Bài kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

Đọc thầm bài văn sau:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

        Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

        - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

        - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

        Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

        - Thật chứ ?

        - Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

        Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.

        Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

        - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?

        Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:

        - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

        Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

                                                                               (Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào? 

A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.

B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.

D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

Câu 2.  Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng?

A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi         B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao

C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào.             D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.

doc 7 trang Đường Gia Huy 19/07/2023 7600
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_ki_2_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023_co.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM 2022 - 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC MÔN: Tiếng Việt - Lớp 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, Số câu và số kĩ năng điểm HT TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL khác 2 2 1 1 4 2 1. Đọc hiểu văn Số câu bản 1; 2 3;4 7 8 Câu số 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 Số điểm 1 1 1 1 2 2 2. Kiến thức Tiếng Số câu Việt 5 6 9 10 Câu số 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 2,0 Số điểm Tổng Số câu 3 3 2 2 6 4 Số điểm 1,5 1,5 2,0 2,0 3,0 4,0 Đọc thành tiếng Số điểm 3 a,chính tả 2 Số điểm Viết b, đoạn 8 bài Số điểm
  2. PHÒNG GD&ĐT BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM 2022 - 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học A. Phần đọc I. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc đoạn một trong các bài sau: 1. Trí dũng song toàn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28) Đọc đoạn: Từ Mùa đông năm 1637 bất hiếu với tổ tiên ! 2. Phân xử tài tình (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 51) Đọc đoạn: Đòi người làm chứng nhưng không có cúi đầu nhận tội 3. Nghĩa thầy trò (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 87) Đọc đoạn: Các môn sinh đồng thanh dạ ran tạ ơn thầy. 4. Một vụ đắm tàu (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115) Đọc đoạn: Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng. 5. Tà áo dài Việt Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 127) Đọc đoạn: Từ những năm 30 của thế kỉ XX thanh thoát hơn.
  3. PHÒNG GD&ĐT BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM 2022 -2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC MÔN TIẾNG VIỆT(Đọc - hiểu) - LỚP 5 Năm học Thời gian 40 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp 5 Điểm Nhận xét của giáo viên 1. Đọc thầm bài văn sau: ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ ? - Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp: - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. (Theo Truyện khuyết danh nước Anh) 2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào? A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm. B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be. D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm. Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng? A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.
  4. Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên ? A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa. B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền. C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa. D. Cả hai lí do B và C. Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách? A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà. B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện. C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. D. Rô-be không thể mang trả ông khách được. Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu? Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. A. Nguyên nhân - kết quả. B. Điều kiện - kết quả C. Tương phản D. Hô ứng Câu 6. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào? A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Nhiều nghĩa D. Đồng âm Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những mà ” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em. Câu 8. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. Câu 9. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: “Hôm qua, chúng em thi văn nghệ.” Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.” Chủ ngữ là : Vị ngữ là:
  5. B. Phần viết I. Chính tả: (20 phút) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết: Bài: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2B trang 23 ) Viết đoạn: “Từ đầu thế kỷ XIX gấp đôi vạt phải.” II. Tập làm văn: (20 phút) Viết bài văn tả một người mà em yêu quý nhất.
  6. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 A. Phần Đọc I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) - Học sinh đọc được văn bản, tốc độ đảm bảo yêu cầu (1,5 điểm) - Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí (1 điểm) - Học sinh đọc diễn cảm được đoạn đọc (0,5 điểm) II. Đọc hiểu ( 7 điểm ) Câu 1: B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. 0,5 điểm Câu 2: C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. 0,5 điểm Câu 3: D. Cả hai lí do B và C. 0,5 điểm Câu 4: C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. 0,5 điểm Câu 5: A. Nguyên nhân - kết quả. 0,5 điểm Câu 6: D. Đồng âm. 0,5 điểm Câu 7: (1 điểm) Ví dụ: Ngọc chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn rất tích cực giúp các bạn cùng tiến. - Đặt được câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những mà ” hoặc có thể các em đặt câu ghép sử dụng cặp “ chẳng những mà còn” (0,5điểm) - Nội dung đúng chủ đề: việc học tập (0,5 điểm) Câu 8: 1 điểm - Gặp tai nạn vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa; ( 0,5 điểm) - Tuy nghèo mà thật thà, chứng tỏ mình "không phải là một đứa bé xấu". ( 0,5 điểm ) GV chấm linh hoạt các em nêu sát ý trên vẫn cho điểm. Câu 9: 1 điểm Tác dụng của dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu . Câu 10: 1 điểm - Chủ ngữ: Chủ ngữ 1: anh cháu; Chủ ngữ 2: anh ấy - Vị ngữ: Vị ngữ 1: không thể mang trả ông được Vị ngữ 2: bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. (Mỗi chủ ngữ, vị ngữ xác định đúng được 0,25 điểm) B. Phần Viết:
  7. I. Chính tả ( 2 điểm ) - Trình bày và viết đúng, đủ đoạn văn (1 điểm) (Trình bày không đúng quy định và viết không đủ đoạn văn trừ 0,25đ) - Không mắc quá 5 lỗi/ bài chính tả ( Từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm). - Bài viết đúng mẫu chữ quy định về độ cao, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách (0,5 điểm) (Bài viết sai toàn bài về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,5đ) - Bài viết sạch đẹp, không tẩy xóa, chữ viết rõ ràng (0,5 điểm) II. Tập làm văn ( 8 điểm) Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, đẹp, . (8,0 điểm). Trong đó: - Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần: 1,0 điểm. - Mở bài: Giới thiệu được người định tả một cách hợp lý: 1,5 điểm - Thân bài (4,0 điểm) + Tả được hình dáng, vẻ bên ngoài hợp lí. (1 điểm) + Tả được tính tình, cách ăn mặc, những tình cảm, sự dạy dỗ của thầy (cô) dành cho em. (1 điểm) + Kể lại được những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc kết hợp bộc lộ cảm xúc (1 điểm) + Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, tương phản, khi tả (1 điểm) - Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với người được tả. (1,5 điểm)