Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Cảnh đông con

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê)

Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :

Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:

a. Ăn đói, mặc rách, nhà cửa lụp xụp, từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.

b. Ăn đói mặc rách, nhà tập thể chật chội , từ sáng đã ra đồng kiếm con cua, con ốc

c. Cơm chỉ đủ ăn, nhà cửa chật chội, phải dậy đi làm từ sáng sớm.

d. Ăn đói, mặc rách, nhà cửa lụp xụp, chỉ có một thửa ruộng con con.

Câu 2: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:

a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn.

c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn.

Câu 3: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên:

a. Chiếc giường cũ nát b. Chiếc nệm mới.

c. Ổ rơm d. Chiếc chiếu rách

docx 21 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 14 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Chuỗi ngọc lam: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. Hạt gạo làng ta: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Luyện từ và câu DANH TỪ: Danh từ là những từ dùng chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị, ). Có 2 loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng. 1. Danh từ chung: Dùng để gọi chung tên của các sự vật. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng. * Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật có thể cảm nhận được bằng các giác quan như người, vật, các hiện tượng, đơn vị. Ví dụ: - Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội, - Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối, - Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất, - Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm). + Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu, + Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút, + Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, khối, sải tay, + Danh từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, xã, trường, lớp, + Danh từ chỉ tập thể: cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn, * Danh từ trừu tượng: Là các khái niệm trừu tượng tồn tại trong nhận thức của người, không nhìn được bằng mắt. Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui, 2. Danh từ riêng: Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh. Khi viết các danh từ riêng, ta cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng. 3. Cụm danh từ: Do danh từ chính kết hợp với từ hoặc một số từ khác. Như vậy cụm danh từ là một tổ hợp gồm 2 hay nhiều từ kết hợp lại. Ví dụ: áo đỏ, mưa rào, ghế nhựa, con nuôi, bố đẻ, cửa sắt, gà trống, ô tô con,
  2. ĐỘNG TỪ: Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D : - Đi, chạy ,nhảy, (ĐT chỉ hoạt động ) - Vui, buồn, giận, (ĐT chỉ trạng thái ) TÍNH TỪ Tính từ(TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái, Cách phân biệt các DT,ĐT, TT dễ lẫn lộn: Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ. a - Danh từ : - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các, ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau, ) - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó, ở phía sau ( hôm ấy, trận đấunày, tư tưởng đó, ) - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khinào? ) - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái, ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui, ) - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT ) b - Động từ : - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ, ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp, ) - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu? ) c - Tính từ : - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, ) * Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động, cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm, Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ, Nếu kết hợp được thì đó là ĐT. ĐẠI TỪ: Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. ==> Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình): Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi: + Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, + Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, + Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, ==> Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?
  3. ==> Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể: - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT. - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT. - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT: + Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà,anh, chị, em, con, cháu, + Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh (Cô là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc) V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là DT chỉ đơn vị ). V.D3 : Cháu chào cô ạ ! (cô là đại từ xưng hô) QUY TẮC VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên riêng gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt QUAN HỆ TỪ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về, VD: - Dù đúng hay sai thì cậu ấy cũng phải về nhà. - Lan và Mai là đôi bạn cùng tiến trong học tập. Lưu ý Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: Vì nên ; do .nên .; nhờ .mà : Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả VD: Vì trời mưa nên chúng tôi quyết định ở nhà. Do lười học nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra vừa rồi Nhờ kiên trì mà anh ấy đã đạt được cái gật đầu từ cô ấy Nếu thì ; hễ thì : Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả VD:
  4. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a. Chủ ngữ trong câu: “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: A. Mùa nực cũng như mùa rét B. Mùa rét C. Bác ta D. Bác ta phải trở dậy b. Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa”, đại từ là: . Dùng để A. xưng hô B. xưng hô và thay thế C. thay thế D. câu trên không có đại từ c. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy A. lụp xụp, sung sướng, may mắn, sáng sớm B. lụp xụp, sung sướng, may mắn, vất vả C. lụp xụp, sung sướng, vất vả, sáng sớm D. lụp xụp, cơ cực, ấp ủ, sáng sớm d. Từ “thâm tím” là A. Động từ B. Tính từ C. Danh từ D. Đại từ e. Câu nào có 2 đại từ dùng để xưng hô, một đại từ dùng để thay thế: A. Cậu đi đâu, tớ đi với cậu. B. Cậu thích thơ, tớ cũng vậy. C. Cậu đi đâu mà tớ không thấy cậu? D. Nga là một người tốt, ai cũng yêu quý cô ấy. g. Trong các câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm. B. Họ đang bàn kế hoạch tổ chức Hội thi văn nghệ./ Chiếc bàn này được làm bằng gỗ. C.Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng. D. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước. h. Từ nào sau đây viết đúng quy tắc chính tả: A, Huân chương Kháng chiến B, Huân chương Lao Động C, Huy chương Chiến công Giải phóng D, Huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang i. Trong câu: “ Làng quê em đã chìm vào giấc ngủ.” , đại từ em dùng để làm gì? A. Thay thế danh từ B. Thay thế động từ C. Thay thế tính từ D. Xưng hô k. Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng ?
  5. A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ. B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát. C. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường. D. Nam thích đá cầu, cờ vua. l. Câu nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây? A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. B. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan. C. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học. D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu. Bài 2. Gạch dưới đại từ xưng hô trong các câu văn sau. a. Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?" b. Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi : - Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt âu yếm: - Thôi để mẹ cầm cũng được. Tôi có ngay cái ý nghĩ non nớt và ngây thơ này: chắc chỉ có người thạo mới cầm được bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tôi như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. (Tôi đi học – Thanh Tịnh) Bài 3: Cho các câu kể sau. a. Những bông hoa đã héo úa sau một ngày khiêu vũ mệt nhoài. b. Lượm vừa đi vừa hát. c. Em ấy chính là tấm gương cho các bạn noi theo. d. Anh đưa giúp em chiếc điện thoại màu xanh của Mai với. Em hãy xếp các từ gạch chân vào bảng sau cho phù hợp. Từ loại Từ Danh từ chung Danh từ riêng Đại từ xưng hô Đại từ thay thế Bài 4: a) Viết các danh từ riêng trong đoạn thơ sau vào từng ô trống trong bảng: Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
  6. Ngàn tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên. Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành. Đô kì đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. (Đại Nam quốc sử diễn ca) Tên người Tên địa lí . . . . b) Viết các tên người, tên địa lí nước ngoài vào chỗ trống trong bảng cho đúng quy định: Tên người Tên địa lí Mác-Xim Go-Rơ-Ki/ mát-xcơ-va / Mo-ri-Xơn / Oa-Sinh-Tơn / . An-be anh-xtanh / Tây ban nha / Bài 5. Viết vào chỗ trống theo yêu cầu sau: a, Câu văn thuộc kiểu câu Ai là gì? Có danh từ làm chủ ngữ trong câu . Gạch dưới các danh từ đó trong câu. a, Câu văn thuộc kiểu câu Ai - làm gì? Có đại từ làm chủ ngữ trong câu . Gạch dưới đại từ đó trong câu. Bài 6: Tìm trong mẩu chuyện sau và ghi vào các nhóm; Một người đàn bà mới mất chồng, mời họa sĩ đến vẽ chân dung người chồng quá cố. Hoạ sĩ bảo: - Bà làm ơn cho tôi xin tấm hình của chổng bà, tôỉ sẽ vẽ theo tấm hình đó. - Nếu tôi còn hình chồng tôi thì cần gì phải vẽ nữa. Để tôi tả cho ông nghe, mắt của chổng tôi to, hai mí, tóc của chồng tôi đen, Hoạ sĩ lấy giấy bút ra cắm cúi vẽ. Khi người hoạ sĩ. vẽ xong, bà quả phụ nhìn tranh, hí hửng nói: - Ô ! Em mới xa anh có hai tháng mà anh đã thay đổi nhiều quá ! a) Danh từ :
  7. b) Đại từ xưng hô: c) Quan hệ từ: Bài 7: Cho đoạn văn sau: Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, ốc, le le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay về cả vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Theo Tô Hoài. Em hãy xếp các từ gạch chân vào bảng phân loại bên dưới. Động từ Tính từ Quan hệ từ Bài 8: Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình. a) Xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.
  8. Bài 9: Cho các từ sau : núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm, theo 2 cách: a, Dựa vào cấu tạo từ ( từ đơn, từ ghép, từ láy ). Từ đơn Từ láy Từ ghép b, Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ ). Danh từ Động từ Tính từ Bài 10 Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn thơ sau : Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa Nối rừng hoang với biển xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. Bài 11: Gạch chân các quan hệ từ có trong đoạn văn sau : Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương nhưng cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác- thai. Bài 12. Xác định CN - VN trong mỗi câu sau( gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch 6,gvb và xác định xem câu đó thuộc kiểu câu nào : Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gì? a) 1. Đó là một buổi sáng đầu xuân. 2.Trời đẹp. 3. Gió nhẹ và hơi lạnh. 4.ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu. Câu số Câu kiểu Chủ ngữ Vị ngữ Bài 13*. Đặt câu có: a. Từ “sao” là danh từ b. Từ “sao” là động từ c. Từ “hay” là tính từ
  9. d. Từ “hay” là quan hệ từ e. Từ “bàn tính” là danh từ g. Từ “bàn tính” là động từ h. Từ “anh hùng” là danh từ i. Từ “anh hùng” là tính từ Bài 14*: Lựa chọn từ trong nhóm từ đồng nghĩa ở cột phải để viết 3 câu văn có sử dụng biện pháp pháp nhân hóa tả đối tượng được nêu ở cột bên trái a, Những cánh cò chấp chới, chập chờn , phân vân, bay lả bay la b, Giọt mưa xuân se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng c, Hoa cỏ may quấn quýt, mắc vào, vướng vào Bài 15*: Chọn từ trong ngoặc đơn em cho là hay nhất để ddienf vào chỗ trống trong mỗi câu sau, nói rõ vì sao em chọn từ đó. a, Tiếng lợn cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn nghe sao quen thuộc, thân thương. ( ủn ỉn, ỉ eo, ụt ịt). b, Lời ru nồng nàn thiết tha của mẹ . vào tâm hồn ngây thơ, trong trắng của tôi biết bao yêu thương. ( rót, trút, đổ)
  10. III. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Viết biên bản cuộc họp tổ (hoặc lớp em) bàn vể việc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để giao lưu với các chú bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. IV. CHÍNH TẢ Bài 1. Điền vào chỗ trống a) l hoặc n - Bàn tay ta làm .ên tất cả - ên rừng xuống biển - ắng tốt dưa mưa tốt úa b) ăn hoặc ăng - Đèn ra trước gió còn ch hỡi đèn
  11. - Trời lạnh cần phải đắp ch . - N mưa từ những ngày xưa L trong đời mẹ đến giờ chưa tan Bài 2: Nghe thầy cô hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: Nhà môi trường 18 tuổi Người dân hòn đảo Ha-oai rất tự hào về bãi biển Cu-a-loa vì vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên ở đây. Nhưng đã có mộtdạo môi trường ven biển bị đe doạ trầm trọng do nguồn rác từ các tàu đánh cá, những vỉa san hô chết, cá, rùa bị mắc bẫy, tấp vào bờ. Trước tình hình đó, một cô gái tên là Na-ka-mu-ra, 18 tuổi, đã thành lập nhóm Hành động vì môi trường gồm 60 thành viên. Họ đã giăng những tấm lưới khổng lồ ngăn rác tấp vào bờ. Tháng 3 năm 2000, chỉ trong 8 ngày nghỉ cuối tuần, 7 xe rác khổng lồ đã được chở đi, trả lại vẻ đẹp cho bãi biển. V. CẢM THỤ VĂN HỌC Cho đoạn thơ Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông kinh thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Em hãy tìm cảm xúc của tác giả về “ Hạt gạo làng ta” qua đoạn thơ trên,
  12. C. ĐÁP ÁN B. BÀI TẬP THỰC HÀNH Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án a b a d c a Câu 6: Đến mùa rét, khi không có ai mướn, nhà bác Lê phải chịu cảnh đói rét. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. Câu 8 : Chi tiết nào trong bài gây ấn tượng sâu sắc với em nhất?Vì sao? HS tự làm.Ví dụ: Chi tiết nào trong bài gây ấn tượng sâu sắc với em nhất là: Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. Đoạn văn đã khiến người đọc chạnh lòng, xót xa trước cảnh đói rét của mẹ con nhà bác Lê. Chỉ kiếm được chút thóc còn sót lại trên những bông lúa đã là cả một niềm hạnh phúc lớn lao, giúp cả nhà xua tan đi cái đói. Hình ảnh bữa cơm ngày rét gây ấn tượng khó phai, mấy mẹ con quấn túm bên nồi cơm mà chẳng biết có đủ cho cả nhà, bên ngoài gió lạnh vẫn gào rít. Trong thời đại này, khi người ta đã có cơm no áo ấm, hoàn cảnh của gia đình của bác Lê không khỏi khiến người ta vô cùng thương cảm. Câu 9: Theo em, qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với bác Lê? Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d e g h i k l Đáp án C D B B B D A D B C Bài 2. a. Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?" b. Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi : - Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt âu yếm: - Thôi để mẹ cầm cũng được.
  13. Tôi có ngay cái ý nghĩ non nớt và ngây thơ này: chắc chỉ có người thạo mới cầm được bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tôi như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Bài 3: Từ loại Từ Danh từ chung bông hoa, ngày, tấm gương, bạn, chiếc điện thoại, màu xanh Danh từ riêng Lượm, Mai Đại từ xưng hô anh, em Đại từ thay thế ấy Bài 4: a) Viết các danh từ riêng trong đoạn thơ sau vào từng ô trống trong bảng: Tên người Tên địa lí Bà Trưng Châu Phong, Long Biên, Tô Định Mê Linh, Lĩnh Nam b) Viết các tên người, tên địa lí nước ngoài vào chỗ trống trong bảng cho đúng quy định: Tên người Tên địa lí Mác-xim Go-rơ-ki Mát-xcơ-va Mo-ri-xơn Oa-sinh-tơn An-be Anh-xtanh Tây Ban Nha Bài 5. a. Hoa lan là loài hoa tôi yêu thích. b. Tôi bảo nhưng anh ta không nghe. Bài 6: a) Danh từ: người, đàn bà, chồng, họa sĩ, chân dung, tấm hình, hình, mắt, tóc, giấy bút, bà quả phụ, tranh, tháng b) Đại từ xưng hô: bà, tôi, ông c) Quan hệ từ: của, nếu thì, để, mà Bài 7: Động từ Tính từ Quan hệ từ mưa, dâng, xuôi ngược, lớn, trắng, mênh mông, và, thì, ở, vì, mà bay ,kiếm mồi, cãi cọ, đầy,mới, tím tranh, lội Bài 8: Cho các từ sau:
  14. Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình. Danh từ: bác sĩ, nhân dân, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, truyền thống, hòa bình. Không phải danh từ: hi vọng, phấn khởi, tự hào, mong muốn b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người: bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ DT chỉ vật: thước kẻ, xe máy, bàn ghế DT chỉ hiện tượng; sấm, sóng thần,gió mùa DT chỉ khái niệm: văn học, truyền thống, hòa bình DT chỉ đơn vị: cái,chiếc, xã, huyện. Bài 9: a, Dựa vào cấu tạo từ ( từ đơn, từ ghép, từ láy ). Từ đơn Từ láy Từ ghép vườn, ngọt, ăn rực rỡ, chen chúc, dịu dàng núi đồi, thành phố, đánh đập b, Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ ). Danh từ Động từ Tính từ vườn, thành phố, núi đồi ăn, chen chúc, đánh đập dịu dàng, ngọt, rực rỡ Bài 10 Danh từ Động từ Tính từ bầy, ong, miền, đôi cánh, rong ruổi, nối, tìm rù rì, hoang, xa, ngọt ngào mùa, hoa, rừng, biển, đất, nơi Bài 11: Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương nhưng cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác- thai. Bài 12. Xác định CN - VN trong mỗi câu sau( gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch 6,gvb và xác định xem câu đó thuộc kiểu câu nào : Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gì? a) Câu số Câu kiểu Chủ ngữ Vị ngữ 1 Ai( cái gì,con gì) – là gì? Đó là một buổi sáng đầu xuân 2 Ai( cái gì,con gì) – thế nào? Trời đẹp 3 Ai( cái gì,con gì) – thế nào? Gió nhẹ và hơi lạnh 4 Ai( cái gì,con gì) – thế nào? Ánh nắng ban mai nhạt tạo nên một hoà sắc êm dịu.
  15. loãng rải trên vùng đất đỏ công trường Bài 13*: a. Từ “sao” là danh từ Đêm nay, bầu trời đầy sao. b. Từ “sao” là động từ Anh ta đã sao chép tài liệu của tôi. c. Từ “hay” là tính từ Cô bé ấy hát rất hay. d. Từ “hay” là quan hệ từ Anh hay cô ta đã đưa bà cụ vào bệnh viện thế? e. Từ “bàn tính” là danh từ Bạn Hoa phải sử dụng bàn tính mới thực hiện được các phép tính cô giao. g. Từ “bàn tính” là động từ Chúng tôi đang bàn tính xem sẽ tặng cô món quà gì nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. h. Từ “anh hùng” là danh từ Ở lớp tôi, chúng tôi coi Huy như một anh hùng vì bạn đã làm được rất nhiều việc tốt. i. Từ “anh hùng” là tính từ Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Bài 14*: a) phân vân Ví dụ: Những cánh cò phân vân bên ruộng lúa. b) dịu dàng Ví dụ: Giọt mưa xuân dịu dàng mơn man trên má em. c) quấn quýt Ví dụ: Hoa cỏ may quấn quýt theo bước chân em tới trường. Bài 15*: a, Tiếng lợn ụt ịt cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn nghe sao quen thuộc, thân thương. Chọn từ ụt ịt vì từ này phù hợp với cách đòi ăn của lợn. b, Chọn từ "rót" để có câu văn "Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ rót vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương". Ta chọn từ "rót" vì "rót" là đổ vào một cách nhẹ nhàng nên phù hợp với lời ru thân thương, nhẹ nhàng, tha thiết của mẹ. Các từ "trút", "đổ" mang nghĩa đổ vào một cách mạnh hơn, không phù hợp với lời ru của mẹ. "Rót" còn
  16. mang nghĩa có nước nên dễ thấm đẫm trong tâm hồn mà các từ "trút", "đổ" không cho thấy điều đó III. TẬP LÀM VĂN Bài làm a). Dàn ý của một biên bản: - Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. - Phần chính: + Thời gian, địa điểm + Thành phần tham dự + Đoàn chủ tịch, ban thư kí (nếu có) + Nội dung cuộc họp. - Phần kết thúc: chữ kí của chủ trì cuộc họp và thư kí. * Viết biên bản theo đúng mẫu quy định b) Gợi ý: 1. Nhớ lại chủ đề, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung cuộc họp: - Cuộc họp bàn việc gì ? - Họp vào lúc nào ở đâu ? - Cuộc họp có những ai tham dự ? - Ai điều hành cuộc họp ? - Những ai phát biểu trong cuộc họp, nói điều gì ? - Kết luận của cuộc họp như thế nào ? c) Bài minh họa: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Trường Tiểu học Quang Hanh BIÊN BẢN HỌP TỔ 3 V/v: Họp bàn về chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho ngày 22/12 I. Thời gian: 7 giờ 30 phút sáng ngày 5/12/2018 II. Địa điểm: Phòng 4, tầng 2, lớp 5A, trường tieuhocvn III. Thành phần tham dự: - Chủ trì họp: Hoàng Ngọc Quyên (tổ trưởng). - Thư kí: Nguyễn Ngọc Bội (tổ phó). - Thành phần tham dự: 9 đội viên của tổ. Vắng: không vắng. IV. Nội dung cuộc họp: 1) Tổ trưởng thông báo về việc tổ chuẩn bị luyện tập tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 22/12 – Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - Cả tổ nhất trí cả 9 bạn tham gia tiết mục múa : “Màu áo chú bộ đội.” 2) Phân công: - Bạn Tổ trưởng chịu trách nhiệm chung, tìm bài nhạc trên mạng:
  17. + Bạn Hòa , bạn Bội tìm động tác, biên đạo múa sao cho phù hợp + Bạn Linh thuê trang phục. + Bạn Hải nước uống cho các buổi tập + Bạn Anh xin ý kiến góp ý của thầy giáo chủ nhiệm + Bạn Mai : hóa trang 3) Thời gian: - Tổng duyệt ngày 19/12 - Tập vào buổi chiều 10/12 và 12 và 15 /12 Cuộc họp kết thúc lúc 9 giờ 30 phút cùng ngày với sự nhất trí 100% các bạn trong tổ. Tổ trưởng Tổ 3 Hoàng Ngọc Quyên IV. CHÍNH TẢ Bài 1. Điền vào chỗ trống a) l hoặc n - Bàn tay ta làm nên tất cả -Lên rừng xuống biển -Nắng tốt dưa mưa tốt lúa b) ăn hoặc ăng - Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn - Trời lạnh cần phải đắp chăn - Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan V. CẢM THỤ VĂN HỌC Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả, Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất (có vị phù sa); của nước (Có hương thơm trong hồ nước đầy); và công lao động của con người, của cha mẹ (Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay) Hạt gạo có hương vị quê hương.g Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho
  18. bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.