Bài khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5 điểm)

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất!

Thầy thuốc như mẹ hiền

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận."

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương

Theo Trần Phương Hạnh

Câu 1. (M1) Nhân vật chính được giới thiệu trong bài là ai?

A. Hải Thượng Lãn Ông.

B. Một nhà thuyền chài

C. Người bệnh

Câu 2. (M1) Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:

A. Cháu bé người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn tận tình cứu chữa cả tháng trời.

B. Chữa xong, ông không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

docx 4 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Bài khảo sát cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I Người coi Người chấm Phòng thi số: NĂM HỌC 2023-2024 (Kí tên) (Kí và ghi tên) Môn Tiếng Việt – Lớp 5 Điểm: (Thời gian làm bài: 60 phút) Bằng chữ: I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5 điểm) Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất! Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận." Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương Theo Trần Phương Hạnh Câu 1. (M1) Nhân vật chính được giới thiệu trong bài là ai? A. Hải Thượng Lãn Ông. B. Một nhà thuyền chài C. Người bệnh Câu 2. (M1) Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là: A. Cháu bé người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn tận tình cứu chữa cả tháng trời. B. Chữa xong, ông không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. C. Cả hai ý trên đều đúng.
  2. Câu 3. (M2) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? A. Biết được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Ông không hề hối hận. B. Biết được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Ông rất hối hận và ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” C. Biết được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Ông nghĩ người bệnh chết là do tay một thầy thuốc khác. Câu 4. (M2) Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? A. Vì ông chữa bệnh cho người nghèo mà không lấy tiền. B. Vì ông từ chối chức ngự y mà vua ban cho. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5. (M3) Em hiểu nội dung hai câu cuối bài như thế nào? Câu 6. (M4) Nêu nội dung của câu chuyện: Thầy thuốc như mẹ hiền? Câu 7. (M1) Đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” A. Người bệnh B. Tôi C. Người Câu 8. (M2) Bộ phận vị ngữ trong câu: “Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa”. là những từ ngữ nào? A. Có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa B. Một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa C. Nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa Câu 9. (M3) Tìm 1 thành ngữ có cặp từ trái nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó? II. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) Đề bài: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả con đường từ nhà em đến trường.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2023 – 2024 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5 điểm) Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án A C B C B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5. (0.5 điểm). - Học sinh nêu được suy nghĩ (0.5 điểm) - Công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý. - Công danh không thể so sánh với lòng nhân nghĩa. - Công danh không phải là cái tồn tại mãi nó cũng sẽ trôi đi như nước. Chỉ có nhân nghĩa là cái tồn tại mãi mãi, mới đáng trân trọng và đáng quý nhất ở đời. Câu 6. (0,5 điểm). - Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Câu 9: (1,0 điểm). - Tìm thành ngữ (0,5 điểm) - Đặt câu có đủ CN, VN. Viết đúng hình thức câu (0,5 điểm) II. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) Đề bài: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả con đường từ nhà em đến trường. TT Yêu cầu cần đạt Biểu điểm I. Hình thức và kỹ năng 1.25 điểm 1 - Bài viết có dung lượng hợp lý (khoảng trên dưới 01 trang), chữ viết 0.5 sạch đẹp, hạn chế tối đa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu (Không quá 03 lỗi); - Bố cục của bài viết khoa học 3 phần, mở, thân, kết. 0.5 - Đúng kiểu bài miêu tả cảnh, biết phối hợp các phương thức miêu 0.25 tả, sử dụng từ láy, từ gợi hình, gợi cảm, có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong khi miêu tả cảnh vật. * Cách cho điểm: Mức 1: Đảm bảo đủ, tốt các ý trên cho 1.25 điểm Mức 2: Cơ bản đủ, khá tốt các yêu cầu trên cho 1.0 điểm Mức 3: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên cho 0.75 điểm Mức 4: Các trường hợp còn lại cho 0.5 điểm
  4. II. Nội dung 3.75 điểm a) Mở bài: Giới thiệu về cảnh được tả con đường. 0,25 b) Thân bài: 3,25 - Tả chung vẻ đẹp của con đường. Dáng vẻ (hình dáng) của con đường: thẳng tắp hay uốn lượn mềm mại, lượn cong theo xóm làng, sườn núi hay gấp khúc qua những con phố - Tả cụ thể những nét đẹp nổi bật của con đường. Nắng sớm trên con đường. Mặt đường (Có thể liên tưởng so sánh mặt đường mấy năm trước, khi mới vào lớp 1, mặt đường những ngày mưa ) Cảnh vật hai bên đường (thảm cỏ, hàng cây, dòng sông, ruộng vườn hoặc nhà cửa, phố xá ) - Đôi nét về hoạt động của con người trên con đường. Học sinh đi học. Các cô bác, anh chị đi làm c) Kết bài: Tình cảm của em với con đường * Cách cho điểm: Không cho cụ thể từng mục trong phần thân bài, đọc nhìn tổng quát 0,25 phần thân bài cho điểm thành các mức dưới đây: Mức 1: Thân bài biết sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biện pháp nghệ thuật, tái hiện được hình ảnh con đường: cho 3.25 điểm Mức 2: Thân bài miêu tả chi tiết về con đường: cho 2.75 đến 3.0 điểm Mức 3: Miêu tả được vài nét về con đường cho 2.25 đến 2.75 điểm Mức 4: Miêu tả chưa đủ các ý về con đường 1.75. Mức 4: Các trường hợp còn lại cho 1.0 đến 1.5 điểm.