Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG

“Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti – phen Guôn – đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư…

Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng một nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau 8 tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn có 8 tháng nữa thôi!”. Nhưng Guôn – đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta vẫn còn tới 50% hi vọng đó sao?

Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá 8 tháng, Guôn – đơ đã ham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến với ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin, ắt sẽ chiến thắng mọi thứ!”

Vậy là Xti – phen Guôn – đơ quyết tâm dùng ý chí để chiến đấu với căn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở Đại học Ha – vớt. Ngoài ra, Guôn – đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí Khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn – đơ đã cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa với các loài khác hẳn với thuyết tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti – phen Guôn – đơ…

Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti – phen Guôn – đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Óoc ngày 20-5-2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ “lọt” vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti- phen Guôn – đơ là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.

(Theo Vũ Bộ Tuyền)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Giáo sư Xti – phen Guôn – đơ đã dùng “loại thuốc” nào để chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác?

a. Dùng một loại thuốc đặc trị cực mạnh.

b. Dùng ý chí kiên cường.

c. Tự chế ra một loại thuốc đặc biệt cho riêng mình.

docx 10 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1640
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 20 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Thái sư Trần Thủ Độ: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ công dân Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. Công là của nhà nước, của Công là không thiên vị Công là thợ chung Công dân, công cộng, công Công bằng, công lí, công Công nhân, công chúng, công sở, minh, công tâm nghiệp, công cán, nhân công b. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Các quan hệ từ thường được dùng là: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc Các cặp quan hệ từ thường được dùng là: - vì nên .; do . nên .; nhờ .mà .: - nếu thì ; giá .thì ; hễ .thì . - tuy .nhưng .; mặc dù .nhưng . - chẳng những . mà ; không chỉ mà 3. Tập làm văn 1. Cấu tạo của bài văn tả người Bài văn tả người thường có ba phần chính là: a. Mở bài: Giới thiệu về người định tả b. Thân bài - Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, )
  2. - Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử với người khác, ) c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả 2. Dàn ý chung của bài văn tả người (tả hoạt động) a. Mở bài: Giới thiệu về người được tả b. Thân bài - Tả hình dáng: Tả những đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng (Mắt, mũi, khuôn mặt, khuôn miệng, mái tóc, vóc dáng, đôi bàn tay, ) - Tả hoạt động: Những hoạt động thường ngày mà người ấy thường làm là gì. Trong khi tả nên kết hợp với tả hình dáng, bộc lộ tình cảm để bài văn sinh động hơn c. Kết bài: Tình cảm của em đối với người được miêu tả 3. Để chuẩn bị Lập chương trình hoạt động , học sinh cần nắm rõ các nội dung sau: - Mục đích của chương trình hoạt động sắp được lên kế hoạch là gì? - Thành phần tham gia vào buổi hoạt động là những ai? - Buổi hoạt động cần làm những việc gì? Trình tự/ Diễn biến sẽ ra sao? - Phân công công việc cho từng cá nhân trong ban tổ chức hay thành phần tham gia cụ thể thế nào? Từ những hoạt động cụ thể mà các em học sinh sẽ vận dụng để lập các chương trình hoạt động riêng, đúng mục đích và phù hợp.
  3. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti – phen Guôn – đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng một nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau 8 tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn có 8 tháng nữa thôi!”. Nhưng Guôn – đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta vẫn còn tới 50% hi vọng đó sao? Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá 8 tháng, Guôn – đơ đã ham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến với ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin, ắt sẽ chiến thắng mọi thứ!” Vậy là Xti – phen Guôn – đơ quyết tâm dùng ý chí để chiến đấu với căn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở Đại học Ha – vớt. Ngoài ra, Guôn – đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí Khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn – đơ đã cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa với các loài khác hẳn với thuyết tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti – phen Guôn – đơ Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti – phen Guôn – đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Óoc ngày 20-5-2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ “lọt” vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti- phen Guôn – đơ là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường. (Theo Vũ Bộ Tuyền)
  4. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Giáo sư Xti – phen Guôn – đơ đã dùng “loại thuốc” nào để chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác? a. Dùng một loại thuốc đặc trị cực mạnh. b. Dùng ý chí kiên cường. c. Tự chế ra một loại thuốc đặc biệt cho riêng mình. 2. Ông đã sống thêm được bao lâu nữa kể từ khi phát hiện ra bệnh? a. 8 tháng. b. 10 năm. c. 20 năm. 3. Những việc Xti – phen Guôn – đơ đã làm được sau khi bị ung thư là gì? a. Giảng dạy về địa chất, sinh học, lịch sử ở trường Đại học Ha – vớt. b. Chủ biên tạp chí Khoa học, Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. c. Viết công trình khoa học “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn”. d. Viết các báo cáo về cách phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư. e. Viết tác phẩm “Kết cấu của lí luận tiến hóa” dày 1500 trang. 4. Xti – phen Guôn – đơ là người nổi tiếng vì: a. Ông là người bị bệnh ung thư sống rất lâu nhất. b. Là tấm gương sáng về nghị lực phi thường, không những vượt qua bệnh tật để sống mà còn có những đóng góp lớn lao cho xã hội. c. Là người viết được công trình khoa học có số trang nhiều nhất. 5. Những từ nào có thể thay thế từ chân tướng trong tên bài Người đi tìm “chân tướng” của sự sống? a. ý nghĩa b. lí lẽ c. nguồn gốc d. giá trị 6. Viết một vài câu nói lên suy nghĩ của em về Xti – phen Guôn – đơ.
  5. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ tuyệt vọng? a. vô vọng b. hi vọng c. thất vọng 2. Từ ý chí thuộc từ loại nào? a. Tính từ b. Động từ c. Danh từ 3. Có những quan hệ từ nào trong câu sau? Cuộc đời của Xti- phen Guôn – đơ là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường. 4. Trạng ngữ sau đây chỉ gì? Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn – đơ đã cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa với các loài khác hẳn với thuyết tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. a. Chỉ thời gian và phương tiện. b. Chỉ thời gian và mục đích. c. Chỉ thời gian và địa điểm. 5. Câu nào sau đây là câu ghép? Những quan hệ từ nào được dùng trong câu đó? a. Vậy là Xti – phen Guôn – đơ quyết tâm dùng ý chí để chiến đấu với căn bệnh quái ác ấy. b. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở Địa học Ha – vớt. c. Như vậy, ông đã không chỉ “lọt” vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà ông còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. 6. Câu “Ngoài ra, Guôn – đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học” thuộc kiểu câu gì? a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 7. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Biểm luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như âng cao lên, chắc nịch. Trời ải mây trắng nhạt, biển mơ màng ịu
  6. hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm ông ó, biển đục ngầu, ận ữ. 8. Chọn từ trong ngoặc điền vào chô trống trong mỗi câu sau cho phù hợp: (công nhân, công dân, công chức) a) Trong cơ quang, anh ấy là một . mẫu mực. b) Các cô, chú đang tích cực làm việc trong nhà máy. c) Tôi luôn tự hào là một .Việt Nam. 9. Tìm một số từ có tiếng công theo mỗi nghĩa sau: a) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”. b) Công có nghĩa là “không thiên vị”. c) Công có nghĩa là “thợ”. Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được: 10. Gạch dưới quang hệ từ được dùng để nối các vế câu trong mỗi câu ghép sau: a)Hôm nay là giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. b)Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ thì một cây dầm sập xuống. c)Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tội mới giật mình. d)Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về. 11. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu sau: a)Cò thì chăm chỉ học hành . Vạc lại lười biến, ham chơi. b)Cô giáo đã nhắc Đạt nhiều lần . Đạt vẫn nói chuyện trong giờ học. c)Trời hạn hán mấy năm liền muông thú trong rừng bắt đầu thiếu nước. d)Cuối tuần, tôi có thể đi hiệu sách tôi sẽ đến thư viện.
  7. III. TẬP LÀM VĂN 1. Hãy tả lại một người mà em có ấn tượng tốt. 2. Hãy lập chương trình liên hoa văn nghệ của lớp chào mừng ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh I. Mục đích: II. Phân cồn chuẩn bị: III. Chương trình cụ thể:
  8. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – c; 3. – a; 4. – b; 5. – a, d. 6. Tham khảo: Em rất khâm phục Xti-phen Guôn-đơ, nhà sinh vật học người Mĩ. Khi biết mình bị bệnh nan y, ông không hề bi quan như nhũng người khác mà vẫn lạc quan tin tưởng: “Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng mọi thứ”. Bằng nghị lực phi thường, ông không những sống thêm được hai mươi năm mà còn đóng góp cho khoa học những công trình đồ sộ - ngay chính những người khỏe mạnh bình thường cũng không thể làm nổi. Ông chính là người đã tìm được sự sống, chân tướng giá trị của sự sống. Ông đã trở thành tấm gương cho tất cả mọi người. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – b; 2. – c; 3: của, về; 4. – b; 5. – c, 6. – b 9. Tìm một số từ có tiếng công theo mỗi nghĩa sau: d) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công quỹ, công viên, công chúng, công sở, . e) Công có nghĩa là “không thiên vị”: công tâm, công bằng, công lí, công minh f) Công có nghĩa là “thợ”: công nhân, công nghiệp, công cán, nhân công III. TẬP LÀM VĂN 1. Tả một người mà em có ấn tượng tốt. Em có rất nhiều người bạn thân. Nhưng người em yêu quý nhất và ấn tượng rất tốt là bạn Hương. Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng em vẫn thắm thiết như ngày nào. Em và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng em đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương em thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn em nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên
  9. khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khi bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều tăm tắp. Em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để em và các bạn noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật là nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người lớn, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi đâu ra đấy. Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc.