Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 3 (Có đáp án)
I. Đọc – hiểu (5 điểm)
Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân
Mùa xuân đã tới.
Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống thuốc.
(Tô Hoài)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1)
A. Mưa rào mùa hạ.
B. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông.
C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
D. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1)
A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân.
B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn.
C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 3 (Có đáp án)
- Số báo danh: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Người coi Người chấm Phòng thi: Năm học 2023-2024 Điểm Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Bằng chữ: (Thời gian làm bài: 60 phút) === I. Đọc – hiểu (5 điểm) Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống thuốc. (Tô Hoài) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1) A. Mưa rào mùa hạ. B. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. D. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1) A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân. B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn. C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi. Câu 3: (0,5 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2) A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.
- C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt. D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến? (M2) A. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. (M2) B. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. C. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. D. Tất cả các ý trên. Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M3) Câu 6: (0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (M1) Câu 7 (0,5 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M4) A. Mưa phùn báo hiệu mùa xuân đến. B. Mưa phùn chở theo mùa xuân. C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở. D. Mua phùn và mùa xuân đến cùng một lúc. Câu 8: (0,5 điểm) Tìm 5 từ láy có trong đoạn văn trên (M2) Các từ láy là: Câu 9 (M3): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” là: A. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai. B. Những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai. C. Những hạt mưa. D. Trên cành ngang, những hạt mưa II. Tập làm văn (5 điểm) Tả cánh đồng lúa quê em vào một ngày đẹp trời.
- ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 I. Đọc - hiểu Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1) Đáp án D. Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1) Đáp án C. Câu 3: (0,5 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2) Đáp án B. Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến? (M2) Đáp án D. Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M3) - Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là: câu mở đoạn. Đáp án B. Câu 6:(0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” mang nghĩa chuyển.(M1) Câu 7: (0,5 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M4) Đáp án C. Câu 8:(0,5 điểm) Tìm 5 từ láy có trong đoạn văn trên (M2) Tìm đúng 5 từ được 1 điểm ( mỗi từ đúng được 0,2 điểm ) Câu 9 (M3): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” là: Đáp án B. II. Tập làm văn Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm: Viết được bài văn tả đúng theo yêu cầu có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng theo thể loại đã học. Độ dài viết khoảng 17 câu trở lên. * Yêu cầu chung: Bài viết đúng thể loại văn miêu tả, viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp.Trong bài viết biết sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Bài nhiều chi tiết, tả đúng trọng tâm. * Yêu cầu cụ thể : - Mở bài: (0,75 điểm) Giới thiệu được cảnh mà mình yêu thích - Thân bài: (3,5 điểm) Tả từ bao quát đến chi tiết cụ thể - Tả bao quát - Tả chi tiết từng đặc điểm cụ thể, đi sâu vào những bộ phận đặc điểm nổi bật. - Tả một vài hoạt động nổi bật của cảnh. - Kết bài : ( 0,75 điểm ) Nêu được cảm nghĩ của bản thân về cảnh mình tả Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ: ( 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 )