Bài kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

I. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi :

CÔ CHẤM

Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Tác giả chọn tả những nét ngoại hình nào của cô Chấm?

a. Đôi mắt, cách ăn mặc.

b. Đôi mắt, dáng dấp.

c. Đôi mắt, gương mặt, cách ăn mặc.

docx 7 trang Đường Gia Huy 11/06/2024 3000
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_toan_lop_5_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Số báo danh BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Người coi Người chấm Phòng thi: NĂM HỌC 2023 - 2024 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên) Môn: Toán - Lớp 5 Điểm: (Thời gian làm bài 40 phút ) Bằng chữ: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây: Câu 1: Chữ số 3 trong số 86,2365 có giá trị là: 3 3 3 A. 3 B. C. D. 10 100 1000 Câu 2: Viết số thập phân có cách đọc sau: “ ba trăm hai mươi bảy phẩy không năm”? A. 327,5 B. 327,05 C. 237,05 D. 327,005 Câu 3: Một lớp học có 20 học sinh nữ, 16 học sinh nam. Tỉ số phần trăm của số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp học đó là: A. 80% B. 8% C. 111% D. 0,8% Câu 4:Viết số đo 2,045 ha dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông. A. 2045m2 B. 204500 m2 C.20450 m2 D.2045000 m2 Câu 5 : Một mảnh vải hình chữ nhật có chiều dài 1,2 m, chiều rộng 60 cm. Chu vi mảnh vải đó là : A. 3,6 dm ; B. 3,6 m2 C. 72 m D. 3,6 m Câu 6 : Các số : 42,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 41,538 được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là : A. 42,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 41,538. B. 42,538 ; 42,358 ; 41,835 ; 41,538. C. 42,358 ; 42,538 ; 41,835 ; 41,538 . D. 41,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 42,538. Câu 7: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : 2 c, 5 tấn 5 tạ > 5050 kg b) 2 m = 2200cm 5 II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 8: Đặt tính rồi tính. a. 12,54 + 2,178 b. 100 – 12,45 c. 6,38 x 4,5 d. 95,2 : 68
  2. Câu 9: a. Tìm X b. Tính giá trị của biểu thức sau 25: X = 0,5 : 10 8,64 : ( 1,46 + 3,34) Câu 10 . Mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18 m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Người ta dành 40% diện tích mảnh đất để làm nhà, phần đất còn lại để làm vườn. Tính diện tích phần đât làm vườn. Câu 11: Tính bằng cách thuận tiện: a, 0,2 × 17 × 7 + 0,14 × 520 + 31 × 1,4 b) (2+4+6+8+10) x (11 x 105 - 22 x 52,5)
  3. Đáp án và biểu điểm môn Toán: I.Trắc nghiệm : 4 điểm Câu 1: C ( 0,5 điểm) Câu 2 : B ( 0,5 điểm) Câu 3: A ( 0,5 điểm) Câu 4: C ( 0,5 điểm) Câu 5: D ( 0,5 điểm) Câu 6: B( 0,5 điểm) Câu 7: ( 1 điểm) a- Đ b- S ( Mỗi phần đúng được 0,5 điểm) II. Tự luận : 6 điểm Câu 8: ( 2 điểm) Mỗi phần làm đúng được 0,5 điểm. Đặt tính đúng, tính sai được nửa số điểm. a. 14,718 b. 87,55 c. 28,71 d. 1,4 Câu 9: (1 điểm) Mỗi phần đúng được 0,5 điểm 25 : X = 0,5 : 10 25 : X = 0,05 ( 0,15 đ) 8,64 : ( 1,46 + 3,34) = 8,64 : 4,8 ( 0,25 đ) X = 25 : 0,05 ( 0,15 đ) = 1,8 ( 0,25 đ) X = 500 ( 0,2 đ) Câu 10: ( 2 điểm) Bài giải Chiều rộng mảnh đất là: 18 x 2/3 = 12 ( m) ( 0, 25 đ) Diện tích mảnh đất là: 18 x 12 = 216 ( m2) ( 0,5 đ) Diện tích mảnh đất để làm nhà là: 216 : 100 x 40 = 86,4 ( m2) ( 0,5 đ) Diện tích phần đất làm vườn là: 216 – 86,4 = 129,6 ( m2) ( 0,5 đ) ĐS: 129,6 m2 ( 0, 25 đ) Câu 11: 1 điểm ( Mỗi phần đúng được 0,6 đ) a, , 0,2 × 17 × 7 + 0,14 × 520 + 31 × 1,4 = 0,2 x7 x17 + 0,14 x 10 x 52 + 31 x 1,4 ( 0,1 đ) = 1,4 x 17 + 1,4 x 52 + 31 x 1,4 ( 0,1 đ) = 1,4 x ( 17 + 52 + 31) ( 0,1 đ) = 1,4 x 100 ( 0,1 đ) = 140 ( 0,1 đ) b , (2+4+6+8+10) x (11 x 105 - 22 x 52,5) = (2+4+6+8+10) x ( 11 x 105 – 11 x 2 x 52,5) ( 0,1đ) = (2+4+6+8+10) x ( 11 x 105 – 11 x ( 2 x 52,5)) ( 0,1đ) = (2+4+6+8+10) x 11 x ( 105 – 105) ( 0,1đ) = (2+4+6+8+10) x 11 x 0 ( 0,1đ) = 0 ( 0,1đ)
  4. Số báo danh BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I Người coi Người chấm Phòng thi: NĂM HỌC 2023 - 2024 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên) Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Điểm: (Thời gian làm bài 60 phút ) Bằng chữ: I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT I. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi : CÔ CHẤM Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác. Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ. Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Tác giả chọn tả những nét ngoại hình nào của cô Chấm? a. Đôi mắt, cách ăn mặc. b. Đôi mắt, dáng dấp. c. Đôi mắt, gương mặt, cách ăn mặc.
  5. Câu 2. Chấm không đẹp nhưng ai đã gặp Chấm thì không thể lẫn lộn với một người nào khác. Vì: a. Chấm có những nét ngoại hình rất đẹp. b. Chấm có những nét ngoại hình rất lạ. c. Chấm có những nét tính cách rất riêng. Câu 3. Cô Chấm được tác giả so sánh với những hình ảnh nào? a. Cây xương rồng b. Cây xương rồng, hòn đất. c.Cây xương rồng, hòn đất, nắng mưa. Câu 4. Những từ ngữ nào nói lên tính cách của cô Chấm? a. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, kiêu căng b. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm c. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, bướng bỉnh Câu 5: Em hãy ghi lại một hình ảnh em thích trong bài văn? Vì sao em thích? Câu 6. Em hãy ghi lại nội dung của bài văn trên: Câu 7. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển: a. Thức ăn phải được nấu chín. b. Một điều nhịn chín điều lành. c. Suy nghĩ cho chín rồi hãy nói. Câu 8. Dòng nào dưới đây các từ in nghiêng không phải từ đồng âm: a. Cánh rừng gỗ quý. Cánh cửa hé mở. b. Hạt đỗ nảy mầm. Xe đỗ dọc đường. c. Một giấc mơ đẹp. Rừng mơ sai quả. Câu 9. Viết một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có từ ngữ chỉ sự vật thiên nhiên hoặc hiện tượng thiên nhiên. Đặt câu với thành ngữ, tục ngữ đó?
  6. II. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp ở địa phương em mà em yêu thích nhất. . . . . . . .
  7. Đáp án và biểu điểm môn Tiếng Việt I. Phần đọc- hiểu: 5 điểm Câu 1: C ( 0,5 đ) Câu 2: C ( 0,5 đ) Câu 3: A ( 0,5 đ) Câu 4: B ( 0,5 đ) Câu 5: ( 0,5 đ) : HS tự tìm ( Mỗi yêu cầu đúng được 0,25đ) Câu 6: ( 0,5 đ) Miêu tả tính cách của cô Chấm - một cô gái nông thôn với đức tính trung thực, chăm chỉ, giản dị, mộc mạc và giàu tình cảm. ( HS có thể trình bày theo ý hiểu của mình nhưng đủ ý) Câu 7: C ( 0,5 đ) Câu 8: A ( 0,5 đ) Câu 9: ( 1 điểm) ( Mỗi yêu cầu đúng được 0,25đ) Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh; Góp gió thành bão. Nước chảy đá mòn. Khoai đất lạ, mạ đất quen . II. Tập làm văn : 5 điểm 1. Mở bài: 0,5 điểm. Giới thiệu cảnh đẹp 2. Thân bài :( 4 điểm) HS có thể tả từng bộ phận của cảnh: HS cũng có tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian ( Từ sáng đến chiều hay từ mùa xuân tới mùa đông .) 3. Kết bài: 0,5 điểm. Nêu cảm nghĩ về cảnh đã tả