Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Chu Minh (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

GV cho HS đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 (Tuần 19 đến tuần 27) và trả lời câu hỏi.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về các loài hoa

Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.”

Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.”

Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.”

Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường…

Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.”

Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người.

Làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (0,5 điểm)

a. Loài hoa nào đẹp nhất.

b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.

c. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất.

d. Loài hoa nào kiên cường nhất.

Câu 2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (0,5 điểm)

a. Hoa dại b. Hoa hồng c. Hoa đào d. Hoa lan

Câu 3.Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (1 điểm)

a. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời.

b. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày.

c. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt.

d. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ.

docx 7 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 2280
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Chu Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Chu Minh (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BA VÌ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU MINH Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 (Thời gian làm bài 60 phút) Họ và tên: Lớp: 5 Điểm Lời phê của giáo viên Chữ kí Đọc: GV coi: Viết: GV chấm: Chung: Phụ huynh: A. Kiểm tra Đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV cho HS đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 (Tuần 19 đến tuần 27) và trả lời câu hỏi. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Câu chuyện về các loài hoa Một hôm, các loài hoa tranh cãi nhau về việc loài hoa nào được con người yêu quý nhất. Hoa hồng lên tiếng: “Tôi là loài hoa được con người yêu quý nhất vì tôi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Người ta lấy tôi làm món quà ngọt ngào tặng nhau để khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp.” Hoa đào lên tiếng phản bác: “Tôi mới là loài hoa được yêu quý nhất. Ngày Tết, chẳng nhà nào có thể thiếu hoa đào. Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.” Hoa lan lên tiếng: “Các bạn nhầm rồi, các bạn hãy nhìn vào cách con người chăm chút chúng tôi đi. Những giò hoa lan được con người nâng niu, tưới tắm để cho ra những nhành hoa đẹp nhất, tượng trưng cho sự vương giả. Người chơi hoa lan cũng là những người tinh tế. Chúng tôi chính là loài hoa được yêu mến nhất.” Các loài hoa không ai chịu nhường ai, nhao nhao lên tiếng. Chỉ có một nhành hoa dại là không dám cất lời, bởi nó hiểu thân phận nhỏ bé của mình. Nó không tượng trưng cho tình yêu, cho mùa xuân, cũng không phải sự vương giả, cao quý. Nó chỉ là một khóm hoa nhỏ bé, giản dị mọc ven đường Các loài hoa kéo đến nhờ con người giải đáp thắc mắc của chúng. Con người ôn tồn: “Mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa riêng. Có loài hoa tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn, có loài tượng trưng cho tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử. Ngay cả loài hoa dại cũng là biểu tượng cho nghị lực bởi chúng vươn lên từ nơi đất đai cằn cỗi, đầy sỏi đá. Dù không được loài người chăm chút, dù bị mưa nắng dập vùi, nhưng chúng vẫn kiêu hãnh vươn cao.” Các loài hoa đều vui vẻ với câu trả lời của con người. Làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Các loài hoa tranh cãi về chuyện gì? (0,5 điểm) a. Loài hoa nào đẹp nhất. b. Loài hoa nào được con người yêu quý nhất.
  2. c. Loài hoa nào tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhất. d. Loài hoa nào kiên cường nhất. Câu 2. Trong các loài hoa, loài nào không dám lên tiếng? (0,5 điểm) a. Hoa dại b. Hoa hồng c. Hoa đào d. Hoa lan Câu 3.Vì sao hoa hồng, hoa đào, hoa lan đều cho rằng mình thắng? (1 điểm) a. Vì những loài hoa ấy đều có màu sắc rực rỡ, rạng ngời. b. Vì những loài hoa ấy đều được con người chăm bón hàng ngày. c. Vì những loài hoa ấy đều có hương thơm ngào ngạt. d. Vì những loài hoa ấy đều tượng trưng cho những điều đẹp đẽ. Câu 4. Vì sao con người cho rằng loài hoa dại vẫn được tôn vinh? (1 điểm) a. Vì chúng tượng trưng cho nghị lực vượt lên gian khó. b. Vì chúng tượng trưng cho tình yêu, cho sự khởi đầu hoàn hảo. c. Vì chúng tượng trưng cho mùa xuân, cho mùa đầu tiên của một năm. d. Vì chúng tượng trưng cho sự vương giả, giàu sang. Câu 5. Câu chuyện gợi cho em bài học gì? (1 điểm) Câu 6. Hãy viết 1-2 câu văn nêu ý nghĩa của một loài hoa mà em thích nhất. (1 điểm) Câu 7. (1 điểm) Tìm cặp quan hệ từ trong câu sau và cho biết nó chỉ quan hệ gì? “Tuy tôi chỉ nở vào mùa xuân nhưng đó là mở đầu của một năm, mang lại cho con người sự sung túc, may mắn.” Câu 8. Hai câu văn dưới đây được liên kết liên kết với nhau bằng cách nào? (1 điểm) Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để trang trí hay đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.
  3. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Nhà bác học Đác-uyn II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. Bài làm
  4. Đáp án môn Tiếng Việt 5 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ; giọng đọc bước đầu có biểu cảm; tốc độ đọc đạt 90 tiếng/1phút.(1 điểm) - Đọc không sai quá 5 tiếng.(1 điểm) - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu.(1 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu 1. b: 0,5 điểm Câu 2. a: 0,5 điểm Câu 3. d: 1 điểm Câu 4. a: 1 điểm; Câu 5. 1 điểm; Gợi ý: Loài hoa nào cũng mang một ý nghĩa nhất định và đều mang lại hương thơm, màu sắc cho cuộc đời. Con người nên biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp đó của để cuộc đời tươi đẹp hơn. Câu 6. 1 điểm; Ví dụ: Trong các loài hoa, em thích nhất loài hoa cúc trắng vì hoa cúc trắng tượng trưng cho sự hiếu thảo. Mỗi lần ngắm loài hoa này, em như được nhắc nhở phải luôn hiếu thảo với cha mẹ của mình. Câu 7. 1 điểm; Trả lời đúng: 0,5 điểm: Cặp quan hệ từ : “Tuy .nhưng .” chỉ quan hệ tương phản (0,5 điểm) Câu 8: 1 điểm: Hai câu văn dưới đây được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ. B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả nghe- viết: (2 điểm). - Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm) * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: - Bài viết đủ 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài (1 điểm) - Mở bài: 1 điểm. - Thân bài: 3 điểm. (Nội dung 1 điểm; Kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá: 1 điểm; Cảm xúc: 1 điểm) - Kết bài: 1 điểm. - Viết chữ đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm. - Kỹ năng dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp: 0,5 điểm. - Sáng tạo: 1 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; )
  5. 1. Chính tả nghe- viết: (2 điểm). Nhà bác học Đác-uyn Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác. (Theo Hà Vị) 1. Chính tả nghe- viết: (2 điểm). Nhà bác học Đác-uyn Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác. (Theo Hà Vị) 1. Chính tả nghe- viết: (2 điểm). Nhà bác học Đác-uyn Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha con miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác- uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?”. Đác-uyn bình thản đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Khi đã cao tuổi, ông còn học thêm tiếng Đức. Con ông ngỏ ý muốn dịch giúp ông các tài liệu tiếng Đức. Ông gạt đi và nói: “Cha muốn tự mình dịch được các tài liệu này”. Cuối cùng, ông đã đọc thông thạo tiếng Đức và nhiều tiếng nước khác. (Theo Hà Vị)