Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Thu vàng diễm lệ ở En-giơ-lân

Cứ mỗi độ thu sang, người dân ở khắp nơi lại đổ về Niu En-giơ-lân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ của mùa thu vàng nơi đây. Với địa hình đồi núi đa dạng tiêu biểu cho vùng Đông Bắc, mùa thu Niu En-giơ-lân đẹp hơn bất cứ nơi đâu trên nước Mĩ. Nó trở thành miền đất ước ao được một lần đặt chân của những du khách yêu thích khám phá sự kì diệu của thiên nhiên.

Dưới bầu trời trong xanh là những ngọn đồi, núi, cao thấp nhấp nhô, trập trùng với muôn màu sắc. Màu vàng nhạt, vàng rực, da cam, đỏ thẫm, đỏ tươi… như thắp lửa tỏa sáng rực rỡ nổi bật giữa sắc xanh của những cây không rụng lá về mùa đông. Những con đường mềm mại uốn lượn từ ngọn đồi này sang ngọn đồi khác. Bên đường là những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện dưới những vòm lá đủ màu cùng với dòng xe đi lại tấp nập làm cho khung cảnh En-giơ-lân trở nên rất sống động. Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy màu của lá. Lá rực rỡ trên cây, lá rải thảm ở dưới đất, trên những vỉa hè ở đường phố, trên những con đường trong công viên.

Khi tất cả những chiếc lá ở trên cây đồng loạt chuyển màu, ấy là lúc mùa lá vàng đã vào thời kì đỉnh điểm. Tất cả cùng bừng sáng, lung linh sắc màu huyền ảo để chỉ sau đó vài hôm, tất cả sẽ rụng xuống còn trơ cành để chuẩn bị bước vào mùa đông lạnh lẽo cùn tuyết trắng. Đó cũng là thời điểm mọi người nô nức rủ nhau đi ngắm lá vàng. Những dòng xe nối đuôi nhau trên những con đường men theo đồi núi… Phong cảnh hiện ra trước khung cửa xe như những thước phim sống động : Những cánh rừng, những quả đồi rực rỡ sắc vàng, sắc đỏ.. những con suối trong vắt soi bóng lá êm đềm chảy ôm lấy chân đồi.. Và tuyệt vời hơn cả là khi bạn dừng chân trên đỉnh núi cao nhất trong vùng mà ngắm nhìn xung quanh, ngắm nhìn thung lũng…Một bức tranh sắc màu trải rộng mênh mông : vàng, vàng nhạt, da cam, đỏ, đỏ tươi, đỏ thẫm, xanh, xanh nhạt, xanh biếc … xen lẫn nhau tạo nên biển màu nhấp nhô ngàn trùng sóng. Lúc này, bạn mới cảm nhận hết vẻ đẹp tuyệt vời của mùa thu nơi đây.

(Theo Thu Hiền)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp ở Niu En-giơ-lân vào mùa nào?

A. Mùa xuân B.Mùa hạ C.Mùa thu D. Mùa đông

2. Vì sao nhiều du khách ước ao được một lần đặt chân đến Niu En-giơ-lân?

A. Vì địa hình đồi núi đa dạng, mùa thu đẹp nhất nước Mĩ

B. Vì đường đến nơi đó vô cùng hiểm trở, nhiều thử thách

C. Vì địa hình tiêu biểu cho vùng Đông bắc của nước Mĩ

D. Tất cả các đáp án trên

3. Ở đoạn 2 , khi miêu tả mùa thu ở En-giơ-lân, tác giả lựa chọn miêu tả những sự vật nào?

A. Ngôi nhà, con đường, con suối, ngọn núi

B. Bầu trời, đồi núi, con đường, đồng lúa

C. Đám mây, bầu trời, con đường, ngôi nhà

D. Bầu trời, đồi núi, con đường, ngôi nhà, lá cây

docx 17 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 - CUỐI TUẦN 10 LỚP 5 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Luyện từ và câu A. Các lớp từ 1.1.Từ đồng nghĩa ( TĐN ): (Tuần 1 - lớp 5 ): * TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau . Có thể chia TĐN thành 2 loại - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ) : Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. V.D : xe lửa = tàu hoả con lợn = con heo - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp . V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô, ( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước ) + Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ. + Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt. + Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. 1.2.Từ trái nghĩa (Tuần 3 - lớp 5 ): - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. *Xem thêm : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD : Với từ “nhạt” : - (muối) nhạt > < đậm : cơ sở chung là “màu sắc”. - 1.3. Từ đồng âm (Tuần 5 - lớp 5 ): - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể . 1.4.Từ nhiều nghĩa: (Tuần 7 - lớp 5 ) * Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. B. Đại từ là từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cum danh từ, tính từ, động từ) trong câu cho khỏi lặp lại từ ngữ ấy.
  2. 2. Tập làm văn 2.1 Cấu tạo của một bài văn miêu tả Một bài văn tả cảnh luôn có cấu tạo 3 phần: Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. Thân bài: Tả chi tiết từng phần của cảnh hay sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. 2.2 Mẹo làm một bài văn tả cảnh hay Quan sát chi tiết sự vật Để có thể miêu tả bất cứ sự vật hiện tượng nào, ta phải có hiểu biết về nó. Việc quan sát các sự vật, quang cảnh sống hàng ngày giúp học sinh vừa am hiểu về sự vật xung quanh, vừa gắn bó hơn với môi trường sống, biến những thông tin từ thực tế thành kho kiến thức khi viết bài. Những điều cần lưu ý khi quan sát và miêu tả: + Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời gian nhất định( Ví dụ: ngôi trường có lớp học, sân trường, vườn trường ) Sau khi xác định được đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và thời gian cụ thể, cần xác định vị trí quan sát. + Khi đã xác định được vị trí quan sát, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát. + Khi quan sát ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, da cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa. (Chẳng hạn, cùng miêu tả về dòng sông buổi tối, ta có hai câu văn sau:Câu văn thông thường: “Dòng sông ban đêm có màu đen, phản chiếu bóng của sao và trăng sáng trên bầu trời”. Câu văn sử dụng các giác quan: “Dòng sông về đêm diện mình trong màu áo kim sa đính cườm sao, nàng gài chiếc nơ trăng khuyết long lanh, cỏ ven bờ nhìn sông diễm lệ mà lao xao bàn tán về sắc đẹp của nàng”.) + Khi tả phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. + Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời phải xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả. Có thể tả người và vật trong cảnh nhưng việc tả đó phải góp phần bộc lộ một điều gì đó của cảnh. + Khi tả phải chú ý tới đường nét, màu sắc của cảnh vật và ảnh hưởng của vật thể này tới vật thể khác. + Mỗi cảnh lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái của từng vùng. Khi tả phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó.Cảnh phải luôn gắn với tình người. Sử dụng nhiều loại từ: Động từ, tính từ, Trạng thái tĩnh lặng, ít chuyển động của cảnh vật dễ khiến khi miêu tả, bài văn nhàm chán và không hấp dẫn. Vì vậy, học sinh nên tăng cường sử dụng các động từ, tính từ – từ ngữ có tính gợi hình, gợi thanh cao để bài văn sống động hơn. Ví dụ: Sáng sớm tinh mơ, những giọt sương tinh khiết do mây cử xuống đánh thức mầm hoa, nụ khẽ lay mình tỉnh giấc ngủ dài, xòe rộng những cánh hoa và bung tỏa một mùi hương ngào ngạt. Sử dụng các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, . Sử dụng biện pháp nghệ thuật là yếu tố được đánh giá rất cao khi làm văn miêu tả. Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa trong bài viết giúp tạo hình dung về sự vật rõ hơn, gợi mở những tưởng tượng phong phú cho người đọc.
  3. Khi tất cả những chiếc lá ở trên cây đồng loạt chuyển màu, ấy là lúc mùa lá vàng đã vào thời kì đỉnh điểm. Tất cả cùng bừng sáng, lung linh sắc màu huyền ảo để chỉ sau đó vài hôm, tất cả sẽ rụng xuống còn trơ cành để chuẩn bị bước vào mùa đông lạnh lẽo cùn tuyết trắng. Đó cũng là thời điểm mọi người nô nức rủ nhau đi ngắm lá vàng. Những dòng xe nối đuôi nhau trên những con đường men theo đồi núi Phong cảnh hiện ra trước khung cửa xe như những thước phim sống động : Những cánh rừng, những quả đồi rực rỡ sắc vàng, sắc đỏ những con suối trong vắt soi bóng lá êm đềm chảy ôm lấy chân đồi Và tuyệt vời hơn cả là khi bạn dừng chân trên đỉnh núi cao nhất trong vùng mà ngắm nhìn xung quanh, ngắm nhìn thung lũng Một bức tranh sắc màu trải rộng mênh mông : vàng, vàng nhạt, da cam, đỏ, đỏ tươi, đỏ thẫm, xanh, xanh nhạt, xanh biếc xen lẫn nhau tạo nên biển màu nhấp nhô ngàn trùng sóng. Lúc này, bạn mới cảm nhận hết vẻ đẹp tuyệt vời của mùa thu nơi đây. (Theo Thu Hiền) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp ở Niu En-giơ-lân vào mùa nào? A. Mùa xuân B.Mùa hạ C.Mùa thu D. Mùa đông 2. Vì sao nhiều du khách ước ao được một lần đặt chân đến Niu En-giơ-lân? A. Vì địa hình đồi núi đa dạng, mùa thu đẹp nhất nước Mĩ B. Vì đường đến nơi đó vô cùng hiểm trở, nhiều thử thách C. Vì địa hình tiêu biểu cho vùng Đông bắc của nước Mĩ D. Tất cả các đáp án trên 3. Ở đoạn 2 , khi miêu tả mùa thu ở En-giơ-lân, tác giả lựa chọn miêu tả những sự vật nào? A. Ngôi nhà, con đường, con suối, ngọn núi B. Bầu trời, đồi núi, con đường, đồng lúa C. Đám mây, bầu trời, con đường, ngôi nhà D. Bầu trời, đồi núi, con đường, ngôi nhà, lá cây 4. Ở đoạn 2, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả màu sắc của mùa thu ở En-giơ- lân? A. Vàng nhạt, vàng rực, đỏ tươi, trong xanh, sống động B. Vàng nhạt, vàng rực, da cam, đỏ tươi,đỏ thẫm C. Vàng nhạt, vàng rực, da cam, đỏ thẫm, trong xanh D. Vàng nhạt, vàng rực, da cam, đỏ thẫm, xanh, xanh nhạt, tím biếc 5. Thời điểm nào là thời điểm thích hợp để mọi người đi ngắm lá vàng vào mùa thu ở En-giơ- lân? A. Khi những chiếc lá đồng loạt chuyển màu. B. Khi những chiếc lá đồng loạt rụng xuống còn trơ cành để bước vào mùa đông lạnh lẽo.
  4. C. Khi những chồi non bắt đầu nhú D. Khi tuyết bắt đầu rơi. 6. Trong đoạn 3, khi miêu tả, tác giả đã so sánh phong cảnh hiện ra trước khung cửa xe với điều gì? 7. Điều gì tuyệt vời hơn cả khi đến En-giơ-lân vào mùa thu? A. Ngồi trên xe ngắm cảnh vật xung quanh B. Leo lên những ngọn đồi nhấp nhô muôn màu sắc C. Dừng chân trên đỉnh núi cao nhất mà ngắm nhìn xung quanh. D. Ngắm những dòng xe nối đuôi nhau trên những con đường men theo đồi núi. 8. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ miêu tả về mùa thu ở Niu En-giơ-lân? A. Diễm lệ, rực rỡ, sống động, đa sắc màu B. Diễm lệ, rực rỡ, đẹp tuyệt vời, đa dạng C. Diễm lệ, rực rỡ, xinh xắn, đa sắc màu D. Hùng vĩ, diễm lệ, xinh xắn, đa dạng 9. Tác giả đã miêu tả cảnh mùa thu vàng ở En-giơ-lân theo trình tự nào? 10. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài đọc. Hãy giải thích vì sao em lại thích hình ảnh đó nhất.
  5. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ vàng rực? A. Vàng tươi, vàng mượt, vàng bạc B. Vàng tươi, vàng ròng, vàng mượt C. Vàng óng, vàng tươi, vàng mượt D. vàng ròng, vàng bạc, vàng tươi b. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ đồng âm? A. lá cây / lá phổi C.chân tay / chân đồi B. bức tranh / tranh nhau D. đỏ tươi/ đỏ rực c. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa? A. cánh đồng / pho tượng đồng C.ngọn lửa hồng / quả hồng B. con đường / cân đường trắng D. bàn tán/ bàn ghế d. Câu “Những dòng xe nối đuôi nhau trên những con đường men theo đồi núi.” Thuộc kiểu câu nào em đã học? A. Ai làm gì? C. Ai là gì? B. Ai thế nào? D. Ai ở đâu? e. Trong câu “Nó trở thành miền đất ước ao được một lần đặt chân của những du khách yêu thích khám phá sự kì diệu của thiên nhiên.” có mấy đại từ A. 1 đại từ. Đó là: B. 2 đại từ. Đó là: C. 3 đại từ. Đó là: D. 4 đại từ. Đó là: g. Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp từ D. So sánh và nhân hóa h. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Bằng bằng, mới mẻ, đầy đủ, êm ả. B. Bằng bằng, cũ kĩ, đầy đủ, êm ái. C. Bằng phẳng, mới mẻ, đầy đặn, êm ấm. D. Bằng bằng, mơi mới, đầy đặn, êm đềm. i. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các động từ? A. Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự. B. Vui chơi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương. C. Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự
  6. D. Vui chơi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự. Bài 2. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa siêng năng dũng cảm lạc quan bao la chậm chạp đoàn kết Bài 3. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. kính: hầm: sáo: Bài 4*. Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển : ăn cơm, ăn cưới, da ăn nắng, ăn ảnh, tàu ăn hàng, sông ăn ra biển
  7. Bài 5*. Đặt câu với các từ: a) Cân - là danh từ - là động từ - là tính từ b) Xuân - là danh từ - là tính từ Bài 6*. Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: A. Bạc 1. Cái nhẫn bằng bạc. 2. Đồng bạc trắng hoa xoè. 3. Cờ bạc là bác thằng bần. 4.Ông Ba tóc đã bạc. 5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. 6. Cái quạt máy này phải thay bạc.
  8. Bài 7. Gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn sau và cho biết nó thay thế cho từ ngữ nào? Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin : - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời: - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ? (Theo Lép Tôn- xtôi). Bài 8. Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau a, Cứ mỗi độ thu sang, người dân ở khắp nơi lại đổ về Niu En-giơ-lân để chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ của mùa thu vàng nơi đây. b, Với địa hình đồi núi đa dạng tiêu biểu cho vùng Đông bắc, mùa thu Niu En-giơ-lân đẹp hơn bất cứ nơi đâu trên nước Mĩ. Bài 9. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây: Đêm trăng trên Hồ Tây Hồ về thu, nước (1) , (2) Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3) Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4)
  9. mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5) Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6) Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7) Theo Phan Kế Bính (1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. (2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. (3): nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti. (4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. (5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. (6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. (7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. Bài 10. Chữa các dòng sau cho thành câu theo 2 cách : bỏ một từ hoặc thêm bộ phận CN - VN. a) Khi mặt trời lên b) Trên nền trời sạch bóng như được giội rửa III. TẬP LÀM VĂN 1. Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. 2. Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. IV. CHÍNH TẢ Nghe thầy cô hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: Mầm non Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm nép lặng im Mầm non mắt lim dim
  10. Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Thấy chỉ cội với cành Một chú thỏ phóng nhanh Chạy nấp vào bụi vắng Và tất cả im ắng Từ ngọn cỏ làn rêu Theo Võ Quảng
  11. C. ĐÁP ÁN ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC Bài 1: Tìm nội dung chính của các văn bản sau bằng cách nối các ô ở cột A với các ô ở cột B. Quang cảnh làng Vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn của rừng xanh mạc ngày mùa Nét đặc trưng về thiên nhiên, con Sắc màu em yêu người Cà Mau. Cảnh trù phú, đầm ấm của làng quê Lòng dân vào ngày mùa. Những người Tình cảm gắn bó, chở che của nhân bạn tốt dân với chiến sĩ cách mạng. Sự kì diệu của Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất rừng xanh nước của bạn nhỏ. Đất Cà Mau Sự gắn bó của cá heo với loài người. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1 2 3 4 5 7 8 Đáp án C A D B A C A 6. Trong đoạn 3, khi miêu tả, tác giả đã so sánh phong cảnh hiện ra trước khung cửa xe với những thước phim sống động 9. Tác giả đã miêu tả cảnh mùa thu vàng ở En-giơ-lân theo trình tự không gian: miêu tả từng bộ phận của cảnh. 10. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài đọc. Hãy giải thích vì sao em lại thích hình ảnh đó nhất. * Tham khảo: Em thích nhất hình ảnh “Phong cảnh hiện ra trước khung cửa xe như những thước phim sống động : Những cánh rừng, những quả đồi rực rỡ sắc vàng, sắc đỏ những con suối trong vắt soi bóng lá êm đềm chảy ôm lấy chân đồi.”. Bằng việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, từ ngữ giàu hình ảnh, tác giả như đã thổi hồn vào cảnh vật, khiến cho chúng trở nên thật
  12. sống động, đáng yêu. Ta như hình dung trước mắt khung cảnh mùa thu ở En-giơ-lân: đẹp dịu dàng và quyến rũ biết bao. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d g h i Đáp án C B C A D D C e. A. 1 đại từ. Đó là: nó Bài 2. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa siêng năng chăm chỉ, cần cù lười biếng dũng cảm gan dạ, quả cảm hèn nhát lạc quan yêu đời bi quan bao la mênh mông chật chội chậm chạp chậm nhanh nhẹn đoàn kết kết đoàn chia rẽ Bài 3. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. kính: - Cô giáo dạy chúng em phải biết kính trọng những người lớn tuổi. - Mẹ mới mua một chiếc kính râm rất đẹp. hầm: - Em rất thích ăn cháo hầm hạt sen. - Lối vào hầm khá tối, chúng tôi phải lần từng bước mới tới nơi. sáo: -Tiếng sáo diều vi vu trong gió, nghe mới du dương mà tha thiết làm sao”! - Sau bao ngày tập tành vất vả, cuối cùng chú sáo nhỏ cũng đã biết nói. Bài 4*. - Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc). - Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới. - Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào. - Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. - Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở. - Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển. Nghĩa gốc Nghĩa chuyển Ăn cơm ăn cưới, da ăn nắng, ăn ảnh, tàu ăn hàng, sông ăn ra biển Bài 5*. Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu :
  13. a) Cân ( là DT, ĐT, TT ) Cân là danh từ: Tôi nặng hai mươi cân. Cân là động từ: Anh ta mang con vịt của tôi đi cân. Cân là tính từ: Cả hai bên đều văn võ song toàn, quả là cân sức cân tài. b) Xuân (là DT, TT) Xuân là danh từ: Mùa xuân, trăm hoa đua nhau khoe sắc. Xuân là tính từ: Đã ngoài bốn mươi nhưng trông cô ta vẫn còn xuân lắm. Bài 6*. Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: 1. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý) 2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (tiền) 3. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh) 4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng) 5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ) 6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt) Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa. Bài 7. Gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn sau và cho biết nó thay thế cho từ ngữ nào? Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin : - Xin ông thả cháu ra.(2) Sói trả lời: - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. (3)Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ? (4) (Theo Lép Tôn- xtôi). Từ ông ở câu 2 thay thế cho từ Chó Sói Từ cháu ở câu 2 thay thế cho từ Sóc Từ ta ở câu 3, 4 thay thế cho từ Chó Sói Từ mày ở câu 3, 4 thay thế cho từ Sóc
  14. Từ chúng mày ở câu 4 thay thế cho từ họ nhà Sóc Bài 8. Tìm và gạch chân các bộ phận : trạng ngữ; chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau a, Cứ mỗi độ thu sang, người dân ở khắp nơi lại đổ về Niu En-giơ-lân để chiêm ngưỡng vẻ TN CN VN đẹp diễm lệ của mùa thu vàng nơi đây. b, Với địa hình đồi núi đa dạng tiêu biểu cho vùng Đông bắc, mùa thu Niu En-giơ-lân đẹp TN CN hơn bất cứ nơi đâu trên nước Mĩ. VN Bài 9. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây: Đêm trăng trên Hồ Tây Hồ về thu, nước (1) , (2) Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3) Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5) Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6) Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7) Theo Phan Kế Bính (8): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. (9): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. (10) : nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti. (11) : thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. (12) : thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. (13) : trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. (14) : yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. Bài 10. Chữa các dòng sau cho thành câu theo 2 cách : bỏ một từ hoặc thêm bộ phận CN - VN. a) Khi mặt trời lên C1: Mặt trời lên. C2 :Khi mặt trời lên, từng tia nắng rọi b) Trên nền trời sạch bóng như được giội rửa
  15. III. TẬP LÀM VĂN Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu về trường Tiểu học Quang Hanh và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình. b. Thân bài: +) Tả bao quát Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa trung tâm phường Lối vào trường là những hàng cây xanh mát +) Tả từng bộ phận của trường: - Cánh cổng sừng sững như một người khổng lồ thân thiện. - Cổng trường màu xanh được làm bằng sắt, kiên cố vững chắc. Phía trên có tấm biển màu xanh với hàng chữ mạ vàng: “Trường Tiểu học Quang Hanh” . - Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh bay phấp phới trong gió. - Bác phượng vĩ , bác bàng vây vẫy như muốn gọi chúng em cùng vui chơi. - Sân trường được lát gạch đỏ, từng hàng gạch xếp đều tăm tắp - Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân. - Các phòng học thoáng mát. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ. - Trước cửa lớp học là nhũng bồn hoa xinh xắn với những bông hoa đua nhau khoe sắc. - Dãy nhà chính giữa Phòng hiệu trưởng và phòng giáo viên. - Bác Trống trường già nua quen thuộc báo giờ vào học, giờ ra chơi. c. Kết bài: Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này. Em yêu nơi ấy biết nhường nào! Em sẽ cùng các bạn giữ gìn cho ngôi trường mãi xanh, sạch, đẹp. Bài làm Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào em mới chỉ là một cô bé lớp một rụt rè núp sau lưng mẹ vậy mà giờ đây đã gần năm năm em theo học tại ngôi trường này. Biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui cùng những năm tháng học trò đã trôi đi dưới mái trường Tiểu học Quang Hanh thân yêu. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập. Trường em được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng mát. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những tán cây lại khẽ rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt
  16. em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường. Cổng trường màu xanh được làm bằng sắt, kiên cố vững chắc. Phía trên có tấm biển màu xanh với hàng chữ mạ vàng: “Trường Tiểu học Quang Hanh” đứng uy nghi, lặng lẽ trong sáng sớm. Bước qua cánh cổng màu xám đồ sộ, ngôi trường hiện ra với biết bao hình ảnh đẹp. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh bay phấp phới trong gió. Bác phượng vĩ , bác bàng vây vẫy như muốn gọi chúng em cùng vui chơi. Sân trường được lát gạch đỏ, từng hàng gạch xếp đều tăm tắp trông thật đẹp mắt. Đây là nơi chúng em tập trung chào cờ vào mỗi sáng thứ hai, cũng là nơi chúng em tập thể dục và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát. Các lớp học ở ba dãy tầng lầu thật khang trang, xếp thành hình chữ U hướng ra giữa sân trường. Lớp học nào cũng rộng rãi, thoáng mát, trang trí sản phẩm đầy màu sắc của học sinh. Cùng một kiểu bàn ghế, kiểu tủ, kiểu bảng nhưng sao lớp 5A5 lại thân thiết, gắn bó với em đến thế. Trước cửa lớp học là những bồn hoa xinh xắn với rất nhiều loài hoa, nào là hoa cúc, hoa hồng, chúng đua nhau khoe sắc, sắc hoa rực rỡ đã tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường. Dãy nhà chính giữa Phòng hiệu trưởng và phòng giáo viên, trên chiếc giá bằng gỗ vững chãi dựng ở đầu nhà là bác Trống trường già nua quen thuộc báo giờ vào học, giờ ra chơi. Tiếng trống của bác luôn giòn giã, náo nức lòng người. Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào! Em sẽ cùng các bạn giữ gìn cho ngôi trường mãi xanh, sạch, đẹp.