Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN
Ngày đó, gia đình tôi con rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một cậu bé lên 5 tuổi.
Anh em tôi không có nhiều đồ chơi: vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có một cô búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo:
- Hôm nay là ngày Nô – en, trước khi đi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô – en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.
Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê bé trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau:
“Bé Giang thân mến!
Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé!
Ông già Nô – en”
Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đời của những con búp bê.
Thì ra chẳng có một ông già Nô – en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba… ông già Nô – en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cẩnt hận chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…
Những ông già Nô – en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm!
(Theo Nguyễn Thị Trà Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Vì sao bạn nhỏ cầu xin ông già Nô – en một con búp bê?
a. Vì bạn thấy bạn Ngọc nhà hàng xóm có búp bê.
b. Vì đây là phong tục trong đêm Giáng sinh.
c. Vì gia đình bạn nghèo, không có đồ chơi mà bạn lại rất thích búp bê.
2. Bạn nhỏ đã nhận được gì?
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 26 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Nghĩa thầy trò: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: Qua việc mô tả lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc. 2. Luyện từ và câu Khái niệm - Truyền thống: là một từ ghép Hán Việt, truyền có nghĩa là trao lại, để lại cho đời sau, thống có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt. -> Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác VD: Tôn sư trọng đạo, tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, đó là những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Mở rộng vốn từ truyền thống - Một số từ có tiếng truyền Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác truyền thống, truyền ngôi, truyền (thường thuộc thế hệ sau): nghề Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng truyền bá, truyền tụng, truyền tin, ra cho nhiều người biết truyền hình Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ truyền máu, truyền nhiễm thể - Một vài truyền thống của dân tộc Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, tương thân tương ái, hiếu học, anh hùng bất khuất, - Một số câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Lá lành đùm lá rách Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng Dù ai nói đông nói tây Lòng ta vẫn vững như dây giữa rừng
- 3. Tập làm văn Cách viết đoạn đối thoại - Tìm hiểu tính cách nhân vật; và quan trọng hơn là hiểu tính cách đó thể hiện ra như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện. Đây là yếu tố đặc biệt không thể bỏ qua khi viết lời thoại, để có lời thoại đúng và hay, phù hợp với nội dung đoạn kịch là phải biết dựa vào tính cách nhân vật. - Nắm được cách sử dụng từ hô ứng. Xưng hô trong lời thoại chính là sự bộc lộ trực tiếp tính cách riêng, thái độ, vị thế xã hội, mối quan hệ, của nhân vật. Sau khi nghe xong lời thoại, ta có thể hiểu và thấy rõ về hoàn cảnh, tính cách, nếp sống, thái độ cư xử của từng nhân vật trong kịch bản. - Vận dụng các kĩ năng: Dùng từ, sử dụng dấu câu, đặt câu, nghĩa từng câu, chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng, + Câu thoại phải viết ngắn gọn, súc tích, chính xác mà dễ hiểu về mặt ngữ pháp và từ, ý; lời thoại phải bộc lộ nét riêng, hình tượng riêng của từng nhân vật, trước câu thoại thường đặt dấu gạch ngang để thể hiện đó là tiếng nói của nhân vật. Ngoài ra, các lời thoại trong một màn kịch có sự liên kết chặt chẽ với nhau: lời thoại sau là sự tiếp diễn về kết cấu, nội dung, mục đích, thái độ, hành động, sự việc được nêu ra trong lời thoại trước.
- B. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN Ngày đó, gia đình tôi con rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một cậu bé lên 5 tuổi. Anh em tôi không có nhiều đồ chơi: vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có một cô búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo: - Hôm nay là ngày Nô – en, trước khi đi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô – en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật. Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê bé trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau: “Bé Giang thân mến! Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé! Ông già Nô – en” Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đời của những con búp bê. Thì ra chẳng có một ông già Nô – en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô – en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cẩnt hận chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi Những ông già Nô – en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm! (Theo Nguyễn Thị Trà Giang) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Vì sao bạn nhỏ cầu xin ông già Nô – en một con búp bê? a. Vì bạn thấy bạn Ngọc nhà hàng xóm có búp bê. b. Vì đây là phong tục trong đêm Giáng sinh. c. Vì gia đình bạn nghèo, không có đồ chơi mà bạn lại rất thích búp bê. 2. Bạn nhỏ đã nhận được gì?
- a. Một con búp bê thật xinh. b. Một gia đình búp bê. c. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp. 3. Ai đã gửi món quà cho bạn? a. Bố, mẹ và anh trai. b. Ông già Nô – en. c. Những ông già Nô – en. 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? a. Muốn được quà Nô – en hãy cầu nguyện xin ông già Nô – en. b. Muốn được quà Nô – en hãy là một người con hiếu thảo. c. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Chỉ ra các từ nối trong câu sau và nêu tác dụng của từ nối thứ nhất và từ nối thứ ba: Thì ra chẳng có ông già Nô – en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô – en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. 2. a) Tìm bộn phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, và trạng ngữ trong câu sau: Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cẩn hận chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi b) Đặt một câu với từ loay hoay và một câu với từ hì hục. 3. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau: a) Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. b) Ông cười, bảo tôi:
- - Nín đi con. Hôm nay là ngày Nô – en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô – en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật. 4. Chỉ rõ các từ ngữ được thay thế để nối câu 1 và câu 2 và các từ ngữ được lặp lại để nối câu 2 với câu 3 trong đoạn văn sau: Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có một cô búp bê như thế. 5. Viết lại cho đúng tên người và tên địa lí có trong đoạn văn sau: Lần thứ nhất tôi gặp lạc đà ở vườn giô – vườn bách thú mat xcơva. Lần thứ hai tôi gặp lạc đà thật sự trong quang cảnh hùng tráng sa mạc Lần thứ ba tôi gặp lạc đà ở chợ thủ đô kabun nước Apganixtan. 6. Gạch dưới từ ngữ có tiếng truyền có nghĩa là “trao lại cho người khác” trong các từ dưới đây: truyền nghề, truyền bá, truyền ngôi, truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền nhiễm, truyền thống, truyền máu. Đặt câu với một từ vừa tìm được 7. Kể một số truyền thống tốt đẹp của ông cha ta mà em biết. 8. Tìm những từ ngữ thích hợp thay thế các danh từ đã đánh số rồi viết lại đoạn văn. Mùa xuân năm 542, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã quét sạch ách đô hộ của nhà Lương ra khỏi bờ cõi. Hai cuộc phản kích của nhà Lương (1) vào tháng 4 năm 542 vào đầu năm 543 đều bị nghĩa quân Lý Bí (2) đánh cho tan tác. Tháng giêng năm 544, Lý Bí (3) lên ngôi, xưng là Nam Việt Đế. Lý Bí (4) dựng lên nhà nước Vạn Xuân. Lý Bí (5)
- đã cho xây dựng cung điện Vạn Xuân và chùa Khai Quốc bên bờ sông Nhị Hà thuộc Yên Phụ ngày nay. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện lại nói: “Những ông già Nô – en nhận được trong đêm Giáng sinh. IV. TẬP LÀM VĂN 1. Em hãy viết từ 3 – 4 câu tả một trong ba con búp bê mà bé Giang nhận được trong đêm Giáng sinh. 2. Dựa vào nội dung truyên Lang Sói dưới đây, em hãy viết một đoạn đối thoại giữa Ngựa mẹ và Sói. Trưa hè, sói gặp hai mẹ con Ngựa đang lê bước trên đường. Ngựa con bị đau chân, khập khiễng theo mẹ. Sói chào hai mẹ con Ngựa rồi khoe mới học được phương thuốc chữa sai khớp và muốn giúp ngựa con. Ngựa mẹ rất cảnh giác. Nó bảo là chính nó cũng đang đau chân bên phải, nếu được thì Sói chữa cho nó trước đã. Sói tưởng thật, giả vờ cúi xuống thăm nom cái chân đau của Ngựa mẹ. Đợi cho Sói cúi xuống vừa tầm, Ngựa mẹ bất ngờ tung ra một cú đá hậu. trúng đòn, răng hàm trên của Sói rụng lả tả xuống đất. Con Sói gian ác với cái miệng đầy máu vừa chạy vừa rên la thảm thiết.
- 3. Viết đoạn văn có lời đối thoại giữa em và bạn về một câu chuyện mà em thích.
- ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – c; 2. – b; 3. – a; 4. – c. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Các từ nối: “thì ra” có tác dụng liên kết câu; “mà”, “và” nối hai từ mẹ - anh. 2. a) Các bộ phận của câu là: Tối hôm ấy, ba / đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ/ cẩn thận chắp TN CN VN CN những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con VN CN VN búp bê bằng bìa bồi b) VD: - Hương loay hoay chiếc áo mãi mà không xong. - Bác Ba làm hì hục suốt ngày. 3. Dấu hai chấm trong câu a có tác dụng báo hiệu sự liệt kê, trong câu b báo hiệu lời nói trực tiếp. 4. – Các từ ngữ được thay thế để tạo sự liên kết giữa câu 1 và câu 2: Cái Ngọc – nó. - Các từ ngữ được lặp lại để nối câu 2 với câu 3: Con búp bê. 6. truyền nghề, truyền bá, truyền ngôi, truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền nhiễm, truyền thống, truyền máu. 7 . Kể một số truyền thống tốt đẹp của ông cha ta mà em biết. - Truyền thống yêu nước - Truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại sâm - Truyền thống cần cù lao động - Truyền thống tôn sư trọng đạo - Truyền thống hiếu học III. CẢM THỤ VĂN HỌC Gợi ý: - Vì sao bạn nhỏ lại gọi mọi người trong gia đình mình là “những ông già Nô – en”? (Vì những người thân mang niềm vui đến cho bạn nhỏ giống như “những ông già Nô – en”.) - Qua câu nói, em biết được tình cảm của bạn nhỏ với gia đình như thế nào? (Rất xúc động, rất yêu thương mọi người trong gia đình). - Câu nói thể hiện tình yêu thương của bạn nhỏ với mọi người khi biết được sự thật về món quà vô giá ấy.
- IV. TẬP LÀM VĂN 1. Gợi ý: - Đề bài đã cho thuộc thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả đồ vật. - Cần dựa vào những đoặn văn miêu tả ba con búp bê trong bài và vào vốn sống, óc tưởng tượng để viết. Tham khảo: Trong gia đình búp bê mà Giang được nhận thì anh chàng búp bê bằng gỗ trông khá khỏe mạnh. Anh ta được gọt đẽo cẩn thận từ một khúc gỗ nhãn. Thân hình anh chỉ chừng một gang tay người lớn. Trên đầu anh, bố Giang đã khéo léo tạo ra một chiếc nón cho anh đội. Trông anh ra dáng một anh “tốt” trong bộ bài tam cúc. Bộ quần áo xanh đang mặc chính là được tạo ra từ một thứ phẩm màu xanh mà bố Giang đã khéo pha và nhuộm. Nhưng đực biệt nhất là cái mũi nhỏ như một cục bông hơi nhô ra phía trước. Càng nhìn kĩ ta càng thấy anh rất ngộ nghĩnh. 2. Tham khảo: Trưa hè, sói gặp hai mẹ con Ngựa đang lê bước trên đường. Ngựa con bị đau chân, khập khiễng theo mẹ. Sói bắt chuyện: - Hai mẹ con đi đâu vậy? Ngựa mẹ lễ phép trả lời: - Dạ, thưa anh! Tôi đưa cháu nó đi khám chân ah ạ! Sói niềm nở: - Ồ! trùng hợp quá. Tôi có một phương thuốc chữa sai khớp chân hay lắm! hay để tôi khám cho cháu nhé. Ngựa mẹ nhanh trí đáp: - Vậy anh khám cho tôi trước nhé. Tôi cũng bị đau chân. Cái chân bên phải ấy Sói vui vẻ nhận lời: - Được rồi, để tôi khám cho. 3. Trong giờ ra chơi, tôi hỏi Lan: - Lan này, bạn đã đọc truyện Những người khốn khổ của Vích - to Huy - gô chưa ? Lan đáp : - Mình chưa được đọc, chuyện đó có hay ko ? Tôi khoe : - Hay lắm bạn ạ ! Có một chương nói về chú bé Ga - vơ - rốt ở Pa-ri, chú đã gan dạ,vượt qua mặt trận và cuối cùng chú bé đã hi sinh , đó là cái chết của thiên thần đó . Đọc câu chuyện mình rất cảm động! Lan thích thú reo lên:
- - Tuyệt thật! Cảm ơn bạn nhiều nhé , mình sẽ tìm đọc cuốn truyện đó !