Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
RAU KHÚC
Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông…. Khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn, lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.
Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng chẳng khác nào kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào, nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị. Nó khác với tất cả các loại bánh khác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo, dai…
Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như có cỗ đám. Người đốt lò, người xay bộ, người giã khúc…. Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục… rộn rã khắp làng. Người ta mời đổi nhau để thưởng thức tài nghệ của nhau.
Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức, cái háo hức, cái sống động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh đầu tỏa hương thơm như khía vào con tì, con vị. Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. Mỗi chiếc bánh được đính bởi những hạt xôi nếp căng mọng. Thôi thì xuýt xoa, thổi nóng phù phù, xoa tay lên tai… nhưng nhất định phải đưa được bánh ra khi còn nóng hôi hổi. Phải vừa ăn vừa thổi mới cảm nhận được hết hương vị và cảm giác lạ lùng từ cây rau khúc.
Bạn có thể lấy làm khó hiểu trước sự gắn bó bền chặt của người nông dân với cuộc sống quá đơn sơ của họ. Còn tôi thì không. Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong nỗi hoài niệm.
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Rau khúc thường có vào thời gian nào?
a. Tết Nguyên đán.
b. Sau Tết Nguyên đán.
c. Vào mùa đông.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 27 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Tranh làng Hồ: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thông đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. Đất nước: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc. 2. Luyện từ và câu a, Mở rộng vốn từ: Truyền thống Một số câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam Yêu nước Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh - Con ơi, con ngủ cho lành. Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng Lao động cần cù Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần cho ai - Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Đoàn kết: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Nhân ái: - Thương người như thể thương thân
- - Lá lành đùm lá rách - Máu chảy ruột mềm. - Môi hở răng lạnh - Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần - Chị ngã, em nâng - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. b. Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ các tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, VD: Em sẽ giúp anh lần này. Tuy nhiên anh phải nghe lời em, xin lỗi bố mẹ nhé. 3. Tập làm văn a. Dàn ý chung tả cây cối 1. Mở bài: Giới thiệu cây định tả • Chủng loại (cây gì ?) • Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu ?) • Nguồn gốc (ai trồng ?) • Thời gian (trồng vào dịp nào ?) 2. Thân bài: Tả cây a) Tả bao quát: Hình dáng của cây - Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao ? - Khi đến gần, cây thế nào ? b) Tả chi tiết từng bộ phận: • Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non. • Hoa : cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. • Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển ? c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây. - Con người - Chim chóc, ong bướm. 3. Kết bài - Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây. - Suy nghĩ về cây đã tả.
- BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU RAU KHÚC Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông . Khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn, lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc. Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng chẳng khác nào kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào, nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị. Nó khác với tất cả các loại bánh khác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt, dẻo, dai Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như có cỗ đám. Người đốt lò, người xay bộ, người giã khúc . Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. Người ta mời đổi nhau để thưởng thức tài nghệ của nhau. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức, cái háo hức, cái sống động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh đầu tỏa hương thơm như khía vào con tì, con vị. Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. Mỗi chiếc bánh được đính bởi những hạt xôi nếp căng mọng. Thôi thì xuýt xoa, thổi nóng phù phù, xoa tay lên tai nhưng nhất định phải đưa được bánh ra khi còn nóng hôi hổi. Phải vừa ăn vừa thổi mới cảm nhận được hết hương vị và cảm giác lạ lùng từ cây rau khúc. Bạn có thể lấy làm khó hiểu trước sự gắn bó bền chặt của người nông dân với cuộc sống quá đơn sơ của họ. Còn tôi thì không. Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong nỗi hoài niệm. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Rau khúc thường có vào thời gian nào? a. Tết Nguyên đán. b. Sau Tết Nguyên đán. c. Vào mùa đông. 2. Nguyên liệu làm bánh khúc gồm những gì?
- a. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, gạo nếp. b. Bột gạo, lá chuối, đỗ xanh cùng gia vị, gạo nếp. c. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng gia vị, rau khúc, gạo nếp. 3. Dấu hiệu nào cho biết mùa bánh khúc đã bắt đầu? a. Tiếng chày giã khúc thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. b. Mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc của rau khúc. c. Mẻ bánh đầu tỏa hương thơm như khía vào con tì, con vị. 4. Trong bài văn này, tác giả tập trung viêt về điều gì? a. Tả cây rau khúc là một loại cây có vẻ đẹp đặc biệt. b. Vì rau khúc làm nên bánh khúc – một loại bánh ngon gắn với những kỉ niệm thân thương của quê hương, của những người thân yêu của tác giả. c. Vì rau khúc có nhiều công dụng. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? a. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo. b. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. c. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. 2. Dấu gạch ngang trong câu “Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại nỗi hoài niệm”. có tác dụng gì? a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 3. Hai câu “Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Từ nối. 4. Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông Nếu thay thế từ khúc ở câu thứ hai bằng từ cỏ thì hai câu văn trên không còn liên kết với nhau, vì sao?
- 5. Hai câu “Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Nhưng những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài.” Liên kết với nhau bằng cách nào? a. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ. b. Dùng từ nối, lặp từ ngữ. c. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối. 6. Một bạn học sinh đã viết sai chính tả một số tên riêng dưới đây, em hãy gạch dưới những chữ viết sai rồi viết lại cho đúng: Cri-xtô-phô cô-lôm-bô, Ê-vơ-rét, Italia, Ấn Độ, A-Mê-Ri-Gô Ve-Xpu-Xi, A-mê-ri- ca, Hi-ma-lay-a, ét-mâ-Hin-la-ri, Niu-di-lân, Ten-sinh-No-rơ-gay 7. Điền các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với truyền thống của dân tộc ta. Truyền thống tôn sư trọng đạo: Truyền thống lao động cần cù: Truyền thống kiên cường, bất khuất: Truyền thống đoàn kết: Truyền thống nhân ái: 8. Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để nối các câu văn, đoạn văn. (nhưng, vì thế, rồi, ngoài ra) Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm,. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
- , tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc bốc cháy rừng rực giữa trời. .khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại bén sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư. (Theo Vân Long) III. CẢM THỤ VĂN HỌC Hãy viết một đoạn văn nói về sự gắn bó của tác giả với chiếc bánh khúc quê hương. IV. TẬP LÀM VĂN 1. Hãy tả một loài hoa mà em thích bằng một vài câu sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. 2. Hãy chọn và viết một trong những đoạn văn tả cây cối với những câu thơ mở đầu sau: a) Hè về! Hè về rồi! Hoa phượng nở đỏ rực. b) Tán lá bàng xum xuê c) Vị của sấu thật lạ
- ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – c; 3. – a; 4. – b;5. - b. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – b; 2. – b; 3. – b. 4. Vì từ khúc ở câu sau lặp lại từ khúc ở câu trước để liên kết, thay nó bằng từ cỏ sẽ mất sự liên kết này. 5. – b. 7. Xem phần tóm tắt lí thuyết. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Bánh khúc là đặc sản của quê hương tác giả. Hương vị của nó thơm ngậy. Bánh được làm từ gạo nếp trộn lẫn với lá cây rau khúc, nhân bánh là một viên đâu xanh giã nhỏ vườn ươm, xem một thỏi mỡ nhỏ pha hạt tiêu. Người ta đưa bánh vào chõ, hấp lên rồi đưa bánh ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Để tận hưởng hết hương vị từ cây rau khúc bạn phải vừa ăn vừa thổi. Quả là hấp dẫn. Nhưng chõ bánh khúc gắn bó với tác giả không chỉ có thế. Giờ đây tác giả cảm thấy như vẫn còn mới nguyên cái cảm giác hạnh phúc, sung sướng tột cùng khi được mẹ phần cho đĩa bánh khúc khi ngủ dậy. Một thứ bánh ngon như thế gắn bó với những kỉ niệm quê hương và những người thân của tác giả, giờ đây chỉ còn lại như một nỗi hoài niệm. (Theo Trần Thị Thu Thủy) VI. TẬP LÀM VĂN 1. Thân của cây hoa hồng màu xanh, chỉ to hơn ngón tay một chút, mảnh mai nhưng dẻo dai và khỏe khoắn. Thân cây có nhiều gai nhọn như một bộ giáp che chở cho nàng hồng đỏng đảnh. Những chiếc lá già xanh bóng và có những răng cưa ở viền lá nhỏ xinh như những đồng xu. Sau bao ngày tháng mong đợi, từ những chùm lá non hồng dịu đã bật ra những cái nụ đầu tiên, dần dần những cái nụ ấy nở thành những bông hoa rực rỡ. Hương hoa thơm ngát mời gọi những chú ong mật chăm chỉ về rù rì trong cành lá.