Bài khảo sát môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
CẬU BÉ THỢ NỀ
Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi mặc chiếc áo véc cắt lại từ cái áo cũ của bố còn dính lại những vết vôi và thạch cao.
Vừa bước vào nhà, cậu đã bỏ cái mũ lưỡi trai bị tuyết làm ướt sũng và đút vào túi, rồi bước tới với dáng vẻ chậm chạp của người thợ mệt nhọc, quay sang bên này lại sang bên kia cái mặt tròn như quả táo với cái mũi tẹt.
Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép nhiệm màu nào. Cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ.
Khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ dây lại trên lưng ghế. Bố giữ tay tôi lại và mãi sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo.
Ngày hôm sau, khi cậu bé ấy đã về, bố mới hỏi tôi: “Con có biết tại sao bố không muốn con phủi cái ghế khi bạn con còn ở đấy không?”. Bố lại nói “Bởi vì như vậy khác nào trách cậu bé đã làm bẩn ghế. Như vậy là không tốt, vì không những bạn con không cố ý làm bẩn mà còn do quần áo của bố cậu ấy đã bị dây vôi vào khi làm lụng, những dấu vết của lao động bao giờ cũng đáng tôn trọng”.
(Theo A-mi-xi)
Câu 1. (1đ)
a.Từ ngữ nào nói lên thái độ cậu bé thợ nề khi chơi trò chơi?
A. Khéo léo, nghiêm chỉnh, nhẫn nại B. Chậm chạp C. Mệt nhọc
b. Tại sao người bố không muốn tác giả phủi vết vôi trắng dính trên ghế khi cậu bé còn ở đó?
A. Sợ tác giả bẩn tay. B. Vì tôn trọng cậu bé. C. Sợ bụi bẩn ra nhà.
Câu 2. (1đ) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
File đính kèm:
- bai_khao_sat_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023_truong_t.doc
Nội dung text: Bài khảo sát môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa
- BÀI KHẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Đề 1) Ngày tháng 3 năm 2023 (Thời gian làm bài: 40 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 5A Số phách: Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. ĐỌC HIỂU (4đ) CẬU BÉ THỢ NỀ Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi mặc chiếc áo véc cắt lại từ cái áo cũ của bố còn dính lại những vết vôi và thạch cao. Vừa bước vào nhà, cậu đã bỏ cái mũ lưỡi trai bị tuyết làm ướt sũng và đút vào túi, rồi bước tới với dáng vẻ chậm chạp của người thợ mệt nhọc, quay sang bên này lại sang bên kia cái mặt tròn như quả táo với cái mũi tẹt. Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép nhiệm màu nào. Cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ dây lại trên lưng ghế. Bố giữ tay tôi lại và mãi sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Ngày hôm sau, khi cậu bé ấy đã về, bố mới hỏi tôi: “Con có biết tại sao bố không muốn con phủi cái ghế khi bạn con còn ở đấy không?”. Bố lại nói “Bởi vì như vậy khác nào trách cậu bé đã làm bẩn ghế. Như vậy là không tốt, vì không những bạn con không cố ý làm bẩn mà còn do quần áo của bố cậu ấy đã bị dây vôi vào khi làm lụng, những dấu vết của lao động bao giờ cũng đáng tôn trọng”. (Theo A-mi-xi) Câu 1. (1đ) a.Từ ngữ nào nói lên thái độ cậu bé thợ nề khi chơi trò chơi? A. Khéo léo, nghiêm chỉnh, nhẫn nại B. Chậm chạpC. Mệt nhọc b. Tại sao người bố không muốn tác giả phủi vết vôi trắng dính trên ghế khi cậu bé còn ở đó? A. Sợ tác giả bẩn tay. B. Vì tôn trọng cậu bé. C. Sợ bụi bẩn ra nhà. Câu 2. (1đ) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Câu 3 (1đ) a. Xác định cấu tạo các câu sau: Không những bạn con không cố ý làm bẩn mà còn do quần áo của bố cậu ấy đã bị dây vôi vào khi làm lụng. Những dấu vết của lao động bao giờ cũng đáng tôn trọng. b. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “an ninh”. Đặt câu với một trong hai từ vừa tìm được. Câu 4. (1đ) a. Đặt 1 câu trong đó sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến. b. Đặt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì nên” để nói về hành động bảo vệ môi trường. II. VIẾT (6đ) Tả một nghệ sĩ đang biểu diễn.