Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào , thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà…..hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…
Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !
( Theo Băng Sơn)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì khi đi trong làng mình
a. Những vườn hoa rực rỡ trong ánh bình minh.
b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường.
c. Những làn hương quen thuộc của đất quê
d. Những đồng lúa xanh mát.
2.Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ?
a. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau.
b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.
c. Do mùi thơm của nước hoa.
d. Mùi thơm của những vườn hoa.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 15 Kiến thức cần nhớ Họ và tên: Lớp 1. Tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo: Bài văn cho em thấy tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Về ngôi nhà đang xây: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta. 2. Luyện từ và câu A. Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa sung sướng,may mắn, toại nguyện, như ý, vui bất hạnh, khốn khổ, cùng cực, khốn khổ, cơ vẻ cực Từ chứa tiếng phúc có nghĩa là điều may mắn, tốt lành: - phúc phận: điều may mắn được hưởng do số phận. - phúc đức: điều tốt lành để lại cho con cháu. - phúc hậu: có lòng thương người hay làm điều tốt. - phúc bất trùng lai: điều may mắn không đến liền nhau. - phúc lộc: gia đình yên ấm, tiền của dồi dào. - phúc thẩn: vị thần chuyên làm những việc tốt. - phúc tinh: cứu tinh. B. Tổng kết vốn từ 1. Các từ ngữ chỉ: a)Người thân trong gia đình: cố, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, dì, cô, anh, chị, em, cháu, chắt b)Những người gần gũi em trong trường học: hiệu trưởng, hiệu phó, thầy (cô) chủ nhiệm, thầy (cô) giáo, cô văn thư, bác bảo vệ, cô lao công c) Nghề nghiệp: công nhân, nông dân, bác sĩ, giáo sư, giáo viên, doanh nhân, d) Các dân tộc anh em trên đất nước ta: Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Mán, Hơ-mông, Ê-đe, Mơ-nông, Ba-na, Chăm, Khơ-me 2. Các câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn. Quan hệ gia đình Quan hệ thầy trò Quan hệ bạn bè - Con có cha như nhà có nóc Không thầy đố mày làm nên - Giàu vì bạn, sang vì vợ - Con hơn cha là nhà có phúc - Muốn sang thì bắc cầu kiều - Gần mực thì đen, gần đèn
- - Chị ngã, em nâng Muốn con hay chữ thì yêu lấy thì sáng - Anh em như thể tay chân thầy Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 3. Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người Miêu tả mái tóc đen nhánh, mượt mà, mềm mại, xanh mượt, xanh đen, óng ả, thướt tha, đen bóng, bạc phơ, Miêu tả đôi mắt mắt bồ câu, mắt lá răm, mắt sáng, xanh trong, sâu thẳm, mắt lồi, mắt híp, mắt lươn, mắt cú vọ, Miêu tả khuôn mặt chữ điền, trái xoan, hồng hào, lưỡi cày, phúc hậu, thanh tú, tàn nhang, cau có, hầm hầm, niềm nở, Miêu tả làn da trứng gà bóc, da mồi, da khô, nhăn nheo, bánh mật, Miêu tả vóc người cao lớn, lực lưỡng, thấp bé, loắt choắt, gầy gò, bé nhỏ, lênh khênh, vạm vỡ, béo phì, ngực nở, lùn tịt, 3. Tập làm văn Khi viết đoạn văn miêu tả hoạt động của một người, cần lưu ý: a) Xác định đối tượng miêu tả: - Người đó là ai? - Cần tả hoạt động của người đó qua một công việc cụ thể ( thầy cô giảng bài, mẹ nấu cơm, bạn đá bóng, ca sĩ hát ) b) Quan sát và tìm ý - Hoạt động bắt đầu thế nào? - Động tác, cử chỉ, dáng điệu, trong khi làm việc của người đó ra sao? - Hoạt động kết thúc thế nào? Em chọn những chi tiết đặc sắc, nổi bật nhấ để ghi chép lại dưới dạng gạch đầu dòng. c) Khi viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Có câu mở đoạn giới thiệu người em định tả. - Các câu trong đoạn cần nêu đủ, sinh động, cụ thể động tác, cử chỉ, dáng điệu Lời văn có thể kết hợp giữa miêu tả hành động với đặc điểm ngoại hình.
- BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. HƯƠNG LÀNG Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào , thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! ( Theo Băng Sơn) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Trong bài đọc, tác giả thấy điều gì khi đi trong làng mình a. Những vườn hoa rực rỡ trong ánh bình minh. b. Những người nông dân vác cuốc, dắt trâu ra đường. c. Những làn hương quen thuộc của đất quê d. Những đồng lúa xanh mát. 2.Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình là do đâu ? a. Do mùi thơm của các nguyên liệu tạo mùi khác nhau. b. Do mùi thơm của cây lá trong làng. c. Do mùi thơm của nước hoa. d. Mùi thơm của những vườn hoa. 3. Trong câu “ Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.” Từ đó chỉ cái gì ?
- II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng a. Dấu phẩy được in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì ? “ Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi” A. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ. B. Ngăn cách các vế câu ghép. C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phân chính của câu. D. Ngăn cách bộ phận chủ ngữ với vị ngữ. b. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy. A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc. B. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn , no nê, hăng hắc. C. không khí, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc. D. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc, no nê. c. Chủ ngữ trong câu sau là gì ? “ Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng” A. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt . B. Hương từ đây cứ C. Hương từ đây. D. Hương 4. Trong câu “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ” từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ? A. giả dối. B. giả danh C. nhân tạo D. sáng tạo 5. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào ? A. Tính từ B. danh từ C. Động từ D. Đại từ 6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? “ Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp.” A. so sánh B. nhân hóa C. Lặp từ D. Nhân hóa và so sánh 7. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ? “ Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.” A. Chỉ nơi chốn B. chỉ thời gian C. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ mục đích 8. Những từ nào đồng nghĩa với từ hạnh phúc?
- A, may mắn B, đau khổ C, sung sướng D, giàu có E, buồn bã G, viên mãn 9. Những từ nào trái nghĩa với từ hạnh phúc? A, buồn rầu B, phiền hà C, bất hạnh D, nghèo đói E, cô đơn G, khổ cực H, vất vả I, bất hòa 10. Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là từ đồng âm ? A. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. B. Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé ! C. Làng bản, rừng núi chìm trong bản sương mù Bài 2. Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: ( phúc, phúc đức, phúc lộc, phú quý) a) tại mẫu. b) Anh em thuận hòa là nhà có c) sinh lễ nghĩa. d) đầy nhà. Bài 3: Xếp các từ sau: mãn nguyện, đau lòng, thất vọng, như ý, vui vẻ, mất mát, thành công, toại nguyện, sung sướng, bất hạnh vào hai nhóm Đồng nghĩa với hạnh phúc Trái nghĩa với hạnh phúc Bài 4: Tìm 3 từ chứa tiếng “phúc” với nghĩa “may mắn, tốt lành” và đặt câu với những từ đó.
- Bài 5. Sắp xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào các chủ đề cho phù hợp. - Môi hở răng lạnh. - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Học thầy không tày học bạn. - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. - Muốn sang phải bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. Quan hệ gia đình Quan hệ thầy trò Quan hệ bạn bè Bài 6: a) Chọn từ ngữ (to lớn hoặc sống, ước mơ, của nhân dân, giành lấy, đơn sơ) điền vào chỗ trống để có các kết hợp từ đúng: (1) hạnh phúc (2)hạnh phúc (3) hạnh phúc (4)hạnh phúc (5) hạnh phúc (6)hạnh phúc b) Tìm từ có tiếng phúc điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp : (1) Mình chúc Minh khỏe vui và . (2) Bà em bảo phải ăn ở tử tế để lại cho con cháu (3) Gương mặt cô trông rất Bài 7: Điền vào chỗ trống cho đúng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn : a) Anh thuận hòa là nhà có b) Công .nghĩa ơn Nghĩ sao cho bõ những ngày gian lao.
- c) là nghĩa tương tri Sao cho sau trước mọi bề mới nên Bài 8: Tìm các từ ngữ thường dùng để tả người và viết vào chỗ trống ở từng cột trong bảng (mỗi cột ít nhất 5 từ ngữ): Tả ngoại hình Tả tính tình, hoạt động M : mập mạp M : nóng nảy Bài 9: Tìm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về cách nói năng của con người. Bài 10 Chọn các đại từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho đoạn hội thoại sau: Quạt Điện nói chuyện với Bóng Đèn: - . Bóng Đèn ơi! . hối hận lắm . phải làm gì để xin lỗi Quạt Cọ đây? - .nghĩ thế nào thì làm như thế! - ơi, liệu . có tha thứ cho không ? - Quạt Cọ không phải là người cố chấp sẽ tha thứ cho - cảm ơn ạ ạ ! (nó, cô, cậu ta, anh ấy, cậu ấy, tôi, cháu, chị ấy) Bài 11: Cho các tiếng: mong, lo, buồn, tươi, nhạt. Em hãy tạo thành các từ từ láy và từ ghép. Bài 12. Xác định từ “đứng” thành hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển: - Hãy đứng lên - Người đứng đầu nhà nước - Đứng ra bảo lãnh - Trời đứng gió
- - Công nhân một lúc đứng năm máy - Dốc dựng đứng Bài 13*. Trong những dòng sau đây, dòng nào viết chưa thành câu, hãy sửa lại cho thành câu hoàn chỉnh : a- Ngày khai trường của năm học trước b- Bác rất vui lòng c- Cái trống trường em Bài 14*: Từ " thật thà " trong câu dưới đây là DT, ĐT hay TT? Hãy chỉ rõ từ " thật thà " là bộ phận gì trong câu : a, Chị Loan rất thật thà. b, Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. c, Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. d, Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan. Bài 15*: Mỗi câu trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào ? Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu. Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu. (Theo Hồng Thúy) Bài 16:Chọn từ ngữ cho trong ngoặc điền vào chỗ trống để hòán chinh đoạn văn tả một em bé. (thoa son, hai hột nhãn, dễ thường, mũm mĩm, phinh phính, chúm chím, bụ bẫm, mỏng, mịn và trắng hồng, hung hung và hơi xoăn, đáng yêu)
- Bé Nhi rất . . .và . Bé thích mặc váy hồng. Làn da bé . . Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má . .còn thơm mùi sữa mẹ. Bé có mái tóc. . Đôi mắt đen tròn như . . Mũi bé hơi cao, cái miệng . . rất . . Đôi môi lúc nào cũng đỏ . .như. Bàn tay, bàn chân của bé . . Mỗi khi bế Nhi, em thường nắm bàn tay của bé vỗ vỗ nhẹ vào má em nên bé rất thích thú. III. TẬP LÀM VĂN Bài 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cô giáo đang giảng bài. Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn miêu tả cô giáo đang giảng bài.
- IV. CHÍNH TẢ Bài 1. Điền vào chỗ trống a) tr hoặc ch: Đèn khoe đèn tỏ hơn ăng Đèn ra ước gió còn ăng hỡi đèn ? b) nghỉ hoặc nghĩ : ngơi, ngẫm ngỏ hoặc ngõ : nhỏ, thư Bài 2: Nghe thầy cô hoặc người thân đọc và viết lại đoạn thơ sau: Về ngôi nhà đang xây Chiều đi học về Chúng em qua ngôi nhà xây dở Giàn giáo tựa cái lồng che chở Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái tay: Tạm biệt! Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
- Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch .V. CẢM THỤ VĂN HỌC Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ: Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 2 3 5 6 Đáp án c a d d c 4. Ở đoạn 2, tác giả miêu tả hương thơm của những loài hoa quê mình: hoa thiên lí, hoa cau, hoa ngâu. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong câu văn: Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo , ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. 7*.Trong đoạn văn cuối bài: “Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ” tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Cách so sánh nay có gì đặc biệt ? Hãy nêu nêu tác dụng của cách so sánh đó . Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh khi miêu tả những làn hương quê mình. Cách so sánh này đặc biệt ở chỗ tác giả đã không so sánh ngang bằng mà so sánh hơn kém. Với mọi người, có lẽ nước hoa là mùi hương thơm nhất, quyến rũ nhất. Nhưng với tác giả, hương thơm của nước hoa cũng không thể nào bằng mùi hương quen thuộc của làng quên không thể nào bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió. Nhờ cách so sánh hơn kém, tác giả đã làm nổi bật sự quyến rũ, đáng yêu của những mùi hương quê mình. Hương thơm ấy mộc mạc, chân chất nhưng không giả tạo, nó khiến bao người phải ngẩn ngơ, mê đắm, khiến cho những người con nơi làng quê mãi yêu thương, nhung nhớ. 8. Qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm gì với quê hương mình? Dựa vào đâu em hiểu được điều đó?
- Qua bài văn, tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến sâu sắc với quê hương mình, bởi lẽ phải yêu quê hương lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế về những mùi hương ở làng quê như vậy. Tất cả những gì mộc mạc, đơn sơ, dưới ngòi bút của nhà văn, nó bỗng trở nên thật đẹp, thật quyến rũ và dáng yêu biết nhường nào. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d e g h Đáp án A,C D C A B D A Câu i k l Đáp án A,C, G A,C, G A, B Bài 2. Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: a) Phúc đức tại mẫu. b) Anh em thuận hòa là nhà có phúc. c) Phú quý sinh lễ nghĩa. d) Phúc lộc đầy nhà. Bài 3: Đồng nghĩa với hạnh phúc Trái nghĩa với hạnh phúc mãn nguyện, như ý, vui vẻ, , thành công, đau lòng, thất vọng, mất mát, bất hạnh toại nguyện, sung sướng, Bài 4: Tìm 3 từ chứa tiếng “phúc” với nghĩa “may mắn, tốt lành” và đặt câu với những từ đó. Ví dụ: Phúc đức, phúc lợi, phúc hậu. Đặt câu: Bà tôi có khuôn mặt vô cùng phúc hậu. Nghe mọi người nói, nhờ phúc đức tổ tiên để lại, anh ta mới bình an mà trở về. Đất nước ta đã xây dựng được rất nhiều quỹ phúc lợi. Bài 5. Sắp xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào các chủ đề cho phù hợp. Quan hệ gia đình Quan hệ thầy trò Quan hệ bạn bè Môi hở răng lạnh. Một chữ cũng là thầy, nửa Học thầy không tày học Khôn ngoan đối đáp người ngoài chữ cũng là thầy. bạn. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Muốn sang phải bắc cầu kiều Gần mực thì đen, gần đèn Muốn con hay chữ phải yêu thì rạng. lấy thầy.
- Bài 6: a) Chọn từ ngữ (hoặc , , , , ) điền vào chỗ trống để có các kết hợp từ đúng: (1)sống hạnh phúc (2) hạnh phúc to lớn (3)ước mơ hạnh phúc (4) hạnh phúc của nhân dân (5)giành lấy hạnh phúc (6) hạnh phúc đơn sơ b) Tìm từ có tiếng phúc điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp : (1) Mình chúc Minh khỏe vui và hạnh phúc. (2) Bà em bảo phải ăn ở tử tế để phúc đức lại cho con cháu (3) Gương mặt cô trông rất phúc hậu. Bài 7: Điền vào chỗ trống cho đúng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn : a) Anh thuận em hòa là nhà có phúc. b) Công cha nghĩa mẹ ơn thầy. Nghĩ sao cho bõ những ngày gian lao. c) Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước mọi bề mới nên Bài 8: Tìm các từ ngữ thường dùng để tả người và viết vào chỗ trống ở từng cột trong bảng (mỗi cột ít nhất 5 từ ngữ): Tả ngoại hình Tả tính tình, hoạt động hiền từ, đôn hậu, trung thực, thẳng thắn, cao, thấp, gầy, béo, lực lưỡng, tầm thước, cân đối, dối trá, nhanh nhảu, dịu dàng, điềm mập mạp, vạm vỡ, mảnh mai, da hồng hào (hoặc: đen đạm, cởi mở, khôn ngoan, khờ khạo, xạm), mắt đen láy, mũi dọc dừa, . lanh lợi, hoạt bát, láu táu, Bài 9: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu Bài 10 Chọn các đại từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho đoạn hội thoại sau: Quạt Điện nói chuyện với Bóng Đèn: - Cô Bóng Đèn ơi! Cháu hối hận lắm. Cháuphải làm gì để xin lỗi Quạt Cọ đây?
- - Cháu nghĩ thế nào thì làm như thế! - Cô ơi, liệu cậu ấy có tha thứ cho cháu không ? - Quạt Cọ không phải là người cố chấp. Cậu ta sẽ tha thứ cho cháu. - Cháu cảm ơn ạ cô ạ ! Bài 11: Cho các tiếng: mong, lo, buồn, tươi, nhạt. Em hãy tạo thành các từ từ láy và từ ghép. Từ láy Từ ghép mong mỏi, lo lắng, buồi bã, tươi tắn, nhạt nhòa mong muốn, lo nghĩ, buồn lòng, tươi xinh, đậm nhạt Bài 12. Xác định từ “đứng” thành hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển: Nghĩa gốc Nghĩa chuyển - Hãy đứng lên - Người đứng đầu nhà nước - Đứng ra bảo lãnh - Trời đứng gió - Công nhân một lúc đứng năm máy - Dốc dựng đứng Bài 13*. Trong những dòng sau đây, dòng nào viết chưa thành câu, hãy sửa lại cho thành câu hoàn chỉnh : Ngày khai trường của năm học trước, em được mẹ đưa tới trường. Cái trống trường em đứng oai vệ như một chàng dũng sĩ. Bài 14*: Từ " thật thà " trong câu dưới đây là DT, ĐT hay TT? Hãy chỉ rõ từ " thật thà " là bộ phận gì trong câu : Chị Loan rất thật thà ( tính từ và là vị ngữ ) Tính thật thà của chị Loan ai cũng mến ( Danh từ và là chủ ngữ) Chị Loan nói thật thà dễ nghe ( tính từ và là vị ngữ ) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan (Danh từ và là chủ ngữ ) Bài 15*: Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu. (Theo Hồng Thúy) Câu 1: Câu kiểu Ai-là gì? Câu 2,3,4: Câu kiểu Ai- thế nào? Bài 16:Chọn từ ngữ cho trong ngoặc điền vào chỗ trống để hòán chinh đoạn văn tả một em bé.
- Thứ tự cần điền: bụ bẫm / đáng yêu / mỏng mịn và trắng hồng / phinh phính / hung hung và hơi xoăn / hai hột nhãn/ chúm chím /dễ thương /thoa son /mũm mĩm III. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cô giáo đang giảng bài. I. Dàn ý tả cô giáo đang giảng bài 1. Mở bài: * Giới thiệu chung: - Nhân vật được tả: cô giáo em. - Trong hoàn cảnh: đang giảng bài trên lớp. 2. Thân bài: * Tả cô giáo: + Ngoại hình: - Tuổi, vóc dáng, mái tóc, gương mặt, nước da (Chú ý chi tiết nổi bật nhất). - Trang phục: Cô mặc áo dài, quần trắng + Tính nết: - Giản dị, chân thành - Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh. - Gắn bó với nghề dạy học. + Tài năng: - Cô dạy Văn rất hay (chứng minh cụ thể qua một bài giảng trên lớp). - Biết khơi dậy hứng thú học tập của học sinh, lôi cuốn chúng em vào bài học. - Giờ dạy của cô rất vui vẻ, sinh động, học sinh hiểu bài. 3. Kết bài: * Cảm nghĩ của em: - Chúng em rất kính mến cô. - Mong rằng sang năm sẽ được tiếp tục học cô. Bài tham khảo Từ nhỏ em đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ trở thành cô giáo. Ước mơ ấy của em bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài. Những lời cô giảng, từng cư chỉ âu yếm của cô đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó phai mờ. Đặc biệt, ở tiết tập đọc hôm thứ tư tuần trước, cô đang mang đến cho chúng em một giờ học đầy hứng thú, say mê . Đối với em, đó sẽ mãi là một kỉ niệm đẹp đẽ không bao giờ quên dưới mái trường tiểu học thân thương. Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác.Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến. Bước vào lớp, dường như
- cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Hôm nay, chúng em được học bài thơ “ Về ngôi nhà đang xây”. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình. Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Cô bắt đầu vào bài giảng . Trước tiên, cô cho cả lớp luyện đọc. Hôm nay bạn nào cũng đọc thật to, thật dõng dạc. Ai ai cũng sôi nổi, giơ tay thật ngay ngắn để được cô gọi. Nhìn vào đôi mắt cô lúc này, chúng em thấy rõ niềm vui, niềm hạnh phúc. Cô khen và thưởng cho chúng em những tràng pháo tay giòn giã. Lũ học trò thích thú cười thật tươi. Rồi, rất khéo léo, cô dẫn vào phần tìm hiểu bài. Vừa hỏi, cô vừa giảng để chúng em nắm được nội dung bài đọc. Giọng nói của cô mới dịu dàng, ấm áp làm sao? Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng em cảm nhận được cái hay của bài thơ. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát Nghe cô giảng, chúng em như hình dung rõ nét niềm vui, niềm hạnh phúc của những người thợ đang từng ngày xây nên những công trình, tô đẹp thêm cho đất nước. Cô làm cho lũ học sinh chúng em thêm yêu, thêm tự hào về Tổ quốc thân thương, nơi chúng em được sinh ra và lớn lên. Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, em như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho em ngày mai Cô Ngân ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những bài giảng bổ ích cô dành cho chúng em. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. IV. CHÍNH TẢ Câu 1. a) Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? b) nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ, ngõ nhỏ, thư ngỏ V. CẢM THỤ VĂN HỌC Gợi ý Cái độc đáo và đặc sắc của nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ là nghệ thuật so sánh được tác giả vận dụng rất tự nhiên, “ nói ra” rất tự nhiên. Ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ, đang tựa mình vào nền trời sẫm biếc. Con người thân thiện, cảnh vật cũng thân thiện, chan hòa với nhau qua cách nhân hóa tài tình, Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, thở ra mùi vôi vữa nồng hăng. Những từ ngữ “ tựa”, “thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động!