Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vân Hòa

I. Đọc thành tiếng: (3 điềm)

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 11 đến tuần 16 và trả lời câu hỏi phù hợp nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc hiểu: (7điểm)

1. Đọc thầm bài:

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường. Cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như một người bạn cô đưa cho tôi một cặp kính.

Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! - Tôi nói và cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, cô sẽ trả cho bà cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền trước khi em ra đời”. Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô đã nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành một người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính, không những như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.

Xuân Lương

2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất:

*Câu 1: Cô giáo đã làm gì khi phát hiện bạn học sinh cầm sách đọc không bình thường? (0,5đ)

A. Cô giáo nhắc nhở bạn ấy. C. Cô xếp bạn lên ngồi bàn trên.
B. Cô đưa bạn đi khám mắt. D. Cô hỏi bạn nguyên nhân vì sao lại có sự không bình thường đó.
docx 4 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vân Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vân Hòa

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HÒA BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Lớp: (Thời gian làm bài 80 phút) Nhận xét của GV Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm (nếu có) (kí và ghi họ tên) (kí và ghi họ tên) A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điềm) I. Đọc thành tiếng: (3 điềm) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 11 đến tuần 16 và trả lời câu hỏi phù hợp nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc hiểu: (7điểm) 1. Đọc thầm bài: Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường. Cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như một người bạn cô đưa cho tôi một cặp kính. Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! - Tôi nói và cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, cô sẽ trả cho bà cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền trước khi em ra đời”. Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô đã nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành một người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính, không những như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. Xuân Lương 2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: *Câu 1: Cô giáo đã làm gì khi phát hiện bạn học sinh cầm sách đọc không bình thường? (0,5đ) A. Cô giáo nhắc nhở bạn ấy. C. Cô xếp bạn lên ngồi bàn trên. B. Cô đưa bạn đi khám mắt. D. Cô hỏi bạn nguyên nhân vì sao lại có sự không bình thường đó. *Câu 2: Sau khi bạn học sinh khám mắt xong, cô đã làm gì? (0,5đ) A. Cô nói cho gia đình bạn ấy biết. C. Cô dẫn bạn ấy đi mua kính.
  2. B. Cô không gọi bạn ấy đọc bài nữa. D. Cô tự mua cho bạn ấy một cặp kính. *Câu 3: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh nhận kính? (0,5đ) A. Cô nói với bạn cặp kính không đáng bao nhiêu tiền. B. Cô nói do nhà trường tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. C. Cô nói với bạn học sinh, khi nào có tiền thì trả lại cho cô sau. D. Cô đã kể cho học sinh nghe câu chuyện về cặp kính của cô. *Câu 4: Nhân vật “Tôi” trong bài là ai? (0,5đ). A. Là người kể chuyện. C. Là tác giả bài viết. B. Là bạn học sinh đã nhận kính. D. Cả 3 ý trên đều đúng. *Câu 5: Tìm trong bài các đại từ và viết vào chỗ chấm sau: (0,5đ) - Một đại từ chỉ người nói: - Một đại từ chỉ người nghe: - Một đại từ chỉ người được nhắc đến: *Câu 6: Tìm trong đoạn cuối bài một cặp quan hệ từ và cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì? (0,5đ) *Câu 7: Nếu em là bạn nhỏ trong bài, em sẽ nói gì với cô giáo? (1đ) *Câu 8: Qua việc tặng kính, em thấy cô giáo là người thế nào? (1đ) A. Cô là người rất giàu có. B. Cô là người có tấm lòng nhân hậu, cô hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. C. Qua việc cho kính, cô muốn kể câu chuyện về tuổi thơ của cô. D. Cô muốn bạn nhỏ trao cặp kính đó cho một bạn nhỏ khác. *Câu 9: Tìm từ đồng nghĩa với từ “cho” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1đ) *Câu 10: Tìm bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: (1đ) “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác.” B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Công nhân sửa đường” (đoạn “Bác Tâm nhịp nhàng.” SGK TV5 - tập 1 trang 150). II. Tập làm văn (8 điểm)
  3. *Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.