Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 34 (Tiếng Việt lớp 5 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không! Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán lá che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ… Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa… giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành… Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu…

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương… Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ!

- Mẹ ơi !... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1:( 0,5đ) Hoa bàng được so sánh với gì?

A. Ngàn ngôi sao B. Một cái ô xanh

C. Lá đỏ D. Như những ngọn lửa xanh

docx 6 trang Đường Gia Huy 12/06/2024 2260
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Người Người Phòng thi: Năm học 2022-2023 coi chấm Điểm: Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Bằng chữ: (Thời gian làm bài: 60 phút) === I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 34 (Tiếng Việt lớp 5 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. 2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau: Điều kì diệu của mùa đông Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán lá che nắng cho người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ! - Mẹ ơi ! - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng. (Theo Quỳnh Trâm) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1:( 0,5đ) Hoa bàng được so sánh với gì? A. Ngàn ngôi sao B. Một cái ô xanh C. Lá đỏ D. Như những ngọn lửa xanh Câu 2: ( 0,5đ) Lá Non thầm mong ước điều gì?M A. Hóa thành bông hoa bàng. C. Hóa thành một chiếc lá đỏ.
  2. B. Hóa thành một chiếc lá vàng. D. Hóa thành một bông hoa đỏ rực. Câu 3: (0,5đ) Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì? A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người. B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông. C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất. D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Câu 4: (0,5đ) Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào? A. Để dành được rất nhiều. B. Dành dụm cẩn thận từng tí một. C. Cho đi từng chút, từng chút. D. Để dành và mang cho đi. Câu 5: (0,5đ) Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì? A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích. D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 6:( 0,5đ) Từ “nó” trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là: A. Danh từ B. Động từ C. Đại từ D. Tính từ Câu 7: ( 1đ) Xác định Trạng ngữ, Chủ ngữ, Vị ngữ trong câu sau: Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ Câu 8:( 0,5đ) Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Liên kết bằng từ ngữ nối B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ C. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ D. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ. Câu 9: (1đ) Đặt 1 câu với cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Câu 10: ( 1đ) Đóng vai chiếc lá, em hãy viết 1 đoạn văn từ 3 – 5 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước.
  3. Số báo danh: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Người Người Phòng thi: Năm học 2022 - 2023 coi chấm Điểm Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Bằng chữ: (Thời gian làm bài: 60 phút === I. CHÍNH TẢ: Nghe viết chính tả: (15 phút)2 điểm II. Tập làm văn: 8 điểm Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) trong một giờ học mà em yêu thích nhất.
  4. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KỲ II -LỚP 5 Năm học: 2022 - 2023 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Cách tiến hành: Cho học sinh bốc thăm để một chọn bài đọc (là văn xuôi) trong số các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, tốc độ đọc là 115 tiếng/phút. 2. Đọc hiểu: 7 điểm Thời gian làm bài: 20 phút. Điểm mỗi câu và đáp án như sau: Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: B Câu 6: C Câu 7: Thân cây/sạm màu, khô cứng,/gốc/sần sùi, nứt nẻ CN1 VN1 CN2 VN2 Câu 8: B Câu 9: Không những phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất mà họ còn rất trung hậu, đảm đang. Câu 10: Gợi ý:Mẹ ơi! Con thực sự trở thành hoa rồi, con đã có màu đỏ yêu thích, cảm ơn mẹ. Con rất biết ơn những gì mẹ làm cho con, mọi thứ mọi thứ mẹ đều hi sinh vì con, con biết hết những gì mẹ đã làm để cho con có màu sắc rực rỡ này. Cảm ơn mẹ đã lắng nghe ước mơ xa vời ấy của con, con yêu mẹ lắm! PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. CHÍNH TẢ: Bài viết: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn. - Sai 8 lỗi chính tả trong bài viết trừ 1 điểm. (Sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, viết hoa không đúng quy định - Lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm). II. TẬP LÀM VĂN 1. Bài văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 8 điểm: a) Thể loại: Tả người b. Nội dung: - Học sinh viết được đúng yêu cầu của đề bài. - Bài văn gồm đủ 3 phần: + Mở bài: (1điểm) - Giới thiệu được cô giáo (thầy giáo) trong tiết học mà em yêu thích. + Thân bài: (6 điểm) - Tả ngoại hình: Dáng người, mái tóc, khuôn mặt, trang phục, - Tả hoạt động khi cô (thầy) giảng dạy: tác phong, cử chỉ, hành động, + Kết bài: (1 điểm)
  5. - Nêu cảm nghĩ của mình. c. Hình thức: - Bố cục rõ ràng. - Dùng từ chính xác, giản dị, trong sáng. - Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động. - Lời văn tự nhiên, diễn đạt thành câu lưu loát. - Trình bày bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng 2. Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức độ điểm: 8; 7,75 - 7,5; 7,25 - 7; 6,75 - 6,5; 6,25 - 6; 6,75 ; 6,5; 6,25 - 5; 5,75 - 5,5; 5,25;5; 4,75 ; 4,5; 4,25 ; 4; 3,75 - 3,5; 3,25 ; 3; 2,75 - 2,5; 2,25 - 2; 1,75 - 1,5; 1,25 ; 1; 0,75; 0,5 ; 0,25. PHẦN VIẾT CHÍNH TẢ (Hình thức kiểm tra: GV đọc cho học sinh viết bài) MÙA VÀNG Tháng chín, khi trời đất vào thu, cái nắng như đổ lửa của những ngày hè dần nhường chỗ tiết trời hanh hao, se lạnh cũng là lúc mảnh đất phía Tây Hoàng Su Phì bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Đó là mùa lúa chín, khi những thửa ruộng bậc thang được phủ bởi một màu vàng óng ả trải miên man đến tận chân trời. Trong ráng chiều tím thẫm, sắc vàng của những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn trên các sườn núi hòa quyện cùng khói lam chiều e ấp trên những mái nhà nhỏ xinh trong khung cảnh núi non trùng điệp tạo nên một “mùa vàng” quyến rũ vẫy gọi bước chân lữ khách. Nguyễn Phương