Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đoàn Kết (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC:
II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (30 phút) Đọc hiểu: …… Đọc tiếng: ……
Đọc thầm bài:
QUA NHỮNG MÙA HOA
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy chạy tiếp cuộc tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.
Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như hoa vông, hoa gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.
(Theo VÂN LONG)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:

1. Dòng nào dưới đây ghi đúng thứ tự nở của các loại hoa trong bài đọc?
A. Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa xoan, hoa muồng, hoa sấu.
B. Hoa vông, hoa gạo, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa xoan, hoa sấu.
C. Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa muồng, hoa sấu.
D. Hoa gạo, hoa vông, hoa bằng lăng, hoa muồng, hoa phượng, hoa sấu.

2. Vì sao tác giả lại thuộc trình tự nở và sắc màu riêng của mỗi loài hoa?
A. Vì trên đường đi học, tác giả thường thích ngắm nhìn các loại cây và hoa của chúng.
B. Vì ở sân trường tác giả có những loại cây đó, chúng thường lần lượt ra hoa.
C. Vì trong giờ học tác giả thích ngắm cây và hoa của chúng ở sân trường.
D. Vì hàng ngày trên đường đi học, tác giả thường thích ngắm nhìn hoa.

3. Trong bài, cây gạo được so sánh như “một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời” vì:
A. Khi nở, mấy bông hoa gạo đỏ như những ngọn lửa, cây gạo sẽ giống như cây đuốc lớn.
B. Khi nở rộ, hàng ngàn bông hoa gạo đỏ rực như những ngọn lửa, cả cây gạo sẽ giống như cây đuốc lớn.
C. Thân và lá cây gạo có hình dáng cũng như màu sắc giống cây đuốc lớn cháy rừng rực.
D. Thân, lá và hoa gạo có hình dáng cũng như màu sắc giống cây đuốc lớn cháy rừng rực.

4. Vì sao mãi đến lớp năm, tác giả mới nhận ra còn có hoa sấu?
A. Vì hoa sấu không đẹp, là một loài hoa nhỏ không phô sắc màu rực rỡ.
B. Vì hoa sấu không đẹp, chìm lẫn vào lá sấu, lẫn với màu nắng dịu.
C. Vì đến khi tác giả học lớp năm, những cây sấu trên đường mới nở hoa.
D. Vì khi lớn tác giả mới chú ý đến hoa sấu, một loại hoa nhỏ không phô sắc màu rực rỡ.

5. Trong câu: “Nắng trời bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.”, có mấy quan hệ từ?
Câu trả lời của em: …

6. Ý chính của bài văn:
A. Miêu tả vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa tô điểm cho đất trời Hà Nội.
B. Nói về vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa.
C. Miêu tả các loài cây ở Hà Nội.
doc 7 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 2880
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đoàn Kết (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đoàn Kết (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Họ và tên: Năm học 2021 - 2022 Lớp: 5 Điểm Điểm Điểm TV Nhận xét của giáo viên GV chấm ký đọc viết chung A. KIỂM TRA ĐỌC: II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (30 phút) Đọc hiểu: Đọc tiếng: Đọc thầm bài: QUA NHỮNG MÙA HOA Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời. Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư. Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy chạy tiếp cuộc tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như hoa vông, hoa gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh. Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu. (Theo VÂN LONG) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập: 1. Dòng nào dưới đây ghi đúng thứ tự nở của các loại hoa trong bài đọc? A. Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa xoan, hoa muồng, hoa sấu. B. Hoa vông, hoa gạo, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa xoan, hoa sấu. C. Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa muồng, hoa sấu. D. Hoa gạo, hoa vông, hoa bằng lăng, hoa muồng, hoa phượng, hoa sấu. 2. Vì sao tác giả lại thuộc trình tự nở và sắc màu riêng của mỗi loài hoa? A. Vì trên đường đi học, tác giả thường thích ngắm nhìn các loại cây và hoa của chúng. B. Vì ở sân trường tác giả có những loại cây đó, chúng thường lần lượt ra hoa. C. Vì trong giờ học tác giả thích ngắm cây và hoa của chúng ở sân trường.
  2. D. Vì hàng ngày trên đường đi học, tác giả thường thích ngắm nhìn hoa. 3. Trong bài, cây gạo được so sánh như “một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời” vì: A. Khi nở, mấy bông hoa gạo đỏ như những ngọn lửa, cây gạo sẽ giống như cây đuốc lớn. B. Khi nở rộ, hàng ngàn bông hoa gạo đỏ rực như những ngọn lửa, cả cây gạo sẽ giống như cây đuốc lớn. C. Thân và lá cây gạo có hình dáng cũng như màu sắc giống cây đuốc lớn cháy rừng rực. D. Thân, lá và hoa gạo có hình dáng cũng như màu sắc giống cây đuốc lớn cháy rừng rực. 4. Vì sao mãi đến lớp năm, tác giả mới nhận ra còn có hoa sấu? A. Vì hoa sấu không đẹp, là một loài hoa nhỏ không phô sắc màu rực rỡ. B. Vì hoa sấu không đẹp, chìm lẫn vào lá sấu, lẫn với màu nắng dịu. C. Vì đến khi tác giả học lớp năm, những cây sấu trên đường mới nở hoa. D. Vì khi lớn tác giả mới chú ý đến hoa sấu, một loại hoa nhỏ không phô sắc màu rực rỡ. 5. Trong câu: “Nắng trời bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.”, có mấy quan hệ từ? Câu trả lời của em: 6. Ý chính của bài văn: A. Miêu tả vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa tô điểm cho đất trời Hà Nội. B. Nói về vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa. C. Miêu tả các loài cây ở Hà Nội. 7a. Tìm và ghi lại các từ ngữ tả màu sắc của hoa gạo. Câu trả lời của em: 7b. Tìm và ghi lại các từ ngữ tả màu sắc của hoa vông. Câu trả lời của em: 7c. Tìm và ghi lại các từ ngữ tả màu sắc của hoa phượng. Câu trả lời của em: 8. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy có trong bài? A. Tíu tít, lẩm nhẩm, rừng rực, lấy lửa, gay gắt, chói chang, rực rỡ. B. Tíu tít, lẩm nhẩm, rừng rực, gay gắt, chói chang, bằng lăng, rực rỡ. C. Tíu tít, lẩm nhẩm, rừng rực, gay gắt, chói chang, năm nay, rực rỡ. D. Tíu tít, lẩm nhẩm, rừng rực, gay gắt, chói chang, rực rỡ. 9a. Trong câu: Cây gạo như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời. Từ cháy được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu trả lời của em: 9b. Đặt một câu có từ cháy được dùng theo nghĩa không giống với nghĩa của từ cháy trong câu văn trên. Câu trả lời của em: 10. Tìm CN trong câu văn sau: Khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Câu trả lời của em:
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Khoanh vào ý C 1 2 Khoanh vào ý A 1 3 Khoanh vào ý B 1 4 Khoanh vào ý D 1 5 thì, như, của. 2 6 A 1 a/ Hoa gạo: đỏ gắt 7 b/ Hoa vông: đỏ gay đỏ gắt 3 c/ Hoa phượng: màu hồng pha da cam 8 Khoanh vào ý D 1 a/ Từ cháy được dùng theo nghĩa chuyển 1 9 b/ Đặt câu với từ cháy được dùng theo nghĩa gốc; đúng về mặt hình thức 1 câu; đúng cấu tạo; câu rõ nghĩa. VD: - Trên bếp, lửa cháy đỏ rực. - Ngọn lửa bốc cao, cháy đỏ rực trời. 10 Bộ phận CN: tôi 1
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học: 2021 - 2022 B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: (2 điểm) Thời gian: 15 phút Nghe - viết: GV đọc cho học sinh viết. TÂY BẮC Những mảnh ruộng bậc thang xanh màu lúa trải dài, phủ kín những triền đồi. Len lỏi qua những góc núi là những con suối nhỏ ngày đêm róc rách, với làn nước trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. Những con đường đèo quanh co uốn khúc, những nếp nhà sàn bé xíu nằm xa tít trong thung lũng, những vệt khói lam chiều mỏng mảnh của bếp lửa nhà ai vắt ngang trời mây. Thật không đâu thơ mộng và đẹp như Tây Bắc lúc này. Tôi ngỡ mình đang mơ và trong giấc mơ ấy, tôi lạc giữa chốn thiên đường. II. Tập làm văn: (8 điểm) Thời gian: 35 phút Đề bài: Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất mà tạo hóa mang đến cho con người. Mẹ luôn là người có ảnh hưởng nhất đối với em. Hãy tả người mẹ của em.
  5. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học: 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm) HOA ĐỒNG NỘI Không hiểu vì sao và từ bao giờ, tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông. Thân cây mảnh nhưng sống tập trung thành lùm, rễ đan nhau bám chặt vào đất cùng chống chịu mưa gió, bão táp. Trả lời câu hỏi sau: 1/ Những chi tiết nào nói lên vẻ đẹp mộc mạc của hoa đồng nội? 2/ Tìm câu văn chứng tỏ hoa đồng nội có sức sống mãnh liệt? 3/ Nêu ý chính của đoạn văn? THÁC Y-A-LY Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương. Những cây gỗ tếch xòe tán rộng soi bóng xuống mặt nước. Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ diễn ra trước mắt. Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào. Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng nước réo, tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp. Đó là nguồn nước Pô-cô thúc mạnh vào sườn núi Chư-pa bắt núi phải cắt đôi. Nước ào ạt phóng qua núi rồi đổ xuống tạo nên thác Y-a-ly. Thác nước dựng đứng, chảy mòn đá, thành mười hai bậc từ trên đỉnh núi xuống mặt nước. Nước trút từ trên trời xuống, trông như biển mù sương, đẹp tuyệt vời. Trả lời câu hỏi sau: 1/ Những chi tiết nào miêu tả mặt hồ Y-a-li? 2/ Thác Y-a-ly được tạo thành như thế nào? 3/ Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thác Y-a-ly?
  6. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : (3 điểm) - Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm - Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm. Trả lời câu hỏi: HOA ĐỒNG NỘI 1/ Những chi tiết nói lên vẻ đẹp mộc mạc của hoa đồng nội: Không rực rỡ, lộng lẫy; hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái; hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um. 2/ Câu văn chứng tỏ hoa đồng nội có sức sống mãnh liệt: Chúng nở suốt bốn mùa, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay giữa cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông. 3/ Ý chính của đoạn văn: Đoạn văn tả vẻ đẹp mộc mạc và sức sống mãnh liệt của hoa đồng nội. THÁC Y-A-LY 1/ Những chi tiết miêu tả mặt hồ Y-a-li: - Phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương; những cây gỗ tếch xòe tán rộng soi bóng xuống mặt nước. - Phía bờ tây, khung cảnh hùng vĩ; mặt hồ sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào. 2/ Thác Y-a-ly được tạo thành: Do nguồn nước Pô-cô thúc mạnh vào sườn núi Chư-pa bắt núi phải cắt đôi. Nước ào ạt phóng qua núi rồi đổ xuống tạo nên thác Y-a-ly. 3/ Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thác Y-a-ly: Thác nước dựng đứng, chảy mòn đá, thành mười hai bậc từ trên đỉnh núi xuống mặt nước. Nước trút từ trên trời xuống, trông như biển mù sương, đẹp tuyệt vời.
  7. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2021 - 2022 B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm - Viết đúng chính tả: 1 điểm Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi: 0,5 điểm, có trên 5 lỗi: 0 điểm II. Tập làm văn (8 điểm)