Bài khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)

Đọc thầm và làm bài tâp

Trái tim mang nhiều thương tích

Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.

Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là một hình trái tim.

Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau.

Ông cụ mỉm cười rồi nói:

- Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được thì họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy.

Ông lão nói tiếp:

- Còn những vết lõm này là phần trái tim mà tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.

Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình.
Theo Hạt giống tâm hồn

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng:

Câu 1: CCa (0.5 điểm)Top of Form Ông lão vẽ trái tim như thế nào?

A.Một trái tim thật hoàn hảo.

B.Một trái tim chỉ có một nửa.

C.Một trái tim khuyết lõm, ghép nối, chắp vá chằng chịt.

D.Một trái tim với nhiều màu sắc.

Câu 2: (0.5 điểm) Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh trái tim ông lão vẽ?

A. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm.

B. Vì trái tim ông lão vẽ khiến nhiều người xúc động.

C. CCaBottom of FormTop of FormVì trái tim ông lão vẽ rất hoàn hảo.

D.Vì trái tim ông lão vẽ nghuệch ngoạc, xấu xí.

docx 3 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 1560
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.docx

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Người coi Người chấm Phòng thi: NĂM HỌC: 2021 - 2022 Điểm: Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Bằng chữ: I. Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm) Đọc thầm và làm bài tâp Trái tim mang nhiều thương tích Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là một hình trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được thì họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Ông lão nói tiếp: - Còn những vết lõm này là phần trái tim mà tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn. Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình. Theo Hạt giống tâm hồn Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: Câu 1: (0.5 điểm) Ông lão vẽ trái tim như thế nào? A.Một trái tim thật hoàn hảo. B.Một trái tim chỉ có một nửa. C.Một trái tim khuyết lõm, ghép nối, chắp vá chằng chịt. D.Một trái tim với nhiều màu sắc. Câu 2: (0.5 điểm) Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh trái tim ông lão vẽ? A. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm. B. Vì trái tim ông lão vẽ khiến nhiều người xúc động. C.Vì trái tim ông lão vẽ rất hoàn hảo. D.Vì trái tim ông lão vẽ nghuệch ngoạc, xấu xí.
  2. Câu 3: (0.5 điểm) Những mảnh chắp vá trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? A. Đó là những đường nét sáng tạo của ông lão trên bức tranh. B. Đó là nỗi đau đớn mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống. C. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người. D. Đó là những lần phẫu thuật vì bệnh tật của ông lão. Câu 4: (0.5 điểm) Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? A. Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại. B. Đó là những yêu thương mà ông lão đã trao đi và nhận lại. C. Đó là những khó khăn, chông gai ông lão đã trải qua. D.Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu trong cuộc sống. Câu 5: (1 điểm) Đặt mình vào vai chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì? . . . . . Câu 6: (0,5 điểm) Từ nào viết đúng chính tả? A. lo nê B. lo lắng C. chăm no D. no sợ Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây có nghĩa là: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác? A. truyền thống B. truyền tin C. truyền hình D. truyền nghề Câu 8: (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thay thế thích hợp để liên kết các câu trong đoạn văn sau : Trời dần về chiều, trên cành cây, chú chim hoạ mi cố gắng hót vài bản nhạc cuối cùng trước khi bay về tổ. Tiếng của . cứ bay cao, bay cao mãi. A. anh B. họ C. chúng nó D. nó Câu 9: (0,5 điểm) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình. II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương: dòng sông với những cánh buồm trong nắng sớm, cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay, con đường thân thuộc in dấu chân quen, Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp ấy.
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Đọc hiểu (5 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C (0,5đ) 6(0,5đ) B 2 A(0,5đ) 7(0,5đ) A 3 C(0,5đ) 8(0,5đ) D 4 A(0,5đ) 9(0,5đ) Chủ ngữ: Đám đông; chàng trai (0,25 đ) Vị ngữ: im lặng; không giấu được nỗi xúc động của mình. (0,25đ) 5 HS nêu suy nghĩ của bản thân. (0,5đ) VD: Sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, tôi cảm thấy rất xúc động. Tôi nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của trái tim không phải ở chỗ nó được giữ kĩ để không có một vết tích, tổn thương nào của cuộc đời mà trái lại, càng biết chia sẻ, dám yêu, dám sống và sẵn sàng cho đi, trái tim của con người càng đẹp và mạnh mẽ hơn. Tôi cầm bút vẽ một đường cắt đi một mảnh trong trái tim hoàn hảo của mình và đắp vào một phần khyết của trái tim ông lão * Lưu ý: Tùy theo ý đúng trong câu trả lời của HS, GV có thể cho 0,2đ- >0.5 đ. II. Tập làm văn (5 điểm) - Bài viết đủ kết cấu 3 phần : phần mở bài, thân bài, kết bài. - Bài viết sạch đẹp, đúng chính tả. *Đánh giá cụ thể: 1. Mở bài (0,5 điểm) - Có phần mở bài giới thiệu về một cảnh đẹp quê hương được tả (Cảnh đó là cảnh gì? ở đâu? ) - Mở bài diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn. (Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp) 2. Thân bài (4 điểm) - Lựa chọn và miêu tả được những chi tiết tiêu biểu của cảnh: cảnh vật thiên nhiên, hoạt động của con người, - Miêu tả theo trình tự hợp lí, các ý sắp xếp phù hợp. - Sử dụng từ ngữ phù hợp, gợi tả, gợi cảm. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Bài viết thể hiện tình cảm của người viết với cảnh được miêu tả, sử dụng các biện pháp nghệ thuật, có sáng tạo trong diễn đạt, sử dụng từ ngữ, 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Tình cảm của người viết với cảnh được tả, liên hệ đến những vấn đề liên quan đến cảnh đó. (Có thể kết bài mở rộng hoặc không mở rộng)