Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

BÀ TÔI

Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua đường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.

Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu:

- Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế?

Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó:

- Bà ơi, bà về đi, bà về đi.

Và đưa tay vẫy vẫy bà.

Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn:

- Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à?

Tôi vội vàng lắc đầu:

- Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.

Tôi nhăn nhó:

- Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu: “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.

Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.

Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ!”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.

Rồi một hôm, tôi cương quyết với bà:

- Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.

Bà tôi cười:

- Lớn rồi ư? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ?

Nhưng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:

- Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.

Tôi nhớ mãi có lần bà nói:

- Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.

Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

(Theo Huy Hoàng)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào?

a. Dạy cháu học.

b. Mua quần áo đẹp cho cháu.

c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.

2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa?

a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.

b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.

c. Vì cả hai ý trên.

docx 10 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 19-TIẾNG VIỆT LỚP 5 Họ và tên: Lớp Kiến thức 1. Tập cần đọc nhớ Người công dân số 1: Tiết 1: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. Tiết 2: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. 2. Luyện từ và câu a. Thế nào là câu ghép? Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. VD: Vì trời / đổ mưa // nên chuyến đi của lớp Lan / đành phải hoãn lại. QHT CN VN QHT CN VN -> Đây là câu ghép do hai vế câu đơn ghép lại Trời / đổ nắng to, // mẹ / đội nắng phơi thóc ngoài sân, // bố / gánh lúa từ ngoài CN VN CN VN CN VN đồng về, // còn Nam / thì vẫn ung dung ngồi quạt mát trong nhà. CN VN -> Đây là câu ghép do 4 vế câu đơn ghép lại. Lưu ý: Thông thường thì các vế câu ghép có cấu tạo như một câu đơn, tuy nhiên có một số trường hợp vế của câu ghép có thể bị lược bỏ bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ mà ta có thể khôi phục lại được. Tuy nhiên cần tránh nhầm lẫn thành phần trạng ngữ với một vế của câu ghép. Thường, nếu hai vế câu có cùng một chủ thể, ta có thể lược bớt thành phần chủ ngữ của một vế câu, và đó được coi là câu ghép. Ví dụ: Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ. Zalo: 0973368102 Đối với câu a, “bác lao công” là cụm danh từ do đó câu này được coi là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà. Câu b là câu ghép vì “học giỏi” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ trong vế thứ nhất: Vì tôi học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà. c. Nhờ học giỏi mà tôi được thưởng quà. 1
  2. - Câu c là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân vì ở đây “học giỏi” bị chuyển thành danh từ chỉ việc học giỏi. Không thể viết: Nhờ tôi học giỏi mà tôi được thưởng quà. b. Cách nối các vế câu ghép Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép: 1. Nối bằng những từ có tác dụng nối: VD: Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền còn cậu con trai thì lười biếng, nghịch ngợm -> Còn là quan hệ từ nối vế 1 “Cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền” với vế 2 “cậu con trai thì lười biếng, nghịch ngợm” VD: Tuy nhà rất xa nhưng Lan chưa bao giờ đến lớp muộn. -> Tuy . nhưng là cặp quan hệ từ nối hai vế “nhà rất xa” với “Lan chưa bao giờ đến muộn” 2. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm VD: Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời. -> Hai vế “hoa lặng lẽ tỏa hương” và “những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời” được nối với nhau bằng dấu phẩy VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học -> Hai vế “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn” và “Hôm nay, tôi đi học” được nối với nhau bởi dấu hai chấm VD: Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương; đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới; xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về. -> Ba vế “Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương”, “đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới” và “xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về” được nối với nhau bởi dấu chấm phẩy. 3. Tập làm văn Đối với một bài văn tả người, có hai kiểu mở bài là: - Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. - Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Đối với bài văn tả người, có hai kiểu kết bài: - Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. - Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. Thư viện tiểu học – Ươm mầm tương lai Zalo: 0973368102 2
  3. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU BÀ TÔI Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua đường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về. Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu: - Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế? Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó: - Bà ơi, bà về đi, bà về đi. Và đưa tay vẫy vẫy bà. Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn: - Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à? Tôi vội vàng lắc đầu: - Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”. Tôi nhăn nhó: - Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu: “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười. Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn. Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ!”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế. Rồi một hôm, tôi cương quyết với bà: - Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con. Bà tôi cười: - Lớn rồi ư? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ? Nhưng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen: - Được rồi, sạch đấy, thơm đấy. 3
  4. Tôi nhớ mãi có lần bà nói: - Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ (Theo Huy Hoàng) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào? a. Dạy cháu học. b. Mua quần áo đẹp cho cháu. c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều. 2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa? a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá. b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng. c. Vì cả hai ý trên. 3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy? a. Vì bạn cho rằng mình lớn rồi. b. Vì bạn thương bà vất vả. c. Cả hai ý trên. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả. b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn. c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình. 5. Em hãy viết hộ Hoàng những lời thương yêu đó gửi đến bà. 4
  5. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ? Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ 2. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi. 3. a) Hai câu cuối trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ. 4. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau: Tiếng ừa làm ịu nắng trưa Gọi đàn ó đến cùng ừa múa eo. Trời trong đầy tiếng ì ào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay a. 5. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Sau một hồi len lách mải miết rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt, những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy bạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. (Theo Nguyễn Phan Hách) 5
  6. a) Gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn trên, dùng gạch chéo phân cách các vế của mỗi câu ghép vừa xác định được. b) Viết lại các câu ghép vừa tìm được ở phần a rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu. 6. Viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: a) Bé Minh nhà tôi đã tròn một tuổi, b) Mùa xuân đã về trên quê hương tôi, . c) Vì Phương luôn chăm chú nghe cô giảng bài . d) Trong truyện cổ tích tấm Cám, cô Tấm chăm chỉ, hiền lành còn . 7. Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào? (Dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp?) Câu ghép Cách nối các vế câu a) Cô giáo kể chuyện Tấm Cám, chúng em chăm chú lắng nghe. b) Đêm đã khuya nhưng mẹ vẫn cặm cụi làm việc. c) Mặt trời mọc và sương tan dần. d) Cả nhà lo lắng: anh tôi về muộn. 6
  7. III. TẬP LÀM VĂN Hãy tả người mẹ thân yêu của em. Viết mở bài theo cách trực tiếp: Viết mở bài theo cách gián tiếp: Viết kết bài theo cách không mở rộng: Viết kết bài theo cách mở rộng: 7
  8. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – c; 2. – b; 3. – a, 4. – c 5. Tham khảo: Bà ơi, cháu Hoàng của bà đây! Đứa cháu mà năm xưa bà dành hết tình ảm yêu thương nhất cho nó đây mà. Giờ cháu đã trưởng thành rồi bà ạ! Cháu đã tự làm được mọi việc rồi. Cháu đã là một kĩ sư đang làm việc cho một công ti lớn. Mỗi chiều ta, dắt xe ra khỏi cơ quan cháu vẫn bùi ngùi nhớ tới hình ảnh của bà đứng đợi cháu những buổi tan trường năm xưa. Ước gì bà còn sống, cháu sẽ đèo bà đi chơi và sẽ lại được bà săn sóc an ủi những lúc mệt nhọc. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên đã có công ăn DT ĐT TT Đại từ ĐT DT việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi DT ĐT TT QHT DT QHT Đại từ ĐT những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, DT DT DT ĐT QHT DT QHT DT QHT DT và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ. QHT DT Đại từ ĐT ĐT 2. VD: bùi ngùi, bồi hồi. 3. a) Là hai câu ghép; b) Tuy nhưng ; mặc dầu nhưng 4. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. 5. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Sau một hồi len lách mải miết rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp/ hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng/ như cảnh mùa thu. Tôi/ dụi mắt, những sắc vàng/ động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng/ giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng/ cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy bạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. 8
  9. 6. Viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: e) Bé Minh nhà tôi đã tròn một tuổi, bé bắt đầu vịn giường tập đi. f) Mùa xuân đã về trên quê hương tôi, cỏ cây như được phủ một tấm áo màu xanh non đầy sức sống. g) Vì Phương luôn chăm chú nghe cô giảng bài nên Phương hiểu bài rất cặn kẽ. h) Trong truyện cổ tích tấm Cám, cô Tấm chăm chỉ, hiền lành còn cô Cám lười biếng, gớm ghê. 7. Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào? (Dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp?) Câu ghép Cách nối các vế câu a) Cô giáo kể chuyện Tấm Cám, chúng em chăm chú lắng nghe. Dùng dấu câu để nối trực tiếp b) Đêm đã khuya nhưng mẹ vẫn cặm cụi làm việc. Dùng từ có tác dụng nối c) Mặt trời mọc và sương tan dần. Dùng từ có tác dụng nối d) Cả nhà lo lắng: anh tôi về muộn. Dùng dấu câu để nối trực tiếp III. TẬP LÀM VĂN Mở bài trực tiếp: Mẹ em là người em yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời này. Mở bài gián tiếp: Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Em cũng có người mẹ tuyệt vời như vậy – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả tấm lòng. Kết bài không mở rộng: Em rất kính yêu mẹ của mình, người cho em tất cả tình yêu thương. Em mong mẹ luôn vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc. Kết bài mở rộng: Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em. 9