Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỐ

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa số ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa số, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn - chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa số. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa số, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi, khung cửa số nhỏ ! Hà yêu nó quá . Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cô tích " Ngày xửa. ngày xưa..."

( Theo Nguyễn Quỳnh)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1. Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ?

a. Một bức tranh giàu màu sắc. b. Một trang sách hay.

c. Cả hai ý trên.

2. Chỉ ngắm sự vật gì của bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết ?

a. Ánh nắng b. Sắc mây c. Mặt trăng

docx 16 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 2 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Nghìn năm văn hiến: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. Sắc màu em yêu: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước. 2. Luyện từ và câu a. MRVT: Tổ quốc 1. Một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc Quốc gia, giang sơn, quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, nước nhà, non sông, đất nước, Đặt câu: - Có đi nhiều nơi mới thấy không đâu tươi đẹp bằng non sông Việt Nam ta. - Nghệ An là quê mẹ của Long. 2. Một số từ có chứa tiếng “quốc” trong đó “quốc” có nghĩa là “nước” Vệ quốc: Bảo vệ Tổ quốc Ái quốc: Yêu nước Quốc gia: Nước nhà Quốc ca: Bài hát chính thức của một nước dùng trong nghi lễ trọng thể. Quốc dân: Nhân dân trong một nước. Quốc hiệu: Tên gọi chính thức của một nước. Quốc hội: Cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước Quốc huy: Huy hiệu tượng trưng cho một nước. Quốc khánh: Lễ kỉ niệm ngày thành lập nước hoặc ngày có sự kiện trọng đại nhất của một nước. Quốc kì: Cờ tượng trưng cho một nước. Quốc ngữ: Tiếng nói chung của một nước. Quốc phòng: Giữ gìn chủ quyền và an ninh của đất nước. Quốc vương: Vua của một nước b. Luyện tập về từ đồng nghĩa. A. Khái niệm Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. B. Phân loại: 1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn: 2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
  2. 3. Tập làm văn a.Luyện tập tả cảnh Bài văn tả cảnh gồm có ba phần 1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả 2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. b.Luyện tập làm báo cáo thống kê. A. Tác dụng của bảng số liệu thống kê - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. - Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta. B. Các bước làm một bảng số liệu thống kê - Bước 1:Xác định những thông tin cần phải tìm kiếm - Bước 2: Tìm kiếm, thu thập thông tin - Bước 3: Lập bảng số liệu thống kê dựa trên những thông tin đã thu thập được. Ví dụ: Lập bảng thống kê số học sinh của lớp em Bước 1: Xác định những thông tin cần phải tìm kiếm Đầu tiên xác định cần phải tìm kiếm các thông tin về số học sinh của từng tổ, số học sinh nữ của từng tổ, số học sinh nam của từng tổ, số học sinh giỏi,khá của từng tổ Bước 2: Tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan Bước 3: Lập bảng số liệu thống kê dựa trên những thông tin đã thu thập được.
  3. Họ và tên: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT Lớp 5 . LỚP 5 – TUẦN 2 Thứ ngày .tháng 9 năm 2019 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỐ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa số ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa số, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn - chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa số. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa số, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi, khung cửa số nhỏ ! Hà yêu nó quá . Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cô tích " Ngày xửa. ngày xưa " ( Theo Nguyễn Quỳnh) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
  4. 1. Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ? a. Một bức tranh giàu màu sắc. b. Một trang sách hay. c. Cả hai ý trên. 2. Chỉ ngắm sự vật gì của bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà có thể đoán biết được thời tiết ? a. Ánh nắng b. Sắc mây c. Mặt trăng 3. Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh nào ? a. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. b. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió. c. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi. 4. Trong câu : Những ngọn bạch đèn chanh cao uút ấy bông chốc đâm những "búp vàng”, từ búp vàng chỉ gì ? a. ngọn bạch đàn b. đàn vàng anh c. lá bạch đàn 5. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ? a. Ngắm nhìn bầu trời không chán. b. Ngửi hương thơm của cây trái. c. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1 : Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ Tổ quốc ? a. nước nhà b. quê nội c. non sông d. quốc gia e. giang sơn g. nơi sinh Bài 2 : Điền vào chỗ trống từ thích hợp với mỗi nghĩa sau. a. Cờ của một nước gọi là b. Tên chính thức của một nước gọi là c.Bài hát chính thức của một nước dùng trong nghi lễ trọng thể gọi là d.Huy hiệu tượng trưng cho một nước gọi là
  5. Bài 3 : Những từ ngữ nào dưới đây có thể dùng liền sau từ đất nước ? a. anh hùng b.đẹp tuyệt vời c.thanh bình d.vất vả e. lạc hậu d. có nhiều đổi mới Bài 4: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nghĩa với các từ trong nhóm a. tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non song, non nước, nước non. b. quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn Bài 5: Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn văn sau: a. Cuộc sống lao động trên công trường thật tấp nập, nhộn nhịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Mùa khô vẫn là mùa thi công của những công trường nên không khí càng sôi động. b. Khi đi xa đây, đã có rất nhiều người phải nhớ, phải lưu luyến những ngày sống đầy ý nghĩa, nhớ như trai gái nhớ những ngày hội làng, lưu luyến như học sinh xa ngôi trường cũ Bài 6: . Xếp các từ cho dưới đây thành nhóm đồng nghĩa: làng quê, thị thành, núi rừng, thành phố, rừng núi, nông thôn, núi non, thôn quê, thành thị Bài 7: Gạch chân từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong dãy từ sau và nói rõ mỗi nhóm từ dùng để tả gì: a. ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát Nhóm từ a dùng để tả b. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi Nhóm từ b dùng để tả c. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh
  6. Nhóm từ c dùng để tả Bài 8: Gạch chân dưới 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại: a) Xanh lè, xanh biếc, xanh mắt, xanh mát, xanh thắm, xanh mướt, xanh rì, xanh rớt, xanh rờn, xanh mượt, xanh bóng, xanh non, xanh lơ. b) Đỏ au, đỏ bừng, đỏ chói, đỏ son, số đỏ, đỏ hỏn, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ hồng. c) Trắng tinh, trắng toát, trắng bệch, trắng muốt, trắng tay, trắng ngà, trắng ngần, trăng trắng, trắng lốp, trắng phau, trắng hếu. d) Đen đủi, đen kịt, đen sì, đen kịt, đen bóng, đen thui, đen láy, đen lánh,đen nhẻm, đen ngòm, đen giòn. Bài 9 :Chọn từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ chấm : a) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái. b) . chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng. c) Ăn thì no, thì tiếc. d) Lúc bà về, mẹ lại . một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức. e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay phước. g) Nhà trường học bổng cho sinh viên xuất sắc. h) Ngày mai, trường bằng tốt nghiệp cho sinh viên. i) Thi đua lập công Đảng. k) Sau hòa bình, ông Đỗ Đình Thiện đã toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước. ( biếu, thưởng, tặng, ban, cho, trao, hiến , dâng, truy tặng) Bài 10*: Chọn từ thích hợp nhất trong các từ sau để điển vào chỗ trống : im lặng, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây ., cây cối đứng , không gian , không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang. Bài 11*: Điền từ thích hợp vào chỗ trống( chọn trong các từ đồng nghĩa)
  7. a. Loại xe ấy nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người . nên rất khó ( tiêu dung, tiêu thụ, tiêu hao) b. Các là những người có tâm hồn ( thi sĩ, nhà thơ) Bài 12*: Thay từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng một từ ngữ đồng nghĩa khác để các câu văn có hình ảnh hơn : Hồ Tơ-nưng Hồ Tơ-nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con cuốc đen trũi, chen lách vào giữa các bụi bờ Bài 13*: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây: Đêm trăng trên Hồ Tây Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7). (1) trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. (2) bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. (3) nhấp nhô, lan toả, lan rộng, lăn tăn, li ti. (4) thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. (5) thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
  8. (6) trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. (7) yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. Bài 14: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trắng và ghi vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau: trắng phau, trắng hồng, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xóa, trắng bệch, trắng nõn, trắng tinh, trắng muốt, trắng bóng Tuyết rơi một màu Vườn chim chiều xế cánh cò Da người . ốm o Bé khỏe đôi má non tơ Sợi len . như bông Làn mây .bồng bềnh trời xanh .đồng muối nắng hanh Ngó sen ở dưới bùn tanh Lay ơn tuyệt trần Sương mù không gian nhạt nhòa Gạch men nền nhà Trẻ em hiền hòa dễ thương. Bài 15 : a) Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. b) Việc sử dụng nhiều từ ngữ đồng nghĩa đó trong đoạn văn trên giúp em có cảm nhận gì cảnh đẹp quê hương? Ai cũng yêu quê hương mình. Tôi cũng vậy. Quê hương tôi cũng mang một màu xanh như bao vùng quê khác, những màu xanh quyến rũ, xao xuyến lòng người. Đầu tiên là khóm tre xanh rì rào bao bọc xóm làng. Rồi đến màu xanh rờn của lúa đang thì con gái. Rồi dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa chảy qua giữa bãi
  9. mía, bờ dâu xanh ngắt. Những dãy núi hùng vĩ, rêu phong. Bên bãi cát trắng là biển xanh trong, nhìn tận đáy. Bầu trời cao, xanh mênh mông. Và cũng không thiếu vắng hình ảnh hàng cây với những khóm lá xanh mượt. Sắc xanh quê hương tôi đáng yêu vậy đó. Bài 16: a) Ghi lại 5 câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. b) Đặt 3 câu với các thành ngữ đã tìm được. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Bài 1: Dưới đây là một số ý được bạn Hà ghi chép về cảnh buổi sáng trong công viên và cảnh buổi sáng trên cánh đồng. Em hãy giúp Hà sắp xếp các ý sau thành dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng trong công viên và cảnh buổi sáng trên cánh đồng. a) Mặt trời từ từ nhô lên sau lũy tre làng. b) Công viên vào buổi sáng bình minh đẹp nên thơ. c) Những thảm cỏ xanh mươn mướt còn ướt đẫm sương đêm chạy dài hai bên bờ đê. d) Buổi sáng, cánh đồng quê em thật đẹp e) Xa xa, các bác nông dân đi thăm đồng, nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười vui vẻ
  10. f) Ông mặt trời vừa nhô lên rải những tia nắng vàng lấp lánh khiến cảnh vật trong công viên bừng sáng. g) Các khu vui chơi lúc này thật vắng lặng. h) Cả biển lúa vàng nhấp nhô lượn sóng như một tấm thảm vàng xuộm khổng lồ bày ra trước mắt em. i) Người đến công viên mỗi lúc một đông hơn, người tập thể dục, người đi dạo bộ. j) Ngắm cánh đồng em càng biết ơn các bác nông dân vất vả làm ra hạt gạo nuôi sống con người. k) Những bé hoa thích thú khoe váy áo sặc sỡ còn đính vô số hạt sương long lanh như viên ngọc. l) Em thích nhất là những cánh cò trắng phau phau chấp chới bay vút lên từ giữa biển lúa chín vàng. m) Bầy chim ca hát líu lo chào bình minh báo hiệu một ngày mới tuyệt vời trên thành phố em yêu. n) Em mong mọi người luôn chung tay bảo vệ và giữ gìn để công viên sạch đẹp hơn và là nơi vui chơi giải trí sau mỗi ngày học tập, làm việc căng thẳng. o) Gió nhè nhẹ vờn trên mái tóc em mang theo hương lúa chín thơm thơm hòa cùng hương cỏ hoa thật trong lành, dễ chịu. Tả cảnh công viên : Tả cảnh cánh đồng: Bài 2: Dựa vào các ý đã nêu ở trên, em hãy viết đoạn văn (8 – 10 câu) miêu tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng hoặc trong công viên. Trong đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa.
  11. Bài 3: Viết đoạn văn miêu tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) dựa vào dàn ý sau: - Mở bài : Giới thiệu về khu vườn vào buổi sớm - Thân bài: - Kết bài: Nêu tình cảm của em với khu vườn nhỏ.
  12. ĐÁP ÁN PHẦN I : ĐỌC HIỂU 1c 2b 3a 4b 5c PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1 : 1a,c,d,e Bài 2 : a. quốc kì b. quốc hiệu c. quốc ca d. quốc huy Bài 3 : a, b,c, e, g Bài 4: a. tổ tiên b. quê mùa Bài 5: Các từ đồng nghĩa là: a. tấp nập, nhộn nhịp , sôi động. b. nhớ,lưu luyến Bài 6: a. làng quê, nông thôn, thôn quê b. thị thành, thành phố, thành thị c. núi rừng, rừng núi, núi non Bài 8: a. thoang thoảng - nhóm từ tả mùi thơm đậm b. tươi tắn – nhóm từ chỉ màu sắc c. lung lay – nhóm từ tả ánh sang Bài 9: Gạch chân dưới 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại: a) Xanh mắt b) Số đỏ c) Trắng tay
  13. d) Đen đủi Bài 10 :Chọn từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ chấm : a) tặng b) truy tặng c) cho d) biếu e) ban g) thưởng h) trao i) dâng k) hiến Bài 11: Thứ tự các từ cần điền: Yên tĩnh: tả không gian cảnh vật Im lìm : tả trạng thái của cây cối khi không có gió Vắng lặng: tả không gian cảnh vật Bài 12: a. Loại xe ấy tiêu hao nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người tiêu dung nên rất khó tiêu thụ. b. Các nhà thơ là những người có tâm hồn thi sĩ. Bài 13: Hồ Tơ-nưng Hồ Tơ-nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng mênh mông, nước trong như lọc. Hồ long lanh dưới ánh nắng chói chang của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tung tăng bơi lội, khi thì lao vun vút như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi, len lỏi giữa các bụi bờ Bài 14: (1)trong vắt (2) mênh mông (3) lăn tăn (4) lơ thơ
  14. (5) ngào ngạt (6) mênh mông ( 7) lặng ngắt như tờ Bài 14: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trắng và ghi vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau: Tuyết rơi trắng xóa một màu Trắng tinh đồng muối nắng hanh Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò Ngó sen ở dưới bùn tanh trắng ngần Lay ơn trắng nõn tuyệt trần Da người trắng bệch ốm o Sương mù , trắng đục không gian Bé khỏe đôi má non tơ , trắng hồng nhạt nhòa Sợi len , trắng muốt như bông Gạch men trắng bóng nền nhà Làn mây trắng bạc bồng bềnh trời Trẻ em trắng trẻo hiền hòa dễ xanh thương. Bài 15 : a) Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. Ai cũng yêu quê hương mình. Tôi cũng vậy. Quê hương tôi cũng mang một màu xanh như bao vùng quê khác, những màu xanh quyến rũ, xao xuyến lòng người. Đầu tiên là khóm tre xanh rì rào bao bọc xóm làng. Rồi đến màu xanh rờn của lúa đang thì con gái. Rồi dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa chảy qua giữa bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Những dãy núi hùng vĩ, rêu phong. Bên bãi cát trắng là biển xanh trong, nhìn tận đáy. Bầu trời cao, xanh mênh mông. Và cũng không thiếu vắng hình ảnh hàng cây với những khóm lá xanh mượt. Sắc xanh quê hương tôi đáng yêu vậy đó. b) Việc sử dụng nhiều từ ngữ đồng nghĩa chỉ các màu xanh khác gợi lên một màu xanh rất đỗi quen thuộc của vùng quê yêu dấu của tác giả. Màu xanh đó gắn bó với cảnh vật, con người nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Đó là màu xanh của cuộc sống ấm no, bình yên nhưng lại quyến rũ vô cùng. Từ đó cho thấy tác giả rất đỗi yêu quê hương. Bài 16: a) Ghi lại 5 câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. b) Đặt 3 câu với các thành ngữ đã tìm được. VD: Rừng vàng biển bạc;
  15. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Bài 1: Tả cảnh công viên :b, f, k, g, j, m, n Tả cảnh cánh đồng: d, a, h, e, c, l, o Bài 2: Dựa vào các ý đã nêu ở trên, em hãy viết đoạn văn (8 – 10 câu) miêu tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng hoặc trong công viên. Trong đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa. Sáng hè, cánh đồng quê em như đẹp hơn. Ông mặt trời chầm chậm nhô lên sau lũy tre làng rải những tia nắng vàng rực rỡ. Cả một biển lúa vàng xuộm dập dờn, nhấp nhô như những làn sóng đuổi nhau xa tít đến chân trời. Những bông lúa vàng óng trĩu hạt ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Làn gió sớm mát lạnh, thoang thoảng hương lúa chín, hương cỏ nội thật dễ chịu. Thỉnh thoảng lại có cánh cò trắng phau chấp chới bay lên từ giữa biển lúa vàng. Nắng đậu trên từng bông lúa như đang vỗ về cho chúng. Em yêu biết bao những bác nông dân hiền lành, chăm chỉ làm việc để làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bài 3: Gợi ý: Công viên vào buổi sáng bình minh đẹp nên thơ. Ông mặt trời vừa nhô lên rải những tia nắng vàng lấp lánh khiến cảnh vật trong công viên bừng sáng. Bầy chim ca hát líu lo chào bình minh báo hiệu một ngày mới tuyệt vời trên thành phố em yêu. Những bé hoa thích thú khoe váy áo sặc sỡ còn đính vô số hạt sương long lanh như viên ngọc. Các khu vui chơi lúc này thật vắng lặng. Người đến công viên mỗi lúc một đông hơn, người tập thể dục, người đi dạo bộ.