Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong bài tập đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn.

2. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:

Đọc thầm đoạn văn sau:

CON ĐƯỜNG LÀNG

Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý- nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm.

Theo Trường Xuân

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả:

A. Tả cây cối. C. Tả đồ vật.

B. Tả cảnh. D. Tả người.

Câu 2. Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, thính giác. C. Thị giác, khứu giác.

B. Khứu giác, thính giác.

Câu 3. Chi tiết nào miêu tả con đường làng?

  1. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa.

B. Con đường chạy dài giữa màu xanh của cây lá, thẳng tắp tới cuối làng, thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi một con hẻm vào xóm nhỏ.

C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc.

D. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ.

doc 7 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Bài kiểm tra Đọc (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: Trường Tiểu học . . Điểm Lời nhận xét của giáo viên 1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong bài tập đọc và trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung đoạn văn. 2. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: Đọc thầm đoạn văn sau: CON ĐƯỜNG LÀNG Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi. Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý- nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm. Theo Trường Xuân Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả: A. Tả cây cối. C. Tả đồ vật. B. Tả cảnh. D. Tả người. Câu 2. Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào? A. Thị giác, thính giác. C. Thị giác, khứu giác. B. Khứu giác, thính giác.
  2. Câu 3. Chi tiết nào miêu tả con đường làng? A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa. B. Con đường chạy dài giữa màu xanh của cây lá, thẳng tắp tới cuối làng, thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi một con hẻm vào xóm nhỏ. C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc. D. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Câu 4. Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng? A. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. B. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. C. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi D. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Câu 5. Tìm và điền tiếp vào mỗi nhóm từ dưới đây 3 từ đồng nghĩa: - Cắt, thái, - Chăm, chăm chỉ, Câu 6. a. Tìm cặp từ trái nghĩa tả trạng thái? b. Đặt câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở câu a? Câu 7. Dòng nào dưới đây là các từ đồng âm? A. Tươi đẹp/ xinh đẹp C. Hạt đậu/ chim đậu trên cành B. Cánh chim/ cánh hoa D. Đường làng/ đường dây điện Câu 8 . Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. a. Từ chạy mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? b. Đặt 1 câu có từ chạy mang nghĩa gốc và một câu có từ chạy mang nghĩa chuyển Câu 9: Phân biệt nhĩa của cặp từ đồng âm sau? - Hòn đá – đá bóng
  3. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Bài kiểm tra Viết (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: Trường: Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung 1. Chính tả: Nghe viết (15 phút):Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: “ Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ” ( Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 38) 2. Tập Làm Văn. Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích?
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm A. I. Đọc thành tiếng: 3 điểm - GV làm thăm yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài trong tuần 1- 9 (SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1). - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc khoảng 100tiếng/ phút, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm; Nếu đọc đảm bảo tốc độ nhưng giọng không biểu cảm: 0,5 điểm) - Ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (Sai không quá 5 tiếng): 1 điểm (Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 4-5dấu câu; sai 5 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên, sai 10 tiếng trở lên: Không cho điểm) - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm II- Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm Câu 1 2 3 4 7 Đáp án B C D A C đúng Điểm 0,5 0,75 0,5 0,5 0,5 Câu 5. (1 điểm) Ví dụ: - xẻo, chặt, băm, xẻ, - siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần, Câu 6 a. . (0,5 điểm) VD: buồn - vui; lạc quan - bi quan; vui sướng - đau khổ; b. Đặt câu đúng cho . (0,75 điểm) Câu 8. a (0,5 điểm) Nghĩa chuyển b. (0,5 điểm) VD: Nghĩa gốc: – Em bé chạy lon ton trên sân. Nghĩa chuyển: - Xe cộ chạy tấp nập trên đường. Câu 9. (1 điểm)
  5. - Đá (trong hòn đá): là vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có đặc tính rắn chắc. Dùng để lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa - Đá (trong đá bóng): một động tác của con người dùng chân đưa bóng đi một nơi nào đó. B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn ( 10 điểm) 1. Viết chính tả. (3điểm) - Bài viết đầy đủ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đúng cỡ, trình bày sạch, đẹp được 3 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, mẫu chữ, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (7 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được bài văn đảm bảo bố cục (mở bài, thân bài, kết luận), đúng yêu cầu của đề bài văn tả cảnh. Bài viết có độ dài 12 câu trở lên. + Sử dụng từ ngữ miêu tả chính xác, câu văn đúng ngữ pháp. Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí. + Biết sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, trong văn tả cảnh. + Miêu tả sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc và có sức thuyết phục. Các câu văn đảm bảo tính liên kết, chữ viết đúng chính tả, trình bày gọn gàng, sạch sẽ. * Cách cho điểm: + Mở bài: (1 điểm) + Thân bài: (5 điểm) + Kết bài: (1điểm) + Bài viết trọn vẹn về các nội dung như trên thì cho điểm tối đa. + Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7- 6,5 – 5 - 5,5- 4,5 - 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
  6. GIỮA KÌ 1 - NĂM HỌC 2021- 2022 LỚP 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Tổng Số 2 1 1 Đọc hiểu văn câu 1 bản Số 1 0,5 0,75 Điểm Kiến thức Số câu 1 2 2 2 2 tiếng Số Việt 0,5 1,5 1,25 1,5 điểm Số câu 3 1 2 1 2 1 10 Số điểm 1.5 0,5 1,5 0,75 1,25 1,5 7