Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI
Ông tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ “ngày xửa ngày xưa, tức là từ khi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, khi cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa…
Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng…
Có lần tôi hỏi ông:
- Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à?
Ông tôi mỉm cười:
- Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc!
Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích:
- Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông, máy quá nó bị găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không có việc gì nhưng nó thì “bị thương”.
Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường, như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học…
(Hồ Thị Mai Quang)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào?
a. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt.
b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây.
c. Nó được đeo vào người bằng một sợi dây vàng.
d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 24 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật. Hộp thư mật: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 2. Luyện từ và câu Cặp từ hô ứng là gì? Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như: - vừa đã ;chưa đã ;mới .đã ;vừa vừa ; càng càng - đâu đấy; nào ấy; sao vậy; bao nhiêu bấy nhiêu VD: - Cô giáo vừa ra ngoài lớp đã ồn ào như cái chợ - Mưa càng lớn bao nhiêu lòng mẹ Lan càng lo lắng bấy nhiêu 3. Tập làm văn a, Các bước làm bài văn miêu tả đồ vật - Quan sát đồ vật cần miêu tả - Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu từ việc quan sát - Sắp xếp các chi tiết đó thành một dàn bài theo một trình tự hợp lí - Từ dàn bài đã lập triển khai thành các đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Đọc lại và sửa những lỗi sai trong bài b. Dàn bài cho bài văn miêu tả đồ vật Mở bài - Giới thiệu đồ vật em định tả Thân bài - Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc, - Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên) - Nêu công dụng của đồ vật Kết bài: Cảm nghĩ về đồ vật
- BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI Ông tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ “ngày xửa ngày xưa, tức là từ khi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, khi cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng Có lần tôi hỏi ông: - Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à? Ông tôi mỉm cười: - Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc! Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích: - Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông, máy quá nó bị găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không có việc gì nhưng nó thì “bị thương”. Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường, như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học (Hồ Thị Mai Quang) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào? a. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt. b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây.
- c. Nó được đeo vào người bằng một sợi dây vàng. d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông. 2. Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì? a. Quả dừa. b. Quả thị. c. Cả hai ý trên. 3. Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế? a. Vì cái bi đông này rất quý không thể tìm mua ở đâu được. b. Vì cái bi đông này rất tiện lợi, giúp ông đi đâu xa khỏi khát nước. c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Đặt 2 câu có từ sơn là từ đồng âm, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ. 2. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa 3. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”. 4. Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng” thuộc kiểu câu Ai làm gì? Hay Ai thế nào? 5. Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp: a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến thì chiếc bi đông cũng theo ông đến . b) . biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi quý nó. c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị . thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông 6. Viết 3 danh từ theo yêu cầu sau: a) Danh từ chỉ tên người, tên dân tộc Việt Nam:
- b) Danh từ chỉ tên các tỉnh (thành phố) của Việt Nam: 7. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống trong mỗi câu cho phù hợp: (an ninh, an toàn, bình yên) a) Những cánh đồng bát ngát với những đàn trâu thung thăng gặp cỏ trông như một bức tranh về cuộc sống ở quê hương tôi. b) Để .cho mình và cho mọi người, chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. c) Các anh bộ đội biên phòng luôn chắc tay súng bảo vệ cho cuộc sống những vùng đất biên giới của Tổ quốc. 8. Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: điều tra, xét xử, công an, viện kiểm soát, tòa án, cơ quan an ninh, Bộ nội vụ, bảo mật, chánh án, luật sư, đồn biên phòng, giữ bí mật. a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ an ninh: b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: 9. Gạch dưới những cặp từ hô ứng trong các câu ghép sau: a) Bố mẹ chưa đi làm về, tôi đã nấu cơm xong và dọn dẹp nhà cửa tinh tươm. b) Bà bảo sao tôi làm vậy. c) Gió càng to, mưa càng lớn. d) Tôi vừa về đến nhà, mẹ cũng vừa nấu cơm xong. 10. Điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào mỗi chỗ trống: a) Tôi dỗ, bé .khóc b) Trời sáng, nông dân ra đồng. c) Bà con dân làng nấu cơm,Gióng ăn hết . III. CẢM THỤ VĂN HỌC Nhờ chiếc bi đông mà bạn nhỏ trong câu chuyện hiểu thêm được những gì về người ông của mình? Đặt mình vào vai bạn ấy để viết đoạn văn kể về điều đó.
- IV. TẬP LÀM VĂN Hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật gắn bó thân thiết với em.
- ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – a,b,d; 2. – a; 3. – c; 4. Tham khảo: Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. VD: - Giờ cái bi đông đã cũ rồi, màu sơn đã bạc. - Cái vỏ của ó được sơn màu xanh lá cây. 2. Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu lời giải thích. 3. Dấu ngoặc kép ở đây đánh dấu một từ được dùng theo nghĩa đặc biệt. 4. Kiểu câu Ai thế nào? 5. a) đâu đó (đấy); b) Càng càng ; c) bao nhiêu bấy nhiêu. 9. Gạch dưới những quan hệ từ nối các vế câu trong các câu ghép sau: a)Bố mẹ chưa đi làm về, tôi đã nấu cơm xong và dọn dẹp nhà cửa tinh tươm. b) Bà bảo sao tôi làm vậy. c)Gió càng to, mưa càng lớn. c) Tôi vừa về đến nhà, mẹ cũng vừa nấu cơm xong. III.CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Trước đây khi thấy ông nâng niu chiếc bi đông, tôi thường thầm nghĩ: “Chiêc bi đông cũ rích, móp méo vứt đi được rồi, sao mà ông tiết kiệm thế cứ dùng mãi và lại còn nâng niu cẩn thận nữa chứ”. Thế rồi tôi được nghe ông kể về nó. Ôi! Chiếc bi đông cũ kĩ nhưng quý giá biết chừng nào. Nó đã theo ông trong suốt những năm kháng chiến chống Mĩ. Nó như một người bạn thân thiết gắn bó với ông chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng ông. Nó lại như một người bạn dũng cảm, trung thành, sẵn sàng đứng ra hứng đạn để bảo vệ ông, để rồi nó thì “bị thương” còn ông lại may mắn thoát chết. Tôi thấy thật trân trọng nó và tôi cũng thấy thật khâm phục và tự hào về ông tôi – một người lính đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho đất nước. IV. TẬP LÀM VĂN Tham khảo: Chiếc đồng hồ treo tường nhà em do bố em mua cách đây ba năm, trong dịp bố đi công tác ở Hà Nội. Đồng hồ hình tròn, bán kính khoảng 15 cm. Mặt đồng hồ làm bằng nhựa trong, sáng bóng, nổi rõ chữ GIMIKO – tên hãng sản xuất đồng hồ. Xung quanh đồng hồ được trang trí đường viền phát dạ quang sáng xanh. Đồng hồ được ghi mười hai số từ 1 đến số 12 đều đặn. Ở chính giữa mặt đồng hồ có gắn một trục nối ba kim giờ, phút, giây. Cứ đến đúng giờ, nó lại phát ra một bản nhạc nghe thật vui tai. Thế mà nó chẳng đòi hỏi gì, sau sáu tháng bố mới thay bốn quả pin và tra dầu vào phần máy phía sau mặt đồng hồ. Đồng hồ thật chăm chỉ “tích tắc, tích tắc” làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, nhắc nhở em học tập nghỉ ngơi có khoa học và phải biết quý trọng thời gian