Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
Lòng nhân ái thật sự
Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ ở gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.
Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng : “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.”. Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói,… Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con : “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh.”.
Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kĩ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói : “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.”.
Con gái tôi gật đầu nghiêm trang : “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.”
Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quý nhất.
( Theo Báo điện tử – hoathuytinh.com )
1. Điều gì đã khiến các gia đình ở thị trấn nhỏ trong câu chuyện lâm vào cảnh khốn khó?
A. Họ bị kẻ xấu lợi dụng
B. Cơn bão vừa tàn phá thị trấn
C. Thị trấn của họ vừa trải qua một đợt hạn hán kéo dài.
D. Nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nặng nề.
2. Điều gì đã khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xúc động ?
A. Bà thấy bức ảnh trên báo đăng hình một gia đình bị bão tàn phá rất thương tâm
B. Bà mẹ gặp một gia đình và được nghe họ kể về hoàn cảnh của họ.
C. Bài báo kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình bị gặp nạn
D. Bà chứng kiến hình ảnh những người dân của thị trấn sống đói, khát.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 18 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Luyện từ và câu a. Tổng kết vốn từ về môi trường Sinh quyển (môi trường động, Thủy quyển Khí quyển (môi trường thực vật) (môi trường không khí) nước) Các sự vật Rừng, người, hổ, gấu, khỉ, dê, bò, Sông, hồ, ao, Mây, trời, vũ trụ, không khí, trong môi lợn, gà, chim chóc, cây gụ, sến, suối, biển, đại ánh sáng, khí hậu, thời tiết, trường cam, xoài, sầu riêng, măng cụt, rau dương, kênh, gió, nắng cải, cỏ tranh mương, khe, thác Những Không đánh bắt hải sản bằng điện, Tạo nguồn Thiết kế kĩ thuật hệ thống hành động chất nổ; không khai thác rừng bừa nước sạch, đào ống khói các nhà máy; xử lí bảo vệ bãi; phủ xanh đồi trọc; trồng rừng giếng; xây rác thải thường xuyên; môi ngập mặn; trồng cây gây rừng dựng nhà máy không sử dụng phung phí trường lọc nước; xử lí nguồn nhiên liệu. tốt nước thải ở các khu công nghiệp b. Các lớp từ Các lớp từ Khái niệm Lưu ý Từ đồng nghĩa là những từ Có thể chia TĐN thành 2 loại : có nghĩa giống nhau hoặc - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối gần giống nhau . ) : Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. V.D : xe lửa = tàu hoả Từ đồng nghĩa con lợn = con heo - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù
- hợp . V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô, ( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước ) + Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ. + Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt. + Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. - Từ trái nghĩa là - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh những từ có nghĩa trái nhau có tác dụng làm nổi bật những sự ngược nhau. vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. Từ trái nghĩa - Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD : Với từ “nhạt” : (muối) nhạt > < đậm : cơ sở chung là “màu sắc”. - Từ đồng âm là những - Muốn hiểu được nghĩa của các từ từ giống nhau về âm thanh đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói ( thường là chữ viết giống hoặc câu văn cụ thể . nhau, đọc giống nhau ) - Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là Từ đồng âm nhưng khác hẳn nhau về dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra nghĩa. những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. - Từ nhiều nghĩa là từ - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự có 1 nghĩa gốc và một hay vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái một số nghĩa chuyển. Các niệm ( về sự vật, hiện tượng) có trong nghĩa của từ bao giờ cũng thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa. có mối liên hệ với nhau. VD1 : Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 Từ nhiều nghĩa: bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe
- đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa . VD2 : Với từ “Ăn’’: Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc). Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới. Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào. - Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh. * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh. - Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. VD : - Tôi đi sang nhà hàng xóm. Đi : (Người ) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác , không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen ( di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển 3. Đại từ Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. Ví dụ: - Tớ nghĩ để mẹ không buồn vì cậu nữa, cậu nên chăm chỉ học hành. => "Tớ" và "cậu" là đại từ xưng hô.
- - Cô ấy thích hoa cẩm chướng và tôi cũng thế. => Đại từ "thế" thay thế cho cụm từ phía trước "thích hoa cẩm chướng" để tránh việc lặp từ trong một câu. 3. Tập làm văn a. Viết thư Một bức thư thường gồm những nội dung sau: 1. Phần đầu thư: - Địa điểm và thời gian viết thư - Lời thưa gửi 2. Phần chính: - Nêu mục đích, lí do viết thư - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư - Thông báo tình hình của người viết thư - Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư 3. Phần cuối thư: - Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn - Chữ kí và tên hoặc họ, tên b. Dàn ý bài văn tả người thân đang làm việc A. Mở bài: Giới thiệu người thân đó khi đang làm việc. B. Thân bài: Tả người thân khi đang làm việc, tập trung vào tả hoạt động của người đó. C. Kết bài: Tình cảm của em đối với người đó.
- i. Dòng nào dưới đây ghi đúng các đại từ xưng hô trong 2 câu “Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không ?” ? A. ta, dân, thầy B. con, thầy C. ta, con, thầy D. ta, con, họ k. Câu “Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất.” thuộc kiểu câu nào em đã học? A. Ai- ở đâu? B. Ai thế nào ? C. Ai là gì ? D.Ai làm gì ? l. Bộ phận chủ ngữ trong câu “Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng.” Là từ ngữ nào ? A. Nó B. Nó ôm hôn C. Nó ôm hôn con búp bê lần chót D. trước khi bỏ vào thùng Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cho: . chết: bố : Bài 3*: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau : a) “ những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.” b) Bông hoa huệ trắng muốt. c) Đàn cò trắng phau. d) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng. Bài 4: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao sang, cẩn thận, đoàn kết. b) Đặt câu với một trong các cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được (Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu)
- Bài 5*: Tìm từ trái nghĩa trong khổ thơ dưới đây. Phân tích tác dụng cặp từ trái nghĩa tìm được. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Nguyễn Khoa Điềm Bài 6: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau: a) Năm nay, em học lớp năm. b) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít. c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền? d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ. Bài 7*: Tìm và xác định nghĩa của những từ có cùng âm là: chín, dạ, cao, xe. Đặt câu với mỗi từ đồng âm ứng với mỗi nghĩa đó.
- Bài 8: Hãy giải câu đố sau và xét từ quả được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Quả gì không mọc từ cây Lại cho cây mọc đó đây ngàn trùng Không thơm nhưng biết quay vòng Không ăn nhưng khắp bốn phương sống nhờ? (Là quả gì ?) Bài 9: a. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lá trong các câu sau: - Lá cờ tung bay trước gió. - Mỗi con người có hai lá phổi. - Về mùa thu, cây rụng lá. - Ông viết một lá đơn dài để đề nghị giải quyết. b. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ quả trong các câu sau: - Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. - Quả cau nho nhỏ. - Trăng tròn như quả bóng. - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. - Quả hồng như thể quả tim giữa đời.
- Bài 10 * Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt câu: a) Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao. (VD : cự li chạy 100 m) b) Tìm kiếm. (VD: chạy tiền) c) Trốn tránh. (VD: chạy giặc) d) Vận hành, hoạt động. (VD: máy chạy) e) Vận chuyển. (VD: chạy thóc vào kho) Bài 11. Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng, cho biết những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa bằng cách đánh dấu + vào cột tương ứng. Câu Từ bạc là từ đồng âm Từ bạc là từ nhiều nghĩa (1) Cái nhẫn bằng bạc. (2) Đồng bạc trắng hoa xòe. (3) Cờ bạc là bác thằng bần. (4) Đừng xanh như lá, bạc như vôi. (5) Cái quạt máy này phải thay bạc. Bài 12: Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xác định các đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào. Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh của tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng
- xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay bên cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn. Bài 13: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ sau: Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao! Tao già không sức cầm dao Giết bay đã có con tao trăm vùng! ” Bài 14:Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau thuộc từ loại gì? (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ) Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ bùi ngùi thương nhớ
- Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ Bài 15: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau: a)Nhờ có bạn bè giúp dỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bổtong học tập và tu dưỡng bản thân. b)Đêm âý, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng. c)Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường. d) Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ ,vẫn còn rõ nét. Bài 16*: Chữa lại câu sai dưới đây bằng hai cách( chỉ được thay đổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu) a) Vì sóng to nên thuyền không bị đắm. b) Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học.
- III. TẬP LÀM VĂN Bài 1 Lập dàn ý cho bài văn tả người thân đang làm việc Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn tả người thân đang làm việc
- IV. CHÍNH TẢ. Bài 1: Hãy điền chữ thích hợp vào các ô trống sau: nghỉ ơi; suy .ĩ; oằn ngoèo; iêng ngả; iên cứu; iện ngập; .ênh rạch; ính trọng; .ánh xiếc; ông kênh; cấu ết; .ẽo kẹt. Bài 2: Nghe thầy cô giáo hoặc người thân đọc và viết lại đoạn văn sau: CHỢ TASKEN Chúng tôi ra thăm cảnh chợ. Người qua lại trộn lẫn màu sắc. Đàn ông mặc áo sơ mi đính những nẹp thêu dọc hai ống tay, đầu chụp gọn trong chiếc mũ vải vuông nhỏ. Phụ nữ xúng xính trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa. Trên áo, những đường vân xanh, đỏ, tím, vàng chảy dọc, óng ả chờn vờn như sóng nước hồ. Nước da của họ ngăm bánh mật. Lông mày nhỏ uốn cung. Khuôn mặt bầu bầu chữa cho bớt nhô đôi gò má cao. Tóc đen như mun tết thành hai bím thóng dài mãi xuống quá thắt lưng khẽ ve vẩy theo nhịp bước. V. CẢM THỤ VĂN HỌC Trong bài thơ “Dừa ơi”, nhà thơ Lê Anh Xuân có viết: Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút, Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng, Rễ dừa bám sâu vào lòng đất, Như dân làng bám chặt quê hương. Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những đIều gì đẹp đẽ của người dân mièn Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
- ĐÁP ÁN BÀI TẬP CƠ BẢN I. ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án B A C C D B 6. Khi nghe mẹ nói: “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.”, cô bé 3 tuổi đã nói con búp bê đem lại niềm vui cho cô bé, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia. 8. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Đáp án tham khảo: - Ta cần biết chia sẻ, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Giúp đỡ không phải là đem cho đi những đồ ta không dùng nữa. Lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quý nhất. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng Câu a b c d e g h i k l Đáp án B A A C C A D C D A Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cho: biếu, tặng. chết: hi sinh, mất, từ trần, qua đời bố: ba, cha, thầy Bài 3*: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau : a) Trắng bệch: trắng nhợt, trắng bị phai màu b) Trắng muốt: trắng mịn màng ( trông đẹp ) c) Trắng ngần: trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ d) Trắng phau: trắng hoàn toàn, không có vết nào của màu khác e) Trắng xóa: trắng đều trên một diện tích rất rộng Bài 4: a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau Từ Từ trái nghĩa nhỏ bé to lớn, vĩ đại sáng sủa tối tăm vui vẻ buồn bã cao sang thấp hèn
- cẩn thận cẩu thả đoàn kết. chia rẽ b) Đặt câu với cặp từ trái nghĩa (Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu) Kết thúc trò chơi, bạn nào cũng vui vẻ, người thắng cũng như kẻ thua cuộc, chẳng ai buồn bã hết. Bài 5*: Cặp từ trái nghĩa: to / nhỏ.Cặp từ trái nghĩa này tạo nên ấn tượng về sự đối lập giữa lưng núi to và lưng mẹ nhỏ. Lưng mẹ nhỏ nhưng vẫn là cái nôi êm đềm cho con ngủ. Lưng mẹ không to như lưng núi, nhưng tình thương yêu mẹ dành cho con thì không gì sánh nổi Cặp từ trái nghĩa to / nhỏ đã góp phần diễn tả nội dung nói trên. Bài 6: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau: Năm nay, em học lớp năm. Năm 1: khoảng thời gian từ đầu tháng một đến cuối tháng mười hai Năm 2:số (ghi bằng 5) liền sau số bốn trong dãy số tự nhiên Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít. Hoa 1: Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm Hoa 2: Dùng cử chỉ của cả tay và chân kèm theo trong khi nói, thường là với vẻ đắc ý, ba hoa. Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền? Giá 1: đồ dùng để treo, gác hay đỡ vật gì Giá2: biểu hiện giá trị bằng tiền Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ. Đường 1: chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường Đường 2: Lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi Bài 7: Tìm và xác định nghĩa của những từ có cùng âm là: chín, dạ, cao, xe. Đặt câu với mỗi từ đồng âm ứng với mỗi nghĩa đó. Chín: - Số (ghi bằng 9) liền sau số tám trong dãy số tự nhiên Tổ em có chín thành viên. - (Thức ăn) được nấu nướng kĩ đến mức ăn được Thức ăn đã chín rồi, chúng ta ngồi vào bàn ăn thôi. Dạ: - Hàng dệt dày bằng lông cừu, có thể pha thêm loại sợi khác, trên mặt có một lớp tuyết mịn Chiếc áo này được may từ dạ.
- - Tiếng dùng để đáp lại lời gọi hoặc để mở đầu câu nói một cách lễ phép Dạ thưa bác, năm nay cháu học lớp 8 ạ. Cao: - Thuốc đông y chế bằng các dược liệu lấy từ một số động vật hay thực vật, chiết bằng rượu hoặc nước rồi cô lại ở một thể thích hợp Anh ấy bôi cao cho đỡ đau bụng. - Có khoảng cách xa với mặt đất lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác Năm nay, trông cậu ta cao hẳn lên. Xe: - Phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ, có bánh lăn Hương đi học bằng xe đưa đón của nhà trường. - Làm cho các sợi nhỏ xoắn chặt với nhau thành sợi lớn Bà đang ngồi xe chỉ. Bài 8: Hãy giải câu đố sau và xét từ quả được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Quả đất. Từ quả được dùng với nghĩa chuyển. Bài 9: a. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lá trong các câu sau: Phần Nghĩa gốc Nghĩa chuyển a - Về mùa thu, cây rụng lá. - Lá cờ tung bay trước gió., - Mỗi con người có hailá phổi - Ông viết một lá đơn dài để đề nghị giải quyết. b - Quả dừa – đàn lợn con nằm trên - Trăng tròn như quả bóng. cao. - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. - Quả cau nho nhỏ. - Quả hồng như thể quả tim giữa đời. Bài 10 * Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt câu: Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: Cậu ta chạy nhanh nhất lớp tôi. Tìm kiếm: Anh ta đang lo chạy việc. Trốn tránh: Nhìn bức ảnh những người dân khốn đốn trong cảnh chạy giặc, lòng tôi dâng lên một nỗi xót xa khó tả. Vận hành, hoạt động: Máy chạy ổn rùi, chúng ta có thể yên tâm sản xuất. Vận chuyển: Các bác nông dân đang khẩn trương chạy thóc vào kho
- Bài 11. Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng, cho biết những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa. Câu Từ bạc là từ đồng âm Từ bạc là từ nhiều nghĩa (1) Cái nhẫn bằng bạc. + (2) Đồng bạc trắng hoa + xòe. (3) Cờ bạc là bác thằng + bần. (4) Đừng xanh như lá, + bạc như vôi. (5) Cái quạt máy này + phải thay bạc. Bài 12: aTìm đại từ trong đoạn văn sau và xác định các đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào. Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh của tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay bên cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn. Đại từ hắn thay cho từ thằng xếp Tây. Bài 13: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ sau: Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó! Cướp nước tao, cắt cổ dân tao! Tao già không sức cầm dao Giết bay đã có con tao trăm vùng! ” Các đại từ xưng hô đã thể hiện thái độ khinh bỉ, căm ghét của nhân vật đối với đối tượng được nói đến. Bài 14:a) Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau thuộc từ loại gì? Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ Thời gian trôi đi nhanh Tôi qua thanh niên phóng trưởng thành thì xe máy nhớ vù vù về phố phường thương nhớ của
- kỉ niệm và thời ấu thơ bà sự thương yêu lòng Bài 15:Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau: Câu Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ a Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bổtong học tập và tu dưỡng bản thân. b Đêm âý, bên bếp lửa hồng cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng. c Vào một đêm cuối xuân 1947, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên khoảng hai giờ sáng, trên đường. đường đi công tác, d đến bây giờ Cái hình ảnh trong tôi vẫn còn rõ nét. về cô Bài 16: Chữa lại câu sai dưới đây bằng hai cách( chỉ được thay đổi nhiều nhất hai từ ở mỗi câu) a) Vì sóng to nên thuyền không bị đắm. Cách 1: Dù sóng to nhưng thuyền không bị đắm. Cách 2: Vì sóng to nên thuyền bị đắm. b) Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học. Tuy Minh đau chân nhưng bạn không nghỉ học. Vì Minh đau chân nên bạn phải nghỉ học. III. TẬP LÀM VĂN Bài 1 Lập dàn ý cho bài văn tả người thân đang làm việc a) Mở bài: Hôm nay cũng như bao ngày chủ nhật khác , gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt. b) Thân bài * Tả ngoại hình - Mẹ đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. - Mẹ không cao lắm nhưng lại rất hợp với dáng người cân đối của mẹ.
- - Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. * Tả hoạt động - Sau khi đi chợ về, trên vầng trán mẹ đã lấm tấm những giọt mồ hôi. - Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười - Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ. - Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. - Trong khi đó, mẹ cắt từng lát thịt, ngâm vào bát nước muối. - Sau đó mẹ nhặt rau. - Vừa nhặt, mẹ vừa hướng dẫn em thật tỉ mỉ cách làm. - Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng muôi đảo đều rồi bật lại công tắc - Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. - Mẹ rán thịt bên bếp này, khi miếng thịt đã vàng ươm, mẹ lật miếng thịt, rồi nhanh tay đảo đều rau bên bếp bên kia. - Thoáng cái, bữa tối cũng đã xong. Hương thơm lan tỏa khắp căn phòng. - Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. - Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. c) Kết bài: Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn tả người thân đang làm việc Cứ đến ngày chủ nhật, cả nhà em lại quây quần bên nhau cùng nấu một bữa cơm cuối tuần. Và để làm nên được những bữa cơm ấm áp, tràn đầy tình yêu thương ấy, mẹ - người nội trợ chính trong gia đình- đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ mẹ, những nguyên liệu vốn đơn sơ giản dị bống chốc như được hóa phép biến thành những món ăn ngon tuyệt vời. Hôm nay cũng như bao ngày chủ nhật khác , gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt. Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ không cao lắm nhưng lại rất hợp với dáng người cân đối của mẹ. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái
- để dễ làm việc nhà. Bố bảo mẹ lúc nào cũng giản dị như thế, nhưng trong mắt bố, mẹ luôn đẹp nhất. Hôm nay, sau khi đi chợ về, trên vầng trán mẹ đã lấm tấm những giọt mồ hôi. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt, ngâm vào bát nước muối. Sau đó mẹ nhặt rau. Từng cọng rau được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Vừa nhặt, mẹ vừa hướng dẫn em thật tỉ mỉ cách làm. Mẹ bảo: “ Con gái lớn rồi, phải biết làm việc nhà, sau này lấy chồng còn biết lo cho con cái nữa”. Em cười nũng nịu: “ Con ở mãi với mẹ thôi.” Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng muôi đảo đều rồi bật lại công tắc, mẹ bảo làm như vậy cơm mới chín đều, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ thật đúng là một người phụ nữ đảm đang. Nấu bao nhiêu món nhưng món nào mẹ làm cũng thật nhanh gọn, tháo vát. Mẹ rán thịt bên bếp này, khi miếng thịt đã vàng ươm, mẹ lật miếng thịt, rồi nhanh tay đảo đều rau bên bếp bên kia. Khi rau đã gần chín, mẹ lại rưới thêm một chút dầu hào để màu rau thêm xanh, đẹp. Thoáng cái, bữa tối cũng đã xong. Hương thơm lan tỏa khắp căn phòng. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao. Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em. IV. CHÍNH TẢ. Bài 1: Hãy điền chữ thích hợp vào các ô trống sau: nghỉ ngơi; suy nghĩ; ngoằn ngoèo; nghiêng ngả; nghiên cứu; nghiện ngập; kênh rạch; kính trọng; gánh xiếc; công kênh; cấu kết; kẽo kẹt. V. CẢM THỤ VĂN HỌC . Qua bài thơ, ta thấy được những điều đẹp đẽ về người dân Miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ (qua hình ảnh cây dừa trong bài thơ): - Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu. - Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống. - Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt quê hương ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương miền Nam.