Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ái Mộ B (Có đáp án)

I. Chính tả (2 điểm): 15 phút

GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:

Buổi sáng trên cánh đồng

Chân trời đằng đông ửng hồng. Ánh xuân nhuốm hồng cả đất trời. Bầu trời bao la, xanh thẳm. Cỏ cây đôi bờ kênh sáng ửng lên. Cánh đồng làng như một tấm lụa màu thiên lí căng tít tận chân đê. Lúa con gái xanh biêng biếc dâng lên dưới nắng xuân ấm áp. Người ra đồng mỗi lúc một đông. Nón trắng của mấy cô đang be bờ, làm cỏ nhấp nhô. Tiếng hát êm ái, ngọt ngào của các cô lan xa theo làn gió nhẹ.

Phạm Đức Tiến

II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút

Đề bài: Ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè,… đều dành cho em nhiều tình cảm, tình yêu thương. Hãy tả lại một người mà em yêu quý.


docx 6 trang Đường Gia Huy 21/05/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ái Mộ B (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ái Mộ B (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2022 Họ và tên: . BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp 5A MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Phần kiểm tra đọc) Năm học 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 30 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: Đọc hiểu: Đôi tai của tâm hồn Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại khỏi dàn đồng ca của trường. Buồn bã, cô vào công viên khóc một mình. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?” Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. “Cháu hát hay quá! Cảm ơn cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả buổi chiều thật vui vẻ.” – Một giọng nói vang lên. Cô bé ngẩn người nhìn người vừa khen mình. Đó là một cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt hiền từ. Ông cụ nói xong liền đứng dậy chậm rãi bước đi. Hôm sau đến công viên, cô bé đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước mỉm cười chào mình. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong, cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé bây giờ đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” – Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe. Hoàng Phương *Dựa vào nội dung bài văn trên, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập. Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao cô bé trong truyện khóc? A. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường. B. Vì cô bé không có tiền đóng học phí. C. Vì cô bé hát không hay. D. Vì cô bé không được vào đội văn nghệ. Câu 2. (0,5 điểm) Trong công viên, vị khán giả thường nghe và khích lệ cô bé hát là ai? A. Một cháu gái bé nhỏ B. Chiếc ghế đá trong công viên C. Một cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt hiền từ D. Mọi người trong công viên
  2. Câu 3. (1 điểm) Sau khi trở thành ca sĩ nổi tiếng, điều gì khiến cho cô bé ngày xưa bất ngờ? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống ở cột bên phải. a. Từ một cô bé bị loại khỏi dàn đồng ca trường nay cô đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. b. Cụ già thường nghe cô hát đã đi nơi khác. c. Cụ già lâu nay nghe và khen cô hát hay là một người không có khả năng nghe. d. Công viên chỉ còn lại chiếc ghế đá trống có cụ già ngồi đó. Câu 4. (0,75 điểm) Những câu nói và hành động của cụ già cho biết cụ là người như thế nào? Hãy viết câu trả lời của em. Câu 5. (1 điểm) Theo em, câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? Câu 6. (1 điểm) Gạch dưới quan hệ từ trong câu sau và cho biết quan hệ từ đó biểu thị mối quan hệ gì? Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Quan hệ từ trên biểu thị mối quan hệ . Câu 7. (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) của câu văn dưới đây. Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại khỏi dàn đồng ca của trường. Câu 8. (0,75 điểm) Từ “hay” trong mỗi câu sau thuộc tính từ, động từ hay quan hệ từ? Câu Từ “hay” thuộc từ loại a. Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi. b. Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời. c. Cô bé được ông cụ khen hát hay. Câu 9. (1 điểm) Em hãy viết một câu có cặp từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả theo nội dung câu chuyện trên. Giáo viên coi thi Giáo viên chấm lần 1 Giáo viên chấm lần 2 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2022 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Kiểm tra viết) Năm học 2022 – 2023 (Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề) I. Chính tả (2 điểm): 15 phút GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: Buổi sáng trên cánh đồng Chân trời đằng đông ửng hồng. Ánh xuân nhuốm hồng cả đất trời. Bầu trời bao la, xanh thẳm. Cỏ cây đôi bờ kênh sáng ửng lên. Cánh đồng làng như một tấm lụa màu thiên lí căng tít tận chân đê. Lúa con gái xanh biêng biếc dâng lên dưới nắng xuân ấm áp. Người ra đồng mỗi lúc một đông. Nón trắng của mấy cô đang be bờ, làm cỏ nhấp nhô. Tiếng hát êm ái, ngọt ngào của các cô lan xa theo làn gió nhẹ. Phạm Đức Tiến II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút Đề bài: Ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè, đều dành cho em nhiều tình cảm, tình yêu thương. Hãy tả lại một người mà em yêu quý.
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Năm học 2022- 2023 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK môn TV5) - Đọc đảm bảo tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng), ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (2 điểm) *Tùy mức độ mắc lỗi trong khi đọc (phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ ) GV có thể cho các mức 1,5 – 1 – 0,5 - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ý: 0,5 điểm) 2. Đọc hiểu (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 A 0.5 2 C 0.5 3 Đ – S – Đ - S 1 4 Ông cụ là một người nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui 0,75 cho người khác. (HS trả lời với nội dung tương tự cho điểm tương đương) 5 1 Trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm, động viên và đem lại niềm vui cho người khác. (Tùy theo nội dung HS trả lời GV linh hoạt cho điểm) 6 Gạch chân đúng quan hệ từ “nhưng”: 0,5 điểm 1 Biểu thị mối quan hệ tương phản: 0,5 điểm 7 Xác định đúng mỗi bộ phận: 0,25 điểm 0,5 Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại khỏi dàn đồng ca của trường. CN VN 8 Điền đúng mỗi dòng: 0,25 điểm 0,75 a. Quan hệ từ b. Động từ c. Tính từ 9 HS đặt được câu theo đúng yêu cầu: 1 điểm 1 (Thiếu dấu câu, viết không đúng quy tắc chính tả trừ 0.25 điểm mỗi nội dung)
  5. II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT 1. Viết chính tả: (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2. Tập làm văn (8 điểm): HS viết đúng kiểu bài văn tả người. Tùy theo bài viết của HS giáo viên cho điểm các phần như sau: a. Mở bài: (1 điểm) - HS giới thiệu được người mình yêu quý để tả. (0,5 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh (viết mở bài trực tiếp hoặc bài gián tiếp (0,5 điểm) b. Thân bài: (4 điểm), trong đó: - Nội dung (1,5 điểm): bài văn miêu tả người rõ trọng tâm, nêu được đặc diểm ngoại hình nổi bật và hoạt động, tính tình của người đó. - Kĩ năng (1,5 điểm): trình tự miêu tả hợp lí. - Cảm xúc (1 điểm): lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. c. Kết bài: (1 điểm) - HS nêu được cảm xúc, suy nghĩ của mình về người đã tả. (0,5 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh hoặc viết rõ kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. (0,5 điểm) d. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Chữ viết đúng cỡ chữ, đều, đẹp; bài viết không có lỗi chính tả. e. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt câu trôi chảy. f. Sáng tạo (1 điểm): Có sáng tạo hợp lí trong quá trình viết một bài văn. * Lưu ý: 1/ - HS viết lạc đề, không đúng yêu cầu của bài cho dưới 2 điểm - Khi chấm Chính tả, GV chấm cần gạch chân chữ viết sai, lỗi do viết thiếu chữ, ghi bổ sung chữ còn thiếu - Khi chấm Tập làm văn, cần gạch chân hoặc ghi kí hiệu lỗi về chính tả, từ, câu - GV cần có lời nhận xét cả phần Chính tả và Tập làm văn. 2/ - Khối chuyên môn thống nhất biểu điểm chi tiết trước khi chấm bài. - Khối trưởng chấm mẫu 3 5 bài. - Khớp điểm tổng (Chỉ làm tròn 1 lần cuối cùng) Ví dụ: - Điểm đọc (gồm đọc tiếng và đọc thầm): 9,5 - Điểm viết (gồm chính tả và TLV): 9 => Tổng: 9,5 + 9 = 18,5/2 = 9
  6. Ma trận đề kiểm tra Tiếng Việt 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 T Chủ đề Tổng T Mạch KT, KN TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 1 1 1 5 Đọc hiểu 1 văn bản Câu số 1, 2 3 4 5 Số điểm 1 1 0,75 1 3,75 Số câu 1 2 1 4 Kiến thức 2 Câu số 6 7, 8 9 Tiếng Việt Số điểm 1 1,25 1 3,25 Số câu 2 1 1 3 2 9 Tổng Số điểm 1 1 1 2 2 7