Bài kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ (Có đáp án)

I. Điểm đọc tiếng:

II. Điểm đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt:

Đọc thầm bài "Rừng xuân" và trả lời các câu hỏi.

RỪNG XUÂN

Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ trên sường đồi. Rừng hôm nay như ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non tơ như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao,…. Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sòi xanh, có những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên bi hồng ngọc. Lác đác trên cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.

Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra buổi hội ngộ của một số loài chim.

(Ngô Quân Miện)

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?

a. Trời xuân b. Rừng xuân c. Vệt sương d. Hơi lạnh.

Câu 2: Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?

a. Cây quéo b. Cây dâu da c. Cây vải d. Cây sòi.

Câu 3: Tác giả tả chiếc lá nào có đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím?

a. Lá non b. Lá vàng c. Lá già d. Lá vải.

doc 6 trang Đường Gia Huy 22/05/2024 4060
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phạm Phú Thứ (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 KHỐI LỚP 5 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 6 1 văn bản Câu số 2;5 1;3 4 6 Số câu 1 1 1 1 4 2 Kiến thức tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Tổng số câu 3 3 1 1 1 1 10
  2. Trường T.H Phạm Phú Thứ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Họ và tên: Năm học: 2021-2022 Lớp: 5/ MÔN: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 85 phút (3 phần) Ngày kiểm tra: Điểm đọc: Nhận xét của giáo viên: Điểm viết: TB: I. Điểm đọc tiếng: II. Điểm đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: Đọc thầm bài "Rừng xuân" và trả lời các câu hỏi. RỪNG XUÂN Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ trên sường đồi. Rừng hôm nay như ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những mầm cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non tơ như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao, . Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sòi xanh, có những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên bi hồng ngọc. Lác đác trên cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa. Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra buổi hội ngộ của một số loài chim. (Ngô Quân Miện) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan? a. Trời xuân b. Rừng xuân c. Vệt sương d. Hơi lạnh. Câu 2: Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc? a. Cây quéo b. Cây dâu da c. Cây vải d. Cây sòi. Câu 3: Tác giả tả chiếc lá nào có đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím? a. Lá non b. Lá vàng c. Lá già d. Lá vải.
  3. Câu 4: Bài văn miêu tả cảnh gì? a. Cảnh ngày hội mùa xuân. b. Cảnh rừng xuân. c. Cảnh trời xuân. d. Cảnh ngày hội các loài chim. Câu 5: Sự vật nào được nắng chiếu vào tóe lên những tia ngũ sắc? a. Tầng lá b. Hạt sương c. Chùm hoa d. Ống kính Câu 6: Tìm hai hình ảnh miêu tả màu sắc khác nhau có trong bài. Câu 7: Đọc câu văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho câu hỏi bên dưới: Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao. Các từ đồng nghĩa được dùng trong câu trên là: a. Sắc xanh; tán lá. b. Xanh non; sẫm đặc. c. Xanh sẫm; xanh non. d. Cây dâu da; cây đa. Câu 8: Khoanh vào câu trả lời đúng cho bài tập sau: Chị (1) sẽ là chị(2) của em mãi mãi. a. Chị(1) là danh từ, chị(2) là đại từ. b. Chị(1) là đại từ, chị(2) là danh từ. c. Chị(1), chị(2) đều là đại từ. d. Chị(1), chị(2) đều là danh từ. Câu 9: Dùng cặp quan hệ từ thích hợp để ghép hai câu sau thành một câu và cho biết cặp quan hệ từ đó có ý nghĩa như thế nào? Mọi người tích cực trồng cây. Quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát. Câu 10: Em hiểu thế nào là khu sản xuất? Thế nào là khu bảo tồn thiên nhiên?
  4. I. Chính tả (Nghe - viết) II. Tập làm văn: Đề: Hãy tả một bạn thân của em đang làm việc hoặc học tập.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2021 - 2022 I. Đọc tiếng (3điểm): 1. Thời gian kiểm tra: Kiểm tra Tuần 16 năm học 2021-2022. 2. Nội dung kiểm tra: Giáo viên chọn 10 bài trong những bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17. Ghi tên bài vào phiếu sau đó cho học sinh bốc xăm để đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 3. Cách cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng từ, (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7điểm): Câu 1: Khoanh câu c - 0,5điểm Câu 2: Khoanh câu d - 0,5điểm Câu 3: Khoanh câu c - 0,5điểm Câu 4: Khoanh câu d - 1 điểm Câu 5: Khoanh câu c - 0,5 điểm Câu 6: 1điểm. Ví dụ: Những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên bi hồng ngọc. Lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch Câu 7: Khoanh câu c - 0,5điểm Câu 8: Khoanh câu b - 0,5điểm Câu 9: 1 điểm. HS có thể dùng các cặp QHT như: vì nên ; nếu thì ; nhờ .mà . vv. Ghép và viết đúng chính tả được 0,5 điểm. Nêu đúng ý nghĩa được 0,5 điểm. Câu 10: 1điểm. Nêu đúng mỗi ý được 0,5 điểm. III. Chính tả (2 điểm): Viết đoạn trong bài: Cô Chấm. Sách TV 5 Tập 1 trang 156. Viết đoạn: Đôi mắt bao giờ. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Từ lỗi thứ 6 trở lên, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. - Viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, sạch, đẹp : 1điểm. IV. Tập làm văn (8 điểm): TT Điểm thành phần Mức điểm 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài: 1 điểm Đúng nội dung: 1,5 điểm 2 Thân bài: 4 điểm Kĩ năng : 1,5 điểm Cảm xúc : 1 điểm 3 Kết bài: 1 điểm 4 Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm 5 Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm 6 Sáng tạo: 1 điểm