Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)

Đọc thầm đoạn văn sau:

MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN

Mùa xuân đã tới.

Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

(Theo Tô Hoài)

Dựa theo nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ?

A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 2. Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân?

A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân.

  1. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn.
  2. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
  3. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi.
docx 7 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mỹ Lộc (Có đáp án)

  1. Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Bài kiểm tra Đọc (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: Trường Tiểu học 1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong các bài đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc 2. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: Đọc thầm đoạn văn sau: MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước. (Theo Tô Hoài) Dựa theo nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường. C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt. D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Câu 2. Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân. B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn. C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi.
  2. Câu 3. Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: A. Mưa phùn báo hiệu mùa xuân đến. B. Mưa phùn chở theo mùa xuân. C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở. D. Mua phùn và mùa xuân đến cùng một lúc. Câu 4. Dòng nào sau đây là từ đồng âm : A. mưa bụi/ bụi cây B. mưa bụi/ bụi phấn C. mưa bụi/ hạt bụi D. Mưa bụi/ cát bụi Câu 5. Dòng nào sau đây gồm các từ láy: A. mệt mỏi, trơ trụi, lẻo khẻo, lóng lánh, ấm áp B. âm u, mùa thu, li ti, mù mịt, trơ trụi, lẻo khẻo, lóng lánh C. loăng quăng, li ti, mù mịt, trơ trụi, lẻo khẻo, lóng lánh D. đâm chồi, loăng quăng, li ti, mù mịt, trơ trụi, lẻo khẻo, ấm áp Câu 6. a. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để dòng sau thành câu có đại từ làm chủ ngữ : đi dưới làn mưa bụi. b. Gạch dưới quan hệ từ có trong câu sau: “Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh.” Câu 7. Viết vào chỗ chấm: Trong câu:“Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” Từ “đầu” được dùng theo nghĩa Câu 8. Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu sau: “Mưa bụi đọng lại, trắng ngần như thuỷ tinh.” Danh từ: Động từ: Tính từ: Câu 9. Tìm trong câu: “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” các bộ phận: Trạng ngữ : Chủ ngữ Vị ngữ Câu 10. Nêu nội dung đoạn văn trên?
  3. Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Đọc Viết Chung Bài kiểm tra Viết (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp 5 Trường Tiểu học I. Viết chính tả: (Nghe – viết) Bài: Mùa thảo quả - Sách TV Lớp 5 tập 1, trang 113 Viết đoạn: (từ: Thảo quả trong rừng Đản Khao đã chín nục .lấn chiếm không gian.) II. Tập làm văn: Mỗi chúng ta, ai cũng có những người bạn để cùng chia sẻ lúc vui buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày. Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT 5 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) Đáp án B C C A C Câu 6:(1 điểm) a. (0.5 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để dòng sau thành câu có đại từ làm chủ ngữ : (Tôi, chúng tôi, anh, .) đi dưới làn mưa bụi. b.(0.5 điểm)gạch dưới quan hệ từ có trong câu sau : “Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh.” Câu 7:(0,5 điểm) Trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” Từ “đầu” được dùng theo nghĩa chuyển Câu 8 :(1 điểm) (tìm được mỗi từ 0.25 điểm) Tìm trong câu “Mưa bụi đọng lại, trắng ngần như thuỷ tinh.” Danh từ: Mưa bụi, thuỷ tinh động từ: đọng lại tính từ: trắng ngần Câu 9:(1 điểm) Tìm trong câu: “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Trạng ngữ : Trên cành ngang:(0,25 điểm) Chủ ngữ. những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. (0,5 điểm) Vị ngữ: treo lóng lánh. :(0,25 điểm) Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên? - Đoạn văn miêu tả sức sống tràn trề của cảnh vật thiên nhiên khi mùa xuân đến (HS có thể nêu ý tương tự)
  5. II/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1- Chính tả: (3 điểm): - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (7đ): - Điểm thành phần được chia như sau: + Mở bài: 1 điểm. + Thân bài: 3 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ). + Kết bài: 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. * Gợi ý đáp án như sau: a/ Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu người bạn thân của em (GT trực tiếp hoặc gián tiếp). b/ Thân bài: 3 điểm. * Tả hình dáng: (1.5đ) - Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, - Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, * Tả tính tình, hoạt động: (1.5đ) Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ c/ Kết bài: 1 điểm. Nói lên được tình cảm của mình về người bạn đó (yêu quý, mơ ước, tấm gương để em học tập).
  6. Ma trận đề kiểm tra cuối học kì năm học 2021 - 2022 Môn Tiếng Việt lớp 5 Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng câu Mạch kiến HT HT và TN TN TN HT TN HT TN HT thức, kĩ năng TL khá TL khá TL TL TL số KQ KQ KQ khác KQ khác KQ khác c c điểm Số 2 1 1 câu 1. Đọc hiểu Số 1 0.5 3 điểm Số 2 1 1 2 1 Kiến thức câu Tiếng Việt Số 1 0,5 1 2 1 điểm 2. Đọc thành Số tiếng câu Số điểm 3. Chính tả Số 1 câu Số 2 điểm 4. Tập làm Số 1 văn câu Số 8 điểm Tổng cộng Số 2 3 1 1 2 1 1 2 câu Số 1 1.5 0,5 1 2 8 1 5 điểm