Bài kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Hạnh

Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A. no nghĩ B. hẻo lánh C. số lẻ D. tính nết

Câu 2: Từ nào sau đây không phải quan hệ từ:

A. bằng B. cùng C. và D. đây

Câu 3: Câu sau có mấy đại từ: “ Dì ơi, dì có phải là gì của Hương Giang không ạ?”

A. 2 đại từ B. 3 đại từ C. 4 đại từ D. 5 đại từ

Câu 4: Câu nào dưới đây đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng?

A. Tiếng máy chạy/ rè rè. C. Tiếng máy/ chạy rè rè.
B. Tiếng /máy chạy rè rè. D. Tiếng máy chạy rè/ rè.

Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về sự yêu thương đồng loại, biết đau với nỗi đau của người khác?

A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Tiên học lễ, hậu học văn
B. Ăn vóc học hay. D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

Câu 6: Trái nghĩa với từ xinh xắn là từ:

A. đẹp đẽ B. xinh đẹp C. xấu xí D. xinh tươi

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Cho ví dụ sau:

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

Ghi lại các từ trái nghĩa trong câu thơ trên. Trong các từ tìm được, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

doc 2 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1680
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_thang_11_mon_tieng_viet_lop.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Hạnh

  1. TRƯỜNG TH TAM HỒNG 2 BÀI KIỂM TRA KSCL THÁNG 11 Năm học: 2022 -2023 Môn: Tiếng việt – Lớp 5 (Thời gian làm bài 40 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Từ nào sau đây viết sai chính tả? A. no nghĩ B. hẻo lánh C. số lẻ D. tính nết Câu 2: Từ nào sau đây không phải quan hệ từ: A. bằng B. cùng C. và D. đây Câu 3: Câu sau có mấy đại từ: “ Dì ơi, dì có phải là gì của Hương Giang không ạ?” A. 2 đại từ B. 3 đại từ C. 4 đại từ D. 5 đại từ Câu 4: Câu nào dưới đây đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng? A. Tiếng máy chạy/ rè rè. C. Tiếng máy/ chạy rè rè. B. Tiếng /máy chạy rè rè. D. Tiếng máy chạy rè/ rè. Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về sự yêu thương đồng loại, biết đau với nỗi đau của người khác? A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Tiên học lễ, hậu học văn B. Ăn vóc học hay. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 6: Trái nghĩa với từ xinh xắn là từ: A. đẹp đẽ B. xinh đẹp C. xấu xí D. xinh tươi II. TỰ LUẬN Câu 1: a) Cho ví dụ sau: Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam. Ghi lại các từ trái nghĩa trong câu thơ trên. Trong các từ tìm được, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? b) Tìm từ ghép, từ láy có trong câu sau: Anh em như thể tay chân Rách lành, đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  2. Câu 2: Gạch chân từ mang nghĩa gốc có trong các kết hợp dưới đây: a) Ăn: ăn đòn, ăn nắng, ăn ảnh, ăn cơm. b) Chạy: chạy ăn, ô tô chạy, chạy nhanh, đồng hồ chạy. c) Cứng: lý lẽ cứng, cứng như thép, tê cứng, lực học cứng. Câu 3: Gạch chân các quan hệ từ, cặp quan hệ từ có trong câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? a) Tấm rất chăm chỉ còn Cám rất lười biếng b) Nam không chỉ học giỏi mà còn hát rất hay c) Hễ trời mưa thì đường rất trơn. d) Nhờ xử lý kịp thời các bãi rác thải mà ở địa phương môi trường không bị ô nhiễm. Câu 4: Tuổi thơ em gắm liền với nhiều kỉ niệm một ngôi nhà, mái trưởng, con đường Em hãy tả một trong những cảnh vật đó.