Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án và biểu điểm)
- Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phương quyết định đi học cho biết chữ để làm gì? (0.5 điểm)
A. Học cho thành tài để giúp mẹ
B. Học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên
C. Học thật giỏi để giúp mẹ
D. Học để thành cô giáo và dạy mẹ
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án và biểu điểm)
- SBD: Phòng thi: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Người coi Người chấm NĂM HỌC 2023 - 2024 (Kí và ghi tên) (Kí và ghi tên) Điểm: . Môn Toán – Lớp 5 (Thời gian làm bài:60 phút Không kể thời gian phát đề) Bằng chữ: . === I. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Phương quyết định đi học cho biết chữ để làm gì? (0.5 điểm) A. Học cho thành tài để giúp mẹ B. Học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên C. Học thật giỏi để giúp mẹ D. Học để thành cô giáo và dạy mẹ Câu 2. Phương đến lớp trễ là do đâu? (0.5 điểm) A. Phương thức dậy trễ. B. Mẹ đưa đi học muộn. C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường. Câu 3. Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ Phương đã làm gì? (0.5 điểm) A. Không làm điều gì cả. B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo. C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ. D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám. Câu 4: Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm) A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
- C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 5: Em hãy vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói với mẹ (0.5 điểm) Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài đọc trên? (từ: “Lần đầu mẹ đưa cách ký tên.") (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng gì? ( 0,5 điểm) A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 8: Xác định Trạng ngữ, chủ ngữ , vị ngữ trong câu ghép sau: ( 0,5 điểm) Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Câu 9: Tìm một câu tục ngữ hoặc thành ngữ nói về truyền thống Nhân ái của dân tộc ta . Đặt câu với một câu tục ngữ hoặc thành ngữ đó ?(1 điểm) II. Tập làm văn Đề bài: Em hãy miêu tả người bạn thân đã từng học tập cùng em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. .
- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 1. Đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (5 điểm ) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 B 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 Học sinh viết theo suy nghĩ của mình. Chẳng hạn. Mẹ ơi, con 0,5 xin lỗi mẹ vì con đã nghĩ sai và hiểu lầm mẹ . 6 D 0,5 7 A 0,5 8 Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. 0,5 TN CN1 VN1 CN2 VN2 9 + Học sinh tìm đúng một câu tục ngữ hoặc thành ngữ về truyền 1,0 thống Nhân ái ( 0,5 điểm) + Đặt câu đúng ngữ pháp (0,5 điểm) 2. Tập làm văn (5 điểm) 2.1 Yêu cầu chung - Viết được bài tả người có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng theo thể loại đã học. Độ dài viết khoảng 17 câu trở lên. - Bài viết đúng thể loại văn tả người, viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp.Trong bài viết biết sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Bài nhiều chi tiết, tả đúng trọng tâm, giàu cảm xúc 2.2 Yêu cầu cụ thể : a.Mở bài :( 0,75 điểm ) Giới thiệu được người sẽ tả: bạn tên là gì? học cùng em hồi lớp mấy b.Thân bài : ( 3,5 điểm ) + Tả ngoại hình -Tả bao quát về tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc ( áo quần ) dáng điệu - Tả chi tiết về làn da, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng ( những nét đặc sắc đáng chú ý nhất ) + Tả hoạt động, tính tình - Hoạt động học tập, lao động, có dẫn chứng cụ thể ( bằng lời nói, cử chỉ, việc làm, thái độ đối xử ) biểu lộ đạo đức, thói quen hàng ngày của bạn. - Sự quan tâm, ân cần của bạn với em như thế nào? - Đặc điểm nào nổi bật ở người bạn khiến em ấn tượng nhất ( Cần lồng cảm xúc khi tả ) c. Kết bài : ( 0,75 điểm) Cảm nghĩ , những suy nghĩ của em đối với bạn * Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức độ điểm: 4,75 - 4,5 ; 4,25 - 4; 3,75 - 3,5; 3,25 - 3; 2,75 - 2,5; 2,25 -2; 1,75- 1,5 . * Lưu ý : Điểm kiểm tra Tiếng Việt là tổng điểm của phần Đọc - hiểu và Tập làm văn.