Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc thầm văn bản và làm bài tập bằng cách trả lời từ câu 1 đến câu 9

CHÚ LỪA THÔNG MINH

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

Câu 1. (0,5 điểm) Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?

A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.

B. Bác đến bên giếng nhìn nó.

C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.

Câu 2. (0,5 điểm) Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?

A. Lừa đứng yên và chờ chết.

B. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.

C. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.

Câu 3. (0,5 điểm) Mục đích việc bác nông dân gọi hàng xóm đến xúc đất hất xuống giếng là gì?

A. Lấp giếng, chốn sống chú lừa.

B. Giải thoát cho chú lừa khỏi bị đau khổ dai dẳng.

C. Cả 2 đáp án trên.

docx 3 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.docx

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Phòng thi: NĂM HỌC: 2023 – 2024 Người Người Điểm: Môn Tiếng Việt - Lớp 5 coi chấm Bằng chữ: Thời gian làm bài: 60 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc thầm văn bản và làm bài tập bằng cách trả lời từ câu 1 đến câu 9 CHÚ LỪA THÔNG MINH Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Câu 1. (0,5 điểm) Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. B. Bác đến bên giếng nhìn nó. C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. Câu 2. (0,5 điểm) Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? A. Lừa đứng yên và chờ chết. B. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên. C. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. Câu 3. (0,5 điểm) Mục đích việc bác nông dân gọi hàng xóm đến xúc đất hất xuống giếng là gì? A. Lấp giếng, chốn sống chú lừa. B. Giải thoát cho chú lừa khỏi bị đau khổ dai dẳng. C. Cả 2 đáp án trên. Câu 4. (0,5 điểm)Vì sao bác nông dân lại ngạc nhiên khi tò mò nhìn xuống giếng? A.Vì bác thấy chú lừa đang cố tránh sang một bên và dồn đất sang một bên. B. Vì bác thấy bao nhiêu đất đổ xuống đều không có chút nào. C.Vì bác thầy chú lừa đã bị mất tích trong giếng. Câu 5. (0,5 điểm) Tìm những từ nói đúng nhất về tính cách của lừa ? Câu 6. (0,5 điểm) Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết:
  2. Câu 7. (0,5 điểm)Các quan hệ từ có trong câu: “ Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên” là. A. dồn, còn, thì B. còn, thì, ở. C. mình, còn, thì, ở, Câu 8. (0,5 điểm) Tiếng “lừa” trong các từ “con lừa” và “lừa gạt” có quan hệ: A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Nhiều nghĩa Câu 9. (1 điểm) Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ nói về quan hệ thầy trò. Đặt câu với thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Đề bài: Cơn mưa mong đợi đã đến. Cây cối hả hê, vạn vật như được tiếp thêm sức sống. Em hãy tả lại cơn mưa tốt lành đó
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 1. Kiểm tra đọc hiểu: (5 điểm) Câu 1 2 3 4 7 8 Ý đúng C B C A B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: (0,5 điểm): bình tĩnh, thông minh. Câu 6:(0,5 điểm): Học sinh biết nói câu khuyên mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết. Ví dụ: Mọi việc đều có cách giải quyết, tôi khuyên các bạn nên bình tĩnh. Câu 9: (1đ) HS tìm đúng thành ngữ: cho 0,5đ; đặt câu đúng cho 0,5đ 2. Tập làm văn: (5 điểm) a) Thể loại : Miêu tả (tả cảnh) b) Nội dung : Cơn mưa mong đợi đã đến. Cây cối hả hê, vạn vật như được tiếp thêm sức sống. Em hãy tả lại cơn mưa tốt lành đó a/ Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu được cảnh đẹp sẽ tả - Cơn mưa (GT trực tiếp hoặc gián tiếp). b/ Thân bài: (4 điểm) - Viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh). - Nội dung cần thế hiện được: + Cảnh bầu trời, mặt đất trước khi cơn mưa đến. + Cảnh trời đang mưa (mưa rơi, gió thổi, cây cối đẫm mình dưới mưa) + Cảnh vật sau cơn mưa. c/ Kết bài: (0,5 điểm) Nói lên được tình cảm của mình về cơn mưa vừa tả * Chú ý: Trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng Trong quá trình miêu tả cần sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc cơn mưa. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng ngữ pháp, chính tả. Bộc lộ được cảm xúc, yêu thích sau cơn mưa.