Bài khảo sát chất lượng cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
1. Đọc thầm bài văn sau:
ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ ?
- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)
2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?
A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.
D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.
File đính kèm:
- bai_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- Số báo danh : Phòng thi số : BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Người coi Người chấm CUỐI HỌC KÌ II ( Kí và ghi tên ) ( Kí và ghi tên ) Điểm : NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn : Tiếng Việt - Lớp 5 Bằng chữ : (Thời gian làm bài : 40 phút ) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~ I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) 1. Đọc thầm bài văn sau: ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ ? - Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp: - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. (Theo Truyện khuyết danh nước Anh) 2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào? A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm. B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be. D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm. Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng? A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo. Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên?
- A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa. B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền. C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa. D. Cả hai lí do B và C. Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách? A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà. B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện. C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. D. Rô-be không thể mang trả ông khách được. Câu 5. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào? A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Nhiều nghĩa D. Đồng âm Câu 6. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những mà ” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em. II. Chính tả (2 điểm)
- III. Tập làm văn(4 điểm): Đề bài:Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát. Bài làm
- ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II - LỚP 5 Năm học: 2023 – 2024 I.Đọc hiểu (4 điểm) Câu 1: B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. 0,5 điểm Câu 2: C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. 0,5 điểm Câu 3: D. Cả hai lí do B và C. 0,5 điểm Câu 4: C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. 0,5 điểm Câu 5: D. Đồng âm. 0,5 điểm Câu 6: (1đ) Ví dụ: - Cậu bé gặp tai nạn nhưng vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa; ( 0,5 điểm) - Tuy hoàn cảnh nghèo nhưng thật thà, chứng tỏ mình "không phải là một đứa bé xấu". ( 0,5 điểm ) GV chấm linh hoạt các em nêu sát ý trên vẫn cho điểm. Câu 7: (0.5 điểm) Ví dụ: Ngọc chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn rất tích cực giúp các bạn cùng tiến. - Đặt được câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những mà ” hoặc có thể các em đặt câu ghép sử dụng cặp “ chẳng những mà còn” - Nội dung đúng chủ đề: việc học tập B. Phần Viết: Chim họa mi hót Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. I. Chính tả (2 điểm) - Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 2 điểm. - Sai lỗi chính tả (gồm âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định)– những lỗi giống nhau trừ 1 lần điểm) mỗi lỗi trừ 0.2 đ II. Tập làm văn ( 4 điểm) -Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, đẹp, . (4,0 điểm). Trong đó: - Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần: 0,5 điểm. - Mở bài: Giới thiệu được cảnh định tả một cách hợp lý: 0,25 điểm - Thân bài (3.0 điểm)
- - Tả đúng trọng tâm đề bài, bài viết có bố cục rõ ràng. Bài viết nói lên được cảm nghỉ của em về cảnh đẹp đó. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, hành văn trong sáng, bộc lộ cảm xúc của mình với cảnh đẹp; bài viết có sử dụng một số hình ảnh nhân hóa hay so sánh để bài viết thêm sinh động. - Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, tương phản, khi tả - Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cảnh được tả. (0,25 điểm)