Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

BÀN TAY THÂN ÁI

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ gọi : “ Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như giãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt, anh vừa âu yếm bàn tay cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông cụ qua đời. Các nhân viên y tế dến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô dang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

- Ông cụ là ai vậy chị?

Cô y tá sửng sốt:

- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

- Không, ông ấy không phải là ba tôi - Chàng lính nhẹ nhàng đáp lại - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ?

- Tôi nghĩ là người ta đã nhần giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép, có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi đã thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải con trai ông. Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

*Dựa vào nội dung bài văn trên, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu bài tập.

Câu 1. (0,5 điểm) Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng?

A. Con trai ông

B. Một anh lính trẻ

C. Một chàng trai là bạn cô

D. Một chàng trai là con của ông

docx 3 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 1820
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. SBD: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Người coi Người chấm Phòng: . MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 60 phút I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc thầm bài văn sau: BÀN TAY THÂN ÁI Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ gọi : “ Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như giãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt, anh vừa âu yếm bàn tay cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông cụ qua đời. Các nhân viên y tế dến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô dang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ là ai vậy chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi - Chàng lính nhẹ nhàng đáp lại - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhần giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép, có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi đã thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải con trai ông. Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. *Dựa vào nội dung bài văn trên, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu bài tập. Câu 1. (0,5 điểm) Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng? A. Con trai ông B. Một anh lính trẻ C. Một chàng trai là bạn cô D. Một chàng trai là con của ông Câu 2. (0,5 điểm) Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì? A. Ông rất mệt mỏi và lo lắng. B. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. C. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. D. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
  2. Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông? A. Vì bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh làm như vậy. B. Vì anh nghĩ ông đang rất cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. C. Vì anh nhầm tưởng đấy là cha mình, anh muốn ở bên cha những giây phút cuối. D. Tất cả các ý trên. Câu 4. (0,5 điểm) Theo em, điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên? A. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. B. Anh lính trẻ là con của ông lão. C. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. D. Anh lính trẻ trách cô y tá đưa anh gặp người không phải là cha mình. Câu 5. (0,5 điểm) Nếu em là anh lính em sẽ làm gì? Câu 6. (0,5 điểm) Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Câu 7. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ “thương” là từ đồng âm? A. Yêu và thương, rất thương, thương và nhớ. B. Thương con, người thương, đáng thương. C. Thương người, xe cứu thương, thương của phép chia. D. Thương người, thương xót, xe cứu thương. Câu 8. (0,5 điểm) Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô? Có đại từ xưng hô. Đó là các đại từ: Câu 9. (1 điểm) Tìm 1 thành ngữ có chứa cặp từ trái nghĩa. Đặt câu với thành ngữ đó. Tập làm văn Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu quý. ĐÁP ÁN Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 7 Đáp án B D B A C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
  3. Câu 5: ( 0,5đ) HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho 0,5 điểm. Ý phù hợp, diễn đạt chưa rõ hoặc từ ngữ chưa chính xác, tùy mức độ cho từ 0,15 đến 0,25 điểm Câu 6: (0,5 đ) HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho 0,5 điểm. Ý phù hợp, diễn đạt chưa rõ hoặc từ ngữ chưa chính xác, tùy mức độ cho từ 0,15 đến 0,25 điểm. (VD: Trong cuộc sống chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Trong cuộc sống, cần có những việc làm để giúp đỡ, động viên người có hoàn cảnh đặc biệt để đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người đó, ) Câu 8: (0,5 đ) Mỗi ý đúng 0,25 điểm. Có 3 đại từ xưng hô: tôi, ông cụ, anh. Câu 9: (1 đ) HS tìm đúng TN được 0,5 điểm; đặt câu đúng được 0,5 điểm VD: lên thác xuống ghềnh. B. Kiểm tra viết (5 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) - HS giới thiệu được tên người. Có quan hệ với bản thân như thế nào. (0,5 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh. (0,5 điểm) b. Thân bài: (4 điểm), trong đó: - Nội dung (1,5 điểm): bài văn miêu tả người có: + Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ) + Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ) - Kĩ năng (1,5 điểm): Trình tự miêu tả hợp lí. - Cảm xúc (1 điểm): Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. c. Kết bài: (1 điểm) - HS cảm xúc, suy nghĩ của mình về người được tả. (0,5 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh. (0,5 điểm) + Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): chữ viết đúng cỡ chữ, đều, đẹp; bài viết không có lỗi chính tả. + Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác. Diễn đạt câu trôi chảy. + Sáng tạo (1 điểm): Có sáng tạo hợp lí trong quá trình viết một bài văn