Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)

II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

CÁI LỖ TRÊN HÀNG RÀO

Có một cậu bé nọ tính tình rất nóng nảy. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một chiếc túi đựng đầy đinh và nói: “Bất cứ khi nào con không giữ được bình tĩnh thì hãy lấy búa, đóng một chiếc đinh lên mặt sau hàng rào”.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã phải đóng đến ba mươi bảy chiếc đinh lên hàng rào. Sang tuần sau, cậu đã học được cách kiềm chế cơn giận của mình, số đinh đóng lên hàng rào đã giảm đi trông thấy. Cậu bé phát hiện ra rằng việc giữ bình tĩnh bản thân còn dễ hơn việc đóng một chiếc đinh lên hàng rào.

Cuối cùng, cái ngày mà cậu bé không còn nóng nảy, mất bình tĩnh nữa cũng đến. Cậu vui mừng nói với cha. Người cha bảo: “Mỗi ngày không giận dữ, con hãy nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào, con sẽ có khả năng điều khiển cảm xúc của mình”. Ngày qua ngày cho đến một hôm, cậu bé sung sướng báo cho cha hay rằng trên hàng rào chẳng còn một cây đinh nào nữa.

Người cha nắm tay con trai và dắt cậu đến chỗ hàng rào. Ông nói: “Con làm được như thế là tốt lắm. Nhưng con hãy nhìn những cái lỗ chi chít trên hàng rào kia xem. Cái hàng rào này sẽ không bao giờ lành lặn như trước nữa. Khi con nói những điều khó nghe trong cơn giận dữ, con đã để lại những vết sẹo lớn trong lòng mọi người giống như những vết đinh trên hàng rào này. Cho dù có nói bao nhiêu lời xin lỗi thì vết thương vẫn sẽ còn in lại. Một vết thương do lời nói cũng gây đau đớn không kém gì một vết thương trên thể xác vậy”.

Thảo Nguyên dịch

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. (0,5 điểm) Khi cậu bé nóng nảy, người cha đã bảo cậu làm gì?

A. Khi nào không giữ được bình tĩnh, hãy đếm đinh trên mặt sau hàng rào.

B. Khi nào không giữ được bình tĩnh, hãy nhổ đinh trên mặt sau hàng rào.

C. Khi nào không giữ được bình tĩnh, hãy đóng một chiếc đinh lên mặt sau hàng rào.

Câu 2. (0,5 điểm)Sau một tuần thực hiện yêu cầu của người cha, cậu bé nhận ra điều gì?

A. Đóng một chiếc đinh là việc quá khó.

B. Giữ bình tĩnh cho bản thân là điều cậu không làm được.

C. Việc giữ bình tĩnh cho bản thân dễ hơn việc đóng một chiếc đinh lên hàng rào.

doc 5 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3740
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

  1. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II LỚP 5 Năm học 2021-2022 MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN ĐỌC - HIỂU (Thời gian làm bài: 35 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 5A Số phách: . Trường Tiểu học Đồng Hòa Giám thị: 1, 2, Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) CÁI LỖ TRÊN HÀNG RÀO Có một cậu bé nọ tính tình rất nóng nảy. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một chiếc túi đựng đầy đinh và nói: “Bất cứ khi nào con không giữ được bình tĩnh thì hãy lấy búa, đóng một chiếc đinh lên mặt sau hàng rào”. Ngày đầu tiên, cậu bé đã phải đóng đến ba mươi bảy chiếc đinh lên hàng rào. Sang tuần sau, cậu đã học được cách kiềm chế cơn giận của mình, số đinh đóng lên hàng rào đã giảm đi trông thấy. Cậu bé phát hiện ra rằng việc giữ bình tĩnh bản thân còn dễ hơn việc đóng một chiếc đinh lên hàng rào. Cuối cùng, cái ngày mà cậu bé không còn nóng nảy, mất bình tĩnh nữa cũng đến. Cậu vui mừng nói với cha. Người cha bảo: “Mỗi ngày không giận dữ, con hãy nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào, con sẽ có khả năng điều khiển cảm xúc của mình”. Ngày qua ngày cho đến một hôm, cậu bé sung sướng báo cho cha hay rằng trên hàng rào chẳng còn một cây đinh nào nữa. Người cha nắm tay con trai và dắt cậu đến chỗ hàng rào. Ông nói: “Con làm được như thế là tốt lắm. Nhưng con hãy nhìn những cái lỗ chi chít trên hàng rào kia xem. Cái hàng rào này sẽ không bao giờ lành lặn như trước nữa. Khi con nói những điều khó nghe trong cơn giận dữ, con đã để lại những vết sẹo lớn trong lòng mọi người giống như những vết đinh trên hàng rào này. Cho dù có nói bao nhiêu lời xin lỗi thì vết thương vẫn sẽ còn in lại. Một vết thương do lời nói cũng gây đau đớn không kém gì một vết thương trên thể xác vậy”. Thảo Nguyên dịch Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. (0,5 điểm) Khi cậu bé nóng nảy, người cha đã bảo cậu làm gì? A. Khi nào không giữ được bình tĩnh, hãy đếm đinh trên mặt sau hàng rào. B. Khi nào không giữ được bình tĩnh, hãy nhổ đinh trên mặt sau hàng rào. C. Khi nào không giữ được bình tĩnh, hãy đóng một chiếc đinh lên mặt sau hàng rào. Câu 2. (0,5 điểm) Sau một tuần thực hiện yêu cầu của người cha, cậu bé nhận ra điều gì? A. Đóng một chiếc đinh là việc quá khó. B. Giữ bình tĩnh cho bản thân là điều cậu không làm được. C. Việc giữ bình tĩnh cho bản thân dễ hơn việc đóng một chiếc đinh lên hàng rào.
  2. Câu 3. (0,5 điểm) Để con trai điểu khiển cảm xúc của mình, người cha yêu cầu con điều gì? A. Mỗi ngày nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào. B. Mỗi ngày không giận dữ, hãy nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào. C. Nhổ hết đinh ra khỏi hàng rào. Câu 4. (0,5 điểm) Người cha chỉ cho con những lỗ thủng trên hàng rào với mục đích gì? A. Cho cậu thấy sự không lành lặn của hàng rào sau khi bị đóng đinh. B. Cho cậu thấy khi cậu nói những điều khó nghe trong cơn giận dữ đã để lại tổn thương trong lòng mọi người. C. Cả hai ý trên. Câu 5. (1 điểm) Theo em, cậu bé trong câu chuyện đã nhận được bài học gì? Câu 6. (0,5 điểm) Từ “nóng nảy’’ trong câu: “Có một cậu bé nọ tính tình rất nóng nảy.” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 7. (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Ngày đầu tiên, cậu bé đã phải đóng đến ba mươi bảy chiếc đinh lên hàng rào.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế trong câu ghép. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 8. (1 điểm) Xác định từ loại các từ được gạch chân sau: Ông nói: “ Con làm được như thế là tốt lắm. Nhưng con hãy nhìn những cái lỗ chi chít trên hàng rào kia xem.” Câu 9. (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và chỉ ra các vế câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào? Mỗi ngày không giận dữ, con hãy nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào, con sẽ có khả năng điều khiển cảm xúc của mình. Câu 10. (1 điểm) Đặt một câu ghép biểu thị mối quan hệ nguyên nhân- kết quả nói về việc học tập của một bạn trong lớp em. (Câu 8,9, Hoc sinh xác định từ loại hoặc chủ ngữ, vị ngữ luôn trong đoạn trích)
  3. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II LỚP 5 Năm học 2021-2022 MÔN TIẾNG VIÊT - PHẦN VIẾT (Thời gian làm bài: 55 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 5A Số phách: . Trường Tiểu học Đồng Hòa Giám thị: 1, 2, Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. Chính tả (3 điểm) Út Vịnh (Sách TV5, tập 2, trang 136 viết đoạn: “Một buổi chiều đẹp trời trong gang tấc”) II. Tập làm văn (7 điểm) Hãy tả một người mà em yêu quý.
  4. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: GV chấm theo ý học sinh Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: Ông nói: “ Con làm được như thế là tốt lắm. Nhưng con hãy nhìn những cái lỗ chi ĐT ĐT TT QHT ĐgT chít trên hàng rào kia xem.” Câu 9: Mỗi ngày không giận dữ, con / hãy nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào, con / sẽ CN VN CN có khả năng điều khiển cảm xúc của mình. VN Câu 10: Đặt câu đúng cho điểm. Thiếu dấu câu trừ 0,25 điểm Phần bài làm viết ( 10 điểm) I. Chính tả (3,0 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn - cho 3,0 điểm. - Sai 3 lỗi về âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định- trừ 1,0 điểm. II. Tập làm văn (7,0 điểm ) + Đảm bảo ỵêu cầu sau đạt 7điểm: - Bài viết đúng thể loại văn tả người, đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần, độ dài bài viết từ 20 câu trở lên - Bài viết đúng trọng tâm tả người em yêu quý, câu văn có hình ảnh, giàu cảm xúc, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Nêu rõ ấn tượng, tình cảm, cảm xúc của bản thân, biết sử dụng các biện pháp tu từ đã học để miêu tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ - Tuỳ mức độ sai sót GV có thể cho các mức điểm: 7,0- 6,5- 6,0- 5,5- 5,0 – 4,5 – 4,0 – 3,0