Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phúc Lợi

II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.Chiều chiều, hoa thiên lý cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua bé tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.Ngày mùa, mùi hương từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!(Theo Băng Sơn)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu.

Câu 1 (0,5 điểm): Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu?

A. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi khác nhau

B. Do mùi thơm của cây lá trong làng

C. Do mùi thơm của nước hoa

D. Do mùi thơm của hương cốm mới

Câu 2 (0,5 điểm): Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới?

A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ

B. Hoa thiên lý, hoa ngâu, hoa cau

C. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh

D. Mùi của lá lốt, xương sông, hương nhu, bạc hà

pdf 3 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1740
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phúc Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.pdf

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phúc Lợi

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2022 Họ và tên: BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Lớp: 5A MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Kiểm tra đọc) Năm học 2021 - 2022 (Thời gian làm bài: 35 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm Đọc tiếng: Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK giữa học kì II môn Tiếng Việt lớp 5. II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm) Hương làng Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. Chiều chiều, hoa thiên lý cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua bé tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi hương từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu. Câu 1 (0,5 điểm): Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu? A. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi khác nhau B. Do mùi thơm của cây lá trong làng C. Do mùi thơm của nước hoa D. Do mùi thơm của hương cốm mới
  2. Câu 2 (0,5 điểm): Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới? A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ B. Hoa thiên lý, hoa ngâu, hoa cau C. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh D. Mùi của lá lốt, xương sông, hương nhu, bạc hà Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm “mộc mạc, chân chất”? A. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa. B. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền. C. Vì những mùi thơm đó tác giả thường xuyên ngửi thấy. D. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê. Câu 4 (0,5 điểm): Trong câu: “Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ”, từ “giả tạo” có thể thay bằng từ nào? A giả dối C. nhân tạo B. giả danh D. giả mạo Câu 5 (1 điểm): Gạch dưới các quan hệ từ có trong câu sau: “Mùi hương từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ.” Câu 6 (0,5 điểm: Trong câu: “Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất ”, từ “đó” chỉ cái gì? A Đất quê C. Làn hương quen thuộc của đất quê. B. Làng D. Đường làng Câu 7 (0,5 điểm): Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua bé tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.” A. Nhân hóa C. Lặp lại từ ngữ B. So sánh D. Cả 3 ý trên Câu 8 (0,5 điểm): Cho đoạn văn: “Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.” Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó? Trả lời: . . . Câu 9 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng. . Câu 10 (1 điểm): Đặt một câu ghép nói về tình hình học tập của bạn em trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ “không những mà ”
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2022 Họ và tên: BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Lớp: 5 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2021- 2022 (Thời gian làm bài: 55 phút) A/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I/ Chính tả: ( 2 điểm - 20 phút) * Chính tả (nghe - viết): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: Mưa xuân Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo trên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường. Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Theo Ngô Văn Phú II. Tập làm văn: (Thời gian:35 phút) Em hày lựa chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Nhân dịp sinh nhật, em được tặng rất nhiều quà. Hãy tả lại một món quà mà em vô cùng yêu quý và trân trọng. Đề 2: Hãy tả một đồ vật để lại cho em nhiều kỉ niệm nhất.