Bài kiểm tra chất lượng giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ , và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vòa trong nhà , in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa…”
Theo Nguyễn Quỳnh
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1:(0,5 điểm) Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ?
A. Một bức tranh giàu màu sắc B. Một trang sách hay C. Cả 2 ý trên
Câu 2:(0,5 điểm)Chỉ ngắm nhìn sự vật gì của bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết?
A. Ánh nắng B. Sắc mây C. Mặt trăng
Câu 3:(0,5 điểm) Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh âm thanh nào ?
A. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, nhưng cành cây vật vã trong gió.
C. Nắng như đổ lửa, trâu năm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra chất lượng giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- Số báo danh: BÀI KIỂM TRA CHẤT Người coi Người Phòng thi: LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II chấm Điểm Năm học 2022-2023 Bằng chữ: Môn Tiếng Việt - Lớp 5 (Thời gian làm bài: 90 phút) === I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: 2. Đọc - hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ , và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vòa trong nhà , in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa ” Theo Nguyễn Quỳnh Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1:(0,5 điểm) Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ? A. Một bức tranh giàu màu sắc B. Một trang sách hay C. Cả 2 ý trên Câu 2:(0,5 điểm)Chỉ ngắm nhìn sự vật gì của bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết? A. Ánh nắng B. Sắc mây C. Mặt trăng
- Câu 3:(0,5 điểm) Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh âm thanh nào ? A. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, nhưng cành cây vật vã trong gió. C. Nắng như đổ lửa, trâu năm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi. Câu 4.(0,5 điểm) Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ? A. Ngắm nhìn bầu trời không chán. B. Ngửi hương thơm của trái cây. C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích Câu 5. (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn sau là: “ nhà xa Nam luôn đến lớp đúng giờ.” A. Tuy nhưng B. Nhờ mà C. Do nên Câu 6: (0.5 điểm) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu B. Ngăn cách trạng ngữ với cụm chủ vị. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu7. (1 điểm) Em có suy nghĩ gì về bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà? Câu 8. (1 điểm) Trong câu “Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là một liều thuốc trường sinh.”có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? A. Một vế câu. Nối với nhau bằng B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng . C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng Câu 9. (1 điểm) Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: - Nếu trời mưa to thì Câu 10. (1 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Ngoài kia, biển lung linh, xanh biếc, chao lượn dưới ánh mặt trời những chú chim hải âu.
- II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả 2. Tập làm văn: Đề bài: Em sắp rời xa mái trường tiểu học thân yêu, xa các thầy cô đã dìu dắt, yêu thương, dạy dỗ em trong suốt năm năm học vừa qua. Em hãy tả lại một thầy( cô) giáo mà em yêu quý.
- . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) - GV cho HS đọc các đoạn văn, đoạn thơ từ tuần 29 đến tuần 34 trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2. - Đọc to, rõ ràng, đúng tốc độ được 3 điểm - Tùy theo mức độ GV có thể cho (3 – 2,75 – 2,5 – 2,25 – 2 – 1,75 – 1,5 – 1,25 -1 – 0,75 – 0,5 – 0,25 – 0) 2. Đọc – hiểu: 7 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C B A C A A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 7: (1 điểm) Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà là một bức tranh đa dạng nhiều màu sắc, ở đó bé Hà khám phá rất nhiều điều mới lạ. Câu 8: 1 điểm B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Câu 9 (1 điểm)Nếu trời mưa to thì cây cối trong vườn được uống no nước. Câu 10: (1 điểm) Trạng Vế 1 Vế 2 ngữ Chủ ngữ: biển Chủ ngữ: những chú chim hải âu. Ngoài kia Vị ngữ: lung linh, xanh biếc Vị ngữ: chao lượn dưới ánh mặt trời II. KIỂM TRA VIẾT: 1.Chính tả: 2 điểm - HS viết đúng, đẹp cho điểm tối đa. - Cứ sai 1 lỗi trừ 0,1 điểm ( những lỗi giống nhau trừ 1 lần điểm) Mùa thu ở làng quê Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng vàng lốm đốm. Đâu đó thoảng hương cốm mới. Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Theo Nguyễn Trọng Tạo 2. Tập làm văn: 8 điểm - Học sinh viết được đúng yêu cầu của đề bài. - Bài văn gồm đủ 3 phần: + Mở bài: (1điểm)
- - Giới thiệu được người định tả + Thân bài: (6 điểm) - Tả bao quát. - Tả chi tiết, hình dáng, tính tình, thói quen ăn mặc + Kết bài: (1 điểm) - Nêu cảm nghĩ của mình. c. Hình thức: - Bố cục rõ ràng. - Dùng từ chính xác, giản dị, trong sáng. - Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động. - Lời văn tự nhiên, diễn đạt thành câu lưu loát. - Trình bày bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng - Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức độ điểm: 8; 7,75 – 7,5; 7,25 –7; 6,75 –6,5; 6,25 –6; 6,75 ; 6,5; 6,25 –5; 5,75 –5,5; 5,25;5; 4,75 ; 4,5; 4,25 ; 4; 3,75 – 3,5; 3,25 ; 3; 2,75 – 2,5; 2,25 – 2; 1,75 – 1,5; 1,25 ; 1; 0,75; 0,5 ; 0,25.