Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ngọc Lâm

Câu 2 (0,5 điểm). Người thầy bảo lũ trẻ quan sát, suy nghĩ và chọn từ ngữ để miêu tả gì?
A. bầu trời B. mặt nước C. cơn mưa D. cánh đồng
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao cô bé Va-li-a đứng trầm ngâm một chỗ?
A. Cô bé muốn nói về đám mây bằng từ ngữ của mình.
B. Cô bé muốn nói về bầu trời bằng từ ngữ của mình.
C. Cô bé muốn nói về bầu trời hay nhất so với các bạn.
D. Cô bé không có điều gì để nói, cô bé mệt mỏi.
Câu 4 (0,5 điểm). Cô bé Va-li-a nói như thế nào về bầu trời?
A. "Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao."
B. "Bầu trời xanh biếc."
C. "Bầu trời dịu dàng."
D. “Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.”
Câu 5 (1điểm). Câu "Bầu trời dịu dàng." sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong câu.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 6 (0,5 điểm). Các dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Báo hiệu phần sau là lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu phần sau là bộ phận liệt kê.
C. Báo hiệu phần sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
D. Cả ba ý trên
doc 3 trang Đường Gia Huy 26/01/2024 4080
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ngọc Lâm

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM Thứ ngày . tháng 1 năm 2023 Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 – 2023 Lớp: 5A . Môn: Tiếng Việt (đọc - hiểu) - lớp 5 (Thời gian làm bài: 20 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: Đọc hiểu: I. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm). GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 5. II. PHẦN ĐỌC HIỂU (7 điểm). Đọc đoạn văn sau. Bầu trời mùa thu Tôi cùng bọn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng chín mát mẻ và dễ chịu. Tôi nói với các em: - Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giờ bầu trời thế nào? Hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó. Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói: - Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. - Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? - Tôi hỏi lại. - Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi! Những em khác tiếp tục nói: - Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa. - Bầu trời xanh biếc. Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn đứng trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi: - Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế? - Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình. - Em đã tìm được câu nào chưa? - Bầu trời dịu dàng. - Va-li-a khẽ nói và mỉm cười. (Theo Xu-khôm-lin-xki) Dựa vào nội dung đoạn văn, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu. Câu 1 (0,5 điểm). Buổi sáng mùa thu thế nào? A. nóng bức, khó chịu B. rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa
  2. C. mệt mỏi D. mát mẻ, dễ chịu Câu 2 (0,5 điểm). Người thầy bảo lũ trẻ quan sát, suy nghĩ và chọn từ ngữ để miêu tả gì? A. bầu trời B. mặt nước C. cơn mưa D. cánh đồng Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao cô bé Va-li-a đứng trầm ngâm một chỗ? A. Cô bé muốn nói về đám mây bằng từ ngữ của mình. B. Cô bé muốn nói về bầu trời bằng từ ngữ của mình. C. Cô bé muốn nói về bầu trời hay nhất so với các bạn. D. Cô bé không có điều gì để nói, cô bé mệt mỏi. Câu 4 (0,5 điểm). Cô bé Va-li-a nói như thế nào về bầu trời? A. "Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao." B. "Bầu trời xanh biếc." C. "Bầu trời dịu dàng." D. “Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.” Câu 5 (1điểm). Câu "Bầu trời dịu dàng." sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong câu. Câu 6 (0,5 điểm). Các dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng gì? A. Báo hiệu phần sau là lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Báo hiệu phần sau là bộ phận liệt kê. C. Báo hiệu phần sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. D. Cả ba ý trên Câu 7 (0,5 điểm). Từ "trong" ở hai câu "Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao." và "Nước hồ rất trong." có quan hệ: A. Từ đồng nghĩa B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng âm D. Từ trái nghĩa Câu 8 (1điểm). Gạch dưới và ghi chú dưới chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của câu sau. Buổi sáng tháng chín mát mẻ và dễ chịu. Câu 9 (1điểm). Trong các câu: “ Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa.” có các đại từ là: Câu 10 (1điểm). Đặt một câu có từ “mặt” được dùng theo nghĩa chuyển.
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT)- LỚP 5 ( Thời gian làm bài: 50 phút ) 1. Chính tả (Nghe viết). (2 điểm) - 15 phút GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: Sông Hồng Hà Nội Nước sông Hồng khi đỏ rực như pha son, khi phớt hồng như hoa đào mùa xuân. Ban đêm, từ bờ bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn cao áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long tựa những vì sao xanh. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông còn vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. 2. Tập làm văn (8 điểm)- 35 phút Đề bài: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp biết bao người: người hàng xóm, những người bạn, thầy cô giáo hay bác bảo vệ Hãy tả một người mà em thường gặp đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.