Bài khảo sát học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ĐỌC BÀI VĂN SAU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

SAU TRẬN MƯA RÀO

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp... Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, vô số ong bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của đoá đèn hoa ấy.

Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bay lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch, cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hoà với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.

(Vích-to Huy-gô)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì ?

A. Đôi má em bé B. Đôi môi em bé C. Mái tóc em bé D. Đôi mắt em bé

Câu 2. Cây lá vừa tắm mưa xong như đang được sự vật nào lau ráo?

A. Con người B. Áng mây C. Chim chóc D. Mặt trời

Câu 3 Trong bài văn tác giả nói đến mấy loài chim?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 4: Trong các dòng sau đây, dòng nào có chứa các sự vật xuất hiện trong bài đọc?

  1. Chích chòe, hoa cẩm chướng, ong, gió mặt trời, chuồn chuồn
  2. Hoa trinh nữ, chích chòe, bướm, đóa kim hương, hoa mặt trời
  3. Gõ kiến, cây sung. ong bướm, gió, mặt trời, hoa cẩm chướng, hoa kim hương
  4. Mặt trời,áng mây, chích chòe, chim sẻ, gõ kiến, hoa cẩm chướng, chuồn chuồn, cây sung
doc 4 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_khao_sat_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023_2024.doc

Nội dung text: Bài khảo sát học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SBD: Phòng thi: BÀI KHẢO SÁT HỌC KÌ I Người coi Người chấm NĂM HỌC 2023 - 2024 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi Điểm: . Môn Tiếng Việt – Lớp 5 tên) (Thời gian làm bài: 60 phút Không kể thời gian phát đề) Bằng chữ: . === I. ĐỌC BÀI VĂN SAU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, vô số ong bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của đoá đèn hoa ấy. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bay lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch, cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hoà với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. (Vích-to Huy-gô) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì ? A. Đôi má em bé B. Đôi môi em bé C. Mái tóc em bé D. Đôi mắt em bé Câu 2. Cây lá vừa tắm mưa xong như đang được sự vật nào lau ráo? A. Con người B. Áng mây C. Chim chóc D. Mặt trời Câu 3 Trong bài văn tác giả nói đến mấy loài chim? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4: Trong các dòng sau đây, dòng nào có chứa các sự vật xuất hiện trong bài đọc? A. Chích chòe, hoa cẩm chướng, ong, gió mặt trời, chuồn chuồn B. Hoa trinh nữ, chích chòe, bướm, đóa kim hương, hoa mặt trời C. Gõ kiến, cây sung. ong bướm, gió, mặt trời, hoa cẩm chướng, hoa kim hương D. Mặt trời,áng mây, chích chòe, chim sẻ, gõ kiến, hoa cẩm chướng, chuồn chuồn, cây sung Câu 5: Viết một câu văn có hình ảnh so sánh trong bài đọc mà em thích, giải thích vì sao em thích hình ảnh so sánh đó ?
  2. Câu 6: Nêu nội dung bài đọc “Sau trận mưa rào” Câu 7: Từ nào trái nghĩa với từ tươi mát? A. xanh non B. khô héo C. mượt mà D. nõn nà Câu 8: Từ “đường” trong hai cụm từ đường dây điện thoại và ngoài đường là từ : A. đồng nghĩa B. trái nghĩa C. nhiều nghĩa D. đồng âm Câu 9: Sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa, em hãy viết hai đến ba câu văn miêu tả cảnh đẹp sau trận mưa rào ở quê hương em hoặc nơi em ở. II. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Dòng sông đã gắn bó với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Em hãy tả lại dòng sông ở quê hương em . ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 1. Đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (5 điểm ) 2
  3. CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 A 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 Học sinh tìm và viết được một câu văn có hình ảnh so sánh có 0,5 trong bài đọc. VD Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Giải thích: Hình ảnh so sánh đã làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, gắn bó với con người, câu văn trở nên sinh động, hay hơn. 6 Nội dung của bài đọc là : Vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh 0,5 vật sau trận mưa rào. 7 B 0,5 8 C 0,5 9 Học sinh viết được hai đến ba câu văn miêu tả cảnh đẹp sau 1,0 trận mưa rào ở quê hương em hoặc nơi em ở trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa. Yêu cầu câu văn đúng ngữ pháp, diễn đạt ý rõ ràng 2. Tập làm văn (5 điểm) 2.1 Yêu cầu chung + Học sinh viết được bài văn tả cảnh có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng; biết lựa chọn sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các hình ảnh so sánh, nhân hóa; không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Yêu cầu cụ thể: a).Mở bài :(0,5 điểm) - Giới thiệu cảnh định tả ( trực tiếp hoặc gián tiếp) b).Thân bài: ( 4 điểm) - Tả bao quát về cảnh định tả(VD Tả dòng sông): tên gọi , hình dáng, độ rộng lớn - Tả chi tiết: + Có thể tả từng bộ phận của dòng sông - Mặt nước - Cây cối, nhà cửa , đồng ruộng ở hai bên sông - Hoạt động của các con vật(cá , tôm, cua, ), hoạt động của con người trên sông( đánh bắt cá ) + Có thể tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian Dòng sông vào buổi sáng, buổi trưa, chiều tối . Hoặc dòng sông vào mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông . c).Kết bài :(0,5 điểm) - Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em về dòng sông. * Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức độ điểm: 4,75 - 4,5 ; 4,25 - 4; 3,75 - 3,5; 3,25 - 3; 2,75 - 2,5; 2,25 -2; 1,75- 1,5 . * Lưu ý : Điểm kiểm tra Tiếng Việt là tổng điểm của phần Đọc - hiểu và Tập làm văn. 3