Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn

thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

(Văn Phác ghi)

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

………………………………………………………………………………….............................................................................................................................................................................

Câu 2: Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn? Chị Út nói: (0,5 điểm)

A. Được B. Lo C. Mừng D. Không

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?(0,5 điểm)

A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đơn.

C. Đêm đó chị ngủ yên.

D. Chị đi rải truyền đơn ngay trong đêm.

Câu 4: Vì sao chị Út muốn được thoát li ? (0,5 điểm)

A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị Út ham chơi.

C. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

D. Vì chị Út muốn rời gia đình.

doc 8 trang Đường Gia Huy 11/06/2024 2340
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_toan_lop_5_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Người Người Phòng thi: Năm học 2022-2023 coi chấm Điểm: Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Bằng chữ: (Thời gian làm bài: 90 phút) === I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 34 (Tiếng Việt lớp 5 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. 2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói : - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định (Văn Phác ghi) Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
  2. Câu 2: Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn? Chị Út nói: (0,5 điểm) A. Được B. Lo C. Mừng D. Không Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?(0,5 điểm) A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đơn. C. Đêm đó chị ngủ yên. D. Chị đi rải truyền đơn ngay trong đêm. Câu 4: Vì sao chị Út muốn được thoát li ? (0,5 điểm) A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. B. Vì chị Út ham chơi. C. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. D. Vì chị Út muốn rời gia đình. Câu 5: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (0,5 điểm) A . Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Giả đi bán cá như mọi hôm. C. Rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. D. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Câu 6: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì? (1 điểm) Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước.” là: (0,75 điểm) A. Một hôm, anh Ba Chẩn B. anh Ba Chẩn C. anh Ba Chẩn gọi tôi D. tôi Câu 8: Câu “Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất” có mấy vế câu? (1 điểm) A. Một vế B. Hai vế C. Ba vế D. Bốn vế Câu 9 : Câu “Út có dám rải truyền đơn không ?” là câu :(0,75 điểm) A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu khiến D. Câu cảm Câu 10: Qua hình ảnh chị Út, em học tập được điều gì? (1 điểm)
  3. Số báo danh: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Người Người Phòng thi: Năm học 2022 - 2023 coi chấm Điểm Môn Tiếng Việt - Lớp 5 Bằng chữ: (Thời gian làm bài: 60 phút === I. CHÍNH TẢ: Nghe viết chính tả: (15 phút) 2 điểm II. Tập làm văn: 8 điểm Em tả hãy lại người bạn thân của em ở trường (hoặc ở nhà).
  4. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT HỌC KỲ II -LỚP 5 Năm học: 2022 - 2023 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Cách tiến hành: Cho học sinh bốc thăm để một chọn bài đọc (là văn xuôi) trong số các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, tốc độ đọc là 115 tiếng/phút. 2. Đọc hiểu: 7 điểm Thời gian làm bài: 20 phút. Điểm mỗi câu và đáp án như sau: Câu 1: rải truyền đơn Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu 7: B Câu 8: B Câu 9: B Câu 10: HS tự làm PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. CHÍNH TẢ: Bài viết: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn. - Sai 8 lỗi chính tả trong bài viết trừ 1 điểm. (Sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, viết hoa không đúng quy định - Lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm). II. TẬP LÀM VĂN 1. Bài văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 8 điểm: a) Thể loại: Tả người b. Nội dung: - Học sinh viết được đúng yêu cầu của đề bài. - Bài văn gồm đủ 3 phần: + Mở bài: (1điểm) - Giới thiệu được người bạn thân. + Thân bài: (6 điểm) - Tả hình dáng . - Tả chi tiết, hình dáng, tính tình, thói quen ăn mặc - Tả hoạt động làm việc. + Kết bài: (1 điểm)
  5. - Nêu cảm nghĩ của mình. c. Hình thức: - Bố cục rõ ràng. - Dùng từ chính xác, giản dị, trong sáng. - Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động. - Lời văn tự nhiên, diễn đạt thành câu lưu loát. - Trình bày bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng 2. Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức độ điểm: 8; 7,75 - 7,5; 7,25 - 7; 6,75 - 6,5; 6,25 - 6; 6,75 ; 6,5; 6,25 - 5; 5,75 - 5,5; 5,25; 5; 4,75 ; 4,5; 4,25 ; 4; 3,75 - 3,5; 3,25 ; 3; 2,75 - 2,5; 2,25 - 2; 1,75 - 1,5; 1,25 ; 1; 0,75; 0,5 ; 0,25. PHẦN VIẾT CHÍNH TẢ (Hình thức kiểm tra: GV đọc cho học sinh viết bài) Bình minh hương Nơi thành phố, bình minh dậy, thế nào cũng phải qua cơn ngái ngủ, ánh sáng tán quang, tia mặt trời còn bị vương chưa vào thấu. Trên sân thượng nhìn ra, chỉ có thể gặp tia nhài quạt hắt lên như ánh đèn pha đọng thành quầng lan tỏa rồi sáng. Tiếng chim bói không ra, gà lục cục, loáng thoáng, gáy ồ ồ, chìm vào tiếng động cơ ào ào rầm rầm. Bấy giờ mới thèm sao buổi bình minh đầy hương sắc và âm thanh trong trẻo - bình minh hương. Theo Phong Thu
  6. Số báo danh: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Phòng thi: NĂM HỌC: 2022-2023 Người Người chấm Điểm: Môn Toán-Lớp 5 coi Thời gian làm bài: 40 phút Bằng chữ: (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1 (1 điểm): Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng a) Chữ số 2 trong số 63,205 có giá trị là : 2 2 A. 2 B. C. D. 20 100 10 b) Kết quả của phép chia 20,23 : 0,01 là: A. 0,2023 B. 20,23 C. 2023 D. 202300 Câu 2. (1 điểm): a) 0,07% = ? 7 7 7 7 A. B. C. D 10 100 1000 10000 b) Số tự nhiên thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 1,9 < < 2,3 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. Cả 3 đáp án trên Câu 3. (1 điểm): a) Một hình thang có trung bình cộng hai đáy là 9,5m và chiều cao là 6,8m thì diện tích hình thang đó là: A. 32,3m2 B. 323m2 C. 64,6m2 D. 646m2 b) Mỗi tiết học Môn Toán là 40 phút. Vậy số phút còn lại sau tiết học để đủ 1 giờ là? A. 30 phút B. 25 phút C. 20 phút D. 15 phút Câu 4. (1 điểm): Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng bằng chiều cao 40cm. a) Diện tích xung quanh của bể cá là: A. 800cm2 B. 80dm2 C. 80cm3 D. 800dm3 b) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng bằng chiều cao 40cm. Cần đổ vào bể bao nhiêu lít nước để nửa bể có nước. (1dm3 = 1 lít) A. 48 l B. 70 l C. 96 l D. 140 l PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 5. Đặt tính rồi tính (2 điểm) a) 123,4 + 34,56 b) 1000 – 99,99 c) 54,75 x 2,3 d) 1 : 2,5 Câu 6. (1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 19m3 75dm3 = m3 c) 6 giờ 25 phút = giờ b) 8hm2 340m2 = ha d) 34 tấn 5yến = kg
  7. Câu 7. (2 điểm) Một mảnh vườn hình thang có tổng số đo hai đáy là 140m, chiều cao bằng 4 7 tổng số đo hai đáy. a) Hỏi diện tích mảnh vườn này là bao nhiêu mét vuông? b) Người ta sử dụng 30,5% diện tích mảnh vườn để trồng xoài, phần diện tích còn lại thì trồng nhãn. Hãy tính diện tích phần đất trồng nhãn. Bài giải Câu 8. (1 điểm) a) Tìm X: X x 9,5 + X : 10 = 96 b) Tính bằng cách thuận tiện 0,2023 : 0,01 + 20,23 x 95 + 20,23 : 0,25
  8. Đáp án đề kiểm tra Toán lớp 5 cuối học kì II (Năm học 2022 – 2023) I. TRẮC NGHIỆM (4đ) mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C D C B B B C A II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ) Câu 5: Đặt tính rồi tính (2 đ) Trong đó đặt tính (0,2đ) và tính (0,3đ) a) 157,96 b) 900,01 c) 125,925 d) 0,04 Câu 6. (1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 19m3 75dm3 = 19,075 m3 c) 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ b) 8hm2 340m2 = 8,034 ha d) 34 tấn 5 yến = 34050 kg Câu 7. (2đ) Bài giải Chiều cao mảnh vườn hình thang là: 140 x 4 = 80 (m) (0,25đ) 7 Diện tích mảnh vườn hình thang là: (0,25đ) 140 x 80 : 2 = 5600 (m2) (0,25đ) Diện tích mảnh vườn để trồng xoài là: (0, 25đ) 5600 : 100 x 30,5 = 1708 (m2) (0, 25đ) Diện tích mảnh vườn để trồng nhãn là: (0, 25đ) 5600 - 1708 = 3892 (m2) (0, 25đ) Đáp số: a) 5600 m2 b) 1708 m2 ; 3892 m2 (0, 25đ) Câu 8. (1 điểm) a) Tìm X: X x 9,5 + X : 10 = 96 X x 9,5 + X x 0,1 = 96 (0,1đ) X x (9,5 + 0,1) = 96 (0,1đ) X x 9,6 = 96 (0,1đ) X = 96 : 9,6 (0,1đ) X = 10 (0,1đ) b) Tính bằng cách thuận tiện 0,2023 : 0,01 + 20,23 x 95 + 20,23 : 0,25 = 20,23 + 20,23 x 95 + 20,23 x 4 (0,2đ) = 20,23 x (1 + 95 + x 4) (0,1đ) = 20,23 x 100 (0,1đ) = 2023 (0,1đ)