Bài khảo sát năng lực tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)

Câu 1: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?

A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn

Câu 2: Từ nào có nghĩa là: “Giữ cho còn, không để mất”?

A. bảo quản B. bảo toàn C. bảo vệ D. bảo tồn

Câu 3: Từ nào không phải là từ ghép?

A. san sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi

Câu 4: Từ nào là danh từ?

A. cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. thân thương

Câu 5: Từ nào có nghĩa tổng hợp?

A. vui lòng B. vui mắt C. vui thích D. vui chân

Câu 6: Từ nào dưới đây không phải từ láy?

A. chập chờn B. lập lòe C. tràn trề D. vắng lặng

Câu 7:Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. vừa đi vừa chạy B. đi ôtô C. đi nghỉ mát D. đi con mã

Câu 8: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”?

A. xanh ngắt B. xanh biếc C. xanh thẳm D. xanh mướt

Câu 9. Câu " Mùa thu hiền dịu lắm!" thuộc kiểu câu nào ?

A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến D. Câu hỏi

Câu 10. Có bao nhiêu động từ trong câu văn sau: Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.

  1. 4 B. 5 C. 6 D. 7
docx 5 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát năng lực tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_nang_luc_thang_11_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bài khảo sát năng lực tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC BÀI KHẢO SÁT NĂNG LỰC KHỐI 5 T11 TRƯỜNG TH MINH TÂN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian 40 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp: 5A Số báo danh: Phòng Giám thị 1: Số phách : Điểm Nhận xét của giáo viên Họ tên giám khảo Bằng số: . 1: Bằng chữ: Số phách: . A. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: Câu 1: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại? A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn Câu 2: Từ nào có nghĩa là: “Giữ cho còn, không để mất”? A. bảo quản B. bảo toàn C. bảo vệ D. bảo tồn Câu 3: Từ nào không phải là từ ghép? A. san sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi Câu 4: Từ nào là danh từ? A. cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. thân thương Câu 5: Từ nào có nghĩa tổng hợp? A. vui lòng B. vui mắt C. vui thích D. vui chân Câu 6: Từ nào dưới đây không phải từ láy? A. chập chờn B. lập lòe C. tràn trề D. vắng lặng Câu 7:Tiếng “đi” nào được dùng theo nghĩa gốc? A. vừa đi vừa chạy B. đi ôtô C. đi nghỉ mát D. đi con mã Câu 8: Từ nào có nghĩa là “xanh tươi mỡ màng”? A. xanh ngắt B. xanh biếc C. xanh thẳm D. xanh mướt Câu 9. Câu " Mùa thu hiền dịu lắm!" thuộc kiểu câu nào ? A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến D. Câu hỏi Câu 10. Có bao nhiêu động từ trong câu văn sau: Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 B. TỰ LUẬN: Câu 1: Tìm danh từ, động từ có trong hai khổ thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa
  2. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm với gió khơi. Câu 2: Xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa. Thông minh, nhẹ nhàng, giỏi giang, hoạt bát, tháo vát, nhanh nhẹn, sáng tạo, dịu dàng, mưu trí, thùy mị Câu 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. a. Những con dế khi đã uống say những giọt sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. b. Cái hình ảnh trong tôi về người bạn ấy, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. Câu 4: Trong bài: “ Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn: “ Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.” Em hãy chỉ ra những những từ ngữ thể hiện phép nhân hóa, phép so sánh và phân tích cái hay của chúng trong đoạn thơ trên.
  3. Câu 5: Em hãy viết đoạn văn tả một cơn mưa rào mà em có dịp quan sát trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM K HẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT 5 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D D A C D A D B C Điểm 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 II. Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: 1 Tìm danh từ, động từ có trong hai câu thơ sau: Câu 2: (1đ) Xếp các từ sau thành từng nhóm từ đồng nghĩa và nêu nghĩa chung của các từ đồng nghĩa đó. Nhóm 1: Thông minh, giỏi giang, sáng tạo, mưu trí ( chỉ người giỏi) Nhóm 2: nhẹ nhàng, dịu dàng, thùy mị. (lời nói, cử chỉ êm dịu, dễ nghe) Nhóm 3: hoạt bát, tháo vát, nhanh nhẹn ( hành động nhanh, thuần thục) Câu 3.(1,0) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. a.Những con dế khi đã uống say những giọt sương đêm // chợt ngẫu hứng hát ca. CN VN b. Cái hình ảnh trong tôi về người bạn ấy//,đến bây giờ, //vẫn còn rõ nét. CN TN VN Câu 4: (1,5đ) 1/ Phép nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ: Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Một vật vô tri cũng có những biểu hiện tình cảm đón chào, mời gọi làm cho cảnh vật có tâm hồn, có sức gợi tả, gợi cảm cao. 2/ Phép so sánh được thể hiện qua các từ ngữ: Quả dừa – đàn lợn con Tàu dừa – chiếc lược Một sự so sánh bất ngờ, thú vị, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú làm cho cảnh vật sống động, gợi tả và gợi cảm. - Chỉ ra được hình ảnh ( 0,25đ). Nói được cái hay của mỗi biện pháp nghệ thuật(0, 5đ) Câu 4: (2,5đ) Viết đúng cấu tạo và nội dung, đúng chính tả, sử dụng từ ngữ chính xác, viết câu đúng: 1,5 đ Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh + 0,25 đ, có sử dụng biện pháp nhân hóa + 0,25 đ. Đoạn văn hay, đặc sắc + 0,5 đ