tả về người bạn mà em thân nhất.
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Đọc hiểu (5 điểm): Đáp án đúng: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ Thu muốn HS tự Hằng Yêu đặt công thiên câu nhận ban nhiên, C C A B công của biết B C nhà chăm sóc mình cây cũng là cối . vườn. B. Kiểm tra viết: ( 5 đ) - Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả 1 người bạn mà em yêu quý, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) + Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu người định tả. + Thân bài (4 điểm):Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm, hoạt động của người được tả. + Kết bài (0.5 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về người được tả theo cách kết bài đã học. - Dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 5,4,3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp.