Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)

Đọc thầm bài văn sau : ĐỀ CHẴN

HÃY THA LỖI CHO EM

Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.

Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!

Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.

Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:

- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.

Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.

Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:

- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?

- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.

Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:

- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.

Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.

Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang

(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trả lời đúng hoặc hoàn thành bài tập theo yêu cầu:

Câu 1. Hãy viết những từ còn thiếu vào chỗ chấm

Hôm đó, đến phiên …………………………. trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường.

Câu 2: Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào ?

A. nét chữ nắn nót rất đẹp. B. nét chữ run run, không thẳng hàng.

C. nét chữ run run. D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng

Câu 3: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào ?

A. Chê bai chữ viết của cô. B. Xì xầm nói xấu cô.

C. Chăm chú theo dõi cô viết. D. Không nghe cô giảng bài

docx 11 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN Năm học: 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt 5 Họ và tên: Thời gian: 30 phút Lớp: 5 Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên kí Đọc thầm bài văn sau : ĐỀ CHẴN HÃY THA LỖI CHO EM Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau. Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá! Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn. Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ: - Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết (Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc. Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu. Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ: - Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé? - Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi. Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn: - Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô. Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến: - Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi. Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang (Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trả lời đúng hoặc hoàn thành bài tập theo yêu cầu: Câu 1. Hãy viết những từ còn thiếu vào chỗ chấm Hôm đó, đến phiên . trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường.
  2. Câu 2: Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào ? A. nét chữ nắn nót rất đẹp. B. nét chữ run run, không thẳng hàng. C. nét chữ run run. D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng Câu 3: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào ? A. Chê bai chữ viết của cô. B. Xì xầm nói xấu cô. C. Chăm chú theo dõi cô viết. D. Không nghe cô giảng bài. Câu 4: Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai” . Thông tin Trả lời A. Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. B. Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. C. Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. D. Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. Câu 5: Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân ? Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!” A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. D. Giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu 7: Tìm từ có thể thay thế từ giận trong câu: " Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến: - Không sao, cô không giận các em đâu." Câu 8: Các câu sau liên kết với nhau bằng cách nào ? Tôi quay lại nhìn Khôi. Nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn. Câu 9: Câu nào sau đây là câu ghép: a. Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến. b. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, hỏi khẽ. c. Mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường gặp khi trở trời lại tấy lên. d. Tôi quay lại nhìn Khôi. Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau : Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần.
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN Năm học: 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt 5 Họ và tên: Thời gian: 30 phút Lớp: 5 Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên kí Đọc thầm bài văn sau : ĐỀ LẺ HÃY THA LỖI CHO EM Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau. Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá! Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn. Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ: - Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết (Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc. Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu. Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ: - Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé? - Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi. Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn: - Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô. Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến: - Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi. Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang (Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trả lời đúng hoặc hoàn thành bài tập theo yêu cầu: Câu 1. Hãy viết những từ còn thiếu vào chỗ chấm Hôm đó, đến phiên . trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường.
  4. Câu 2: Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào ? A. Nét chữ run run, không thẳng hàng. B. Nét chữ nắn nót rất đẹp. C. Nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng D. Nét chữ run run. Câu 3: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào ? A. Chê bai chữ viết của cô. B. Xì xầm nói xấu cô. C. Chăm chú theo dõi cô viết. D. Không nghe cô giảng bài. Câu 4: Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai” . Thông tin Trả lời A. Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. B. Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. C. Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. D. Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. Câu 5: Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân ? Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? “Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!” A. Giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. D. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. Câu 7: Tìm từ có thể thay thế từ giận trong câu: " Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến: - Không sao, cô không giận các em đâu." . Câu 8: Các câu sau liên kết với nhau bằng cách nào ? Tôi quay lại nhìn Khôi. Nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn. Câu 9: Câu nào sau đây là câu ghép: a. Tôi quay lại nhìn Khôi. b. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, hỏi khẽ. c. Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến. d. Mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường gặp khi trở trời lại tấy lên. Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau : Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần.
  5. BIỂU ĐIỂM CẤM MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN ĐỌC HIỂU : ĐỀ CHẴN ĐỀ CHẴN Biểu điểm 1. tôi và Khôi 0,5 điểm 2. B 3. A Mỗi câu 0,5 điểm 4. Đ – S – Đ - Đ Mỗi ý 0,25 điểm 5. Cô Vân là người kiên trì vượt khó, có lòng bao dung và thương yêu 1 điểm học sinh. 6. A 7. trách 9.A Mỗi câu 0,5 điểm 8. Hai câu liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ 1 điểm 10. Đôi mắt cô /chớp chớp, mặt cô / đỏ lên rồi tái dần. 1 điểm CN VN CN VN PHẦN ĐỌC HIỂU : ĐỀ LẺ ĐỀ LẺ Biểu điểm 1. tôi và Khôi 0,5 điểm 2. A 3. A Mỗi câu 0,5 điểm 4. S – Đ – Đ - Đ Mỗi ý 0,25 điểm 5. Cô Vân là người kiên trì vượt khó, có lòng bao dung và thương yêu 1 điểm học sinh. 6. D 7. trách 9.C Mỗi câu 0,5 điểm 8. Hai câu liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ 1 điểm 10. Đôi mắt cô /chớp chớp, mặt cô / đỏ lên rồi tái dần. 1 điểm CN VN CN VN
  6. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học: 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm) Đọc thành tiếng 1 trong 4 đoạn sau và trả lời câu hỏi. Đoạn thứ nhất. Hoàng hôn trên sông Hương Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có cái gì như lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này. Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Câu hỏi: 1. Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày? Lúc đó mây trời thế nào? 2. Vì sao dòng sông Hương lại thay đổi sắc màu lúc hoàng hôn? Đoạn thứ hai. Hoàng hôn trên sông Hương Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó. Câu hỏi: 1. Tìm những chi tiết miêu tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc trời chiều đến khi tối hẳn? 2. Nêu ý chính của đoạn văn?
  7. Đoạn thứ ba. Nắng trưa Tiếng gì xa vắng thế ? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mí mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Câu hỏi: 1. Bài văn tả cảnh gì, ở đâu? 2. Tìm những chi tiết, đặc điểm cho thấy tác động của nắng trưa dữ dội đối với con người và cảnh vật? Đoạn thứ tư. Rừng chiều Hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên cánh rừng già. Nhá nhem, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Các loài động vật như gà rừng, sóc nâu, nai, hoẵng cũng từ mọi nơi trở về kiếm chỗ trú thân cho đêm nay. Tiếng suối chảy róc rách như cũng nhỏ đi bởi tiếng lay động của cả khu rừng. Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên một màu thẫm dần, thẫm dần như báo hiệu rằng thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng Cả khu rừng mỗi lúc như càng nặng nề hơn. Rồi tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên. Câu hỏi: 1. Bài văn tả cảnh gì? Vào lúc nào? 2. Tìm những chi tiết miêu tả cho thấy cảnh vật được miêu tả là cảnh chiều tối?
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : (3 điểm) - Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm - Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm. * Trả lời câu hỏi đoạn 1: 1. Hoàng hôn là lúc mặt trời bắt đầu từ từ lặn. Lúc đó gió thổi mây về phía cửa sông, trời chiều có những vệt mây hồng rực rỡ. 2. Dòng sông Hương thay đổi sắc màu lúc hoàng hôn vì lúc đó những vệt mây hồng rực rỡ in bóng xuống một quãng sông gần Kim Long; ánh sáng thay đổi phản chiếu xuống dòng sông. * Trả lời câu hỏi đoạn 2: 1. Những chi tiết miêu tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc trời chiều đến khi tối hẳn: Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều. Trên mặt sông thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng. 2. Ý chính của đoạn văn: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc trời chiều đến khi tối hẳn. * Trả lời câu hỏi đoạn 3: 1. Bài văn tả cảnh nắng trưa mùa hè ở làng quê. 2. Những chi tiết, đặc điểm cho thấy tác động của nắng trưa dữ dội đối với - Con người: Câu hát ru em đứt đoạn, lịm đi trong cái nặng nề của hai mí mắt khép lại. - Cảnh vật: Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. * Trả lời câu hỏi đoạn 4: 1. Bài văn tả cảnh rừng già, vào lúc chiều tối. (Bắt đầu hoàng hôn đến khi màn đêm buông xuống) 2. Những chi tiết miêu tả cho thấy cảnh vật được miêu tả là cảnh chiều tối: Hoàng hôn bắt đầu buông xuống; nhá nhem, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ; các loài động vật từ mọi nơi trở về kiếm chỗ trú thân; thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng; vạn vật chìm vào trong màn đêm.
  9. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học: 2021 - 2022 KIỂM TRA VIẾT 1.Chính tả: Nghe – viết: Thả thuyền Sau trận mưa rào, ngoài sân có tiếng ríu rít của bọn trẻ đang xúm lại chơi thả thuyền. Những chiếc thuyền bằng giấy đủ màu được lần lượt thả xuống dòng nước. Chiếc nào cũng tròng trành, nghiêng ngửa một lúc rồi mới lướt đi băng băng. Bọn trẻ thích thú đuổi theo những chiếc thuyền, vừa chạy vừa reo hò, tranh cãi nhau xem thuyền của đứa nào trôi nhanh nhất. Chiếc thuyền trở thành niềm hi vọng của mỗi chủ nhân nhỏ tuổi. Dường như chúng đang trở trên mình cả một thời bé dại. ( Theo HÀ THỊ BÌNH THANH ) III. Tập làm văn (8điểm) : Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Đất nước ta có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất. Đề 2: Hãy tả một người mà em yêu quý (bạn bè, thầy cô, bác bảo vệ, bác hàng xóm )
  10. BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – Phần kiểm tra viết 1. Chính tả: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: 2 điểm. - Sai từ 1 đến 3 lỗi trừ 0,25đ. Sai từ 4 đến 6 lỗi trừ 0,5đ. Sai từ 7 đến 10 lỗi trừ 1đ (gồm: sai - lẫn phụ âm đầu, vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) * Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 8 điểm Đề bài: Văn tả người - Viết được bài văn tả người đủ 3 phần, trình bày đúng bố cục, miêu tả sinh động về người được tả, câu văn hay, có hình ảnh, diễn đạt gãy gọn, đủ ý, dùng từ đúng văn cảnh, không mắc lỗi chính tả. - Cụ thể: + Phần mở bài: Giới thiệu người định tả (1 điểm). + Phần thân bài: 4 điểm .Nội dung: Tả bảo quát về vóc dáng của người được tả. Tả chi tiết về ngoại hình, đặc biệt cần tập trung tả nét nổi bật về ngoại hình. ( Chẳng hạn như khuôn mặt, mái tóc, làn da, đôi mắt, miệng, nụ cười, .) Tả hoạt động và tính tình của người đó. . Kĩ năng: Có thể thông qua tả ngoại hình để phác họa nên tính tình hoặc kết hợp tả hoạt động qua đó bộc lộ nét tính cách nổi bật của người mình định tả. . Cảm xúc: Chân thành, bày tỏ lòng yêu mến. + Phần kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả (1 điểm). + Trình bày: . Chữ viết đúng chính tả, sạch đẹp, trình bày đúng quy định: 0,5 điểm . Dùng từ đúng văn cảnh, diễn đạt ý trọn vẹn, lời văn tự nhiên, chân thực: 0,5 điểm. . Bài viết giàu cảm xúc, có sáng tạo: 1 điểm. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 Đề bài văn tả cảnh: TT Điểm thành phần Mức điểm 2 1,5 1 0.5 1 Mở bài: - Giới thiệu - Giới thiệu Giới thiệu được cảnh định được cảnh định được cảnh tả tả. định tả. ( 1điểm ) - Em quan sát cảnh ấy vào thời điểm nào? Thân Nội dung:- Tả - Tả bao quát - Tả bao quát -Tả từng bộ Chỉ tả được
  11. bài bao quát toàn toàn cảnh. toàn cảnh. phận của cảnh 1, 2 bộ (4,5 cảnh. -Tả từng bộ -Tả từng bộ hoặc sự thay đổi phận của 2a điểm) -Tả từng bộ phận phận của cảnh phận của cảnh của cảnh theo cảnh hoặc của cảnh hoặc sự hoặc sự thay hoặc sự thay thời gian nhưng sự thay đổi thay đổi của đổi của cảnh đổi của cảnh còn sơ sài. của cảnh cảnh theo thời theo thời gian. theo thời gian theo thời gian.(2 điểm) nhưng còn sơ gian sài. Kĩ năng: dùng Tả theo một Các ý sắp xếp Các ý sắp từ, đặt câu, viết trình tự hợp lý; theo trình tự xếp theo 2b đoạn diễn đạt trôi hợp lý, diễn đạt trình tự hợp (1,5 điểm) chảy, các câu trôi chảy, các lý, diễn đạt văn có sự liên câu văn có sự chưa thật kết, làm rõ ý liên kết. trôi chảy. chủ đề. 2c Cảm xúc Thể hiện được Chưa thể (1 điểm) cảm xúc chân hiện rõ cảm thực. xúc. Kết bài: Nêu nhận xét Nêu nhận xét Đã nêu 3 hoặc cảm nghĩ của em với hoặc cảm nghĩ được nhận cảnh được miêu tả.(1 của em với cảnh xét hoặc điểm) được miêu tả. cảm nghĩ nhưng còn sơ sài. Sai 2, 3 lỗi 4 Chữ viết, chính tả chính tả, (0,5 điểm) trình bày sạch, đẹp. Có sáng tạo Có sử dụng trong cách diễn các biện đạt: sử dụng pháp nghệ 5 Sáng tạo (1 điểm) biện pháp so thuật trong sánh, nhân hóa, diễn đạt đảo ngữ, làm nhưng chưa nổi bật nội làm nổi bật dung. nội dung.