Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

HOA ĐỎ

Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.

Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới dốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.

Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.

Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.

Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Trong đoạn: “Đỏ tía là… màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã từng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa?

a. đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực.

b. đỏ thắm, đỏ ổi, đỏ hồng.

c. đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng.

docx 12 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 28 Họ và tên: .Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Luyện từ và câu a. Ôn lại kiến thức về câu đơn, câu ghép 1. Câu đơn: Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN). Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn. - Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu. - Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ). Ví dụ: + Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động? + Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động) - Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng. Ví dụ: + Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi) + Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ) 2. Câu ghép: Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: - Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối. - Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. . Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 2. 1. Trong mối quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, - Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu thì .; nếu như thì ; hễ thì .; hễ mà thì ; giá thì
  2. VD: - Em sẽ được bố đưa đi chơi nếu năm học này em đạt học sinh giỏi. - Hễ Lan cất giọng thì cả hội trường đều im lặng và trật tự lắng nghe. 2.2. Trong mối quan hệ tương phản Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng: - Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng - Hoặc một cặp quan hệ từ; tuy nhưng ; mặc dù nhưng ; dù nhưng VD: - Mặc dù không phục nhưng anh ấy vẫn cúi đầu nhận lỗi. - Tuy nhà xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn. 2.3. Trong quan hệ tăng tiến Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những mà ; chẳng những mà .; không chỉ mà VD: - Hoa không những chăm học mà cô bé còn rất chăm làm việc nhà. - Trung chẳng những đánh nhau mà anh ta còn hút thuốc và uống rượu bia 3. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như: - vừa đã ;chưa đã ;mới .đã ;vừa vừa ; càng càng - đâu đấy; nào ấy; sao vậy; bao nhiêu bấy nhiêu VD: - Cô giáo vừa ra ngoài lớp đã ồn ào như cái chợ - Mưa càng lớn bao nhiêu lòng mẹ Lan càng lo lắng bấy nhiêu b. Các cách kết các câu trong bài Cách liên kết Lưu ý Liên kết các câu Ta có thể liên kết một Khi sử dụng phép lặp trong bài bằng cách lặp từ câu với một câu đứng trước cần lưu ý phối hợp với các ngữ nó bằng cách dùng bằng phép liên kết khác để tránh cách lặp lại trong câu ấy lặp lại từ ngữ quá nhiều, những từ ngữ đã xuất hiện ở gây ấn tượng nặng nề. câu đứng trước nó. Ví dụ: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Liên kết các câu Ta có thể liên kết một Việc sử dụng đại từ trong bài bằng phép thay câu với một câu đứng trước hoặc từ đồng nghĩa liên kết
  3. thế từ ngữ nó bằng cách dùng đại từ câu làm cho cách diễn đạt hoặc những từ ngữ đồng thêm đa dạng , hấp dẫn. nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước . Ví dụ: Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Liên kết các câu - Ta có thể liên kết Việc sử dụng quan hệ trong bài bằng phép nối một câu với một câu đứng từ hoặc những từ ngữ có trước nó bằng quan hệ từ tác dụng kết nối giúp ta hoặc một số từ ngữ có tác nắm được mối quan hệ về dụng kết nối như: nhưng, nội dung giữa các câu tuy nhiên,thậm chí, cuối trong đoạn văn, bài văn. cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, Ví dụ: Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. c. Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. + Phân loại: 2 loại 1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: xe lửa với tàu hỏa, con lợn với con heo, 2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động
  4. Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, ra đi, 2. Tập làm văn a. Cách làm bài văn tả người lớp 5 1. Mở bài Giới thiệu người được tả, chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó. 2. Thân bài + Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác. + Tả chi tiết: các nét trên gương mặt, bàn tay, dáng đi, cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách, (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: đôi tay, cơ thể, khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt ). + Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: giúp người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó. 3. Kết bài Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
  5. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU HOA ĐỎ Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới dốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy. Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố. Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý. (Theo Băng Sơn) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Trong đoạn: “Đỏ tía là màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã từng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? a. đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực. b. đỏ thắm, đỏ ổi, đỏ hồng. c. đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng. 2. Đoạn văn tả hoa mùa hè được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? a. So sánh.
  6. b. Nhân hóa. c. Cả so sánh và nhân hóa. 3. Hoa nào nở vào mùa thu? a. Hoa thược dược b. Hoa lựu c. Hoa lộc vừng 4. Hoa nào gợi cho ta cảm giác ngon lành? a. Hoa lộc vừng b. Hoa thu hải đường c. Hoa hải đường 5. Cây gạo và cây vông được so sánh như cái gì? a. Những chiếc đèn lồng b. Cây đào ngày Tết c. Ngọn lửa hồng tươi 6. Bài văn trên giới thiệu về điều gì? a. Những loài hoa nở vào mùa xuân b. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta c. Vẻ đẹp của cây trái nước ta II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ đương nhiên. a. tất nhiên b. mặc nhiên c. ngẫu nhiên 2. Các từ xanh tươi, hoa quả, đậm nhạt, tươi đẹp thuộc kiểu cấu tạo gì? a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp b. Từ ghép có nghĩa phân loại c. Từ láy 3. Trong câu “Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.” có những quan hệ từ nào? a. còn, với, có, nhưng b. còn, với, nhưng, và, thêm c. còn, với, nhưng, và 4. Câu sau đây thuộc kiểu câu gì? Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào?
  7. 5. Chủ ngữ trong câu “Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ” là gì? a. Màu đỏ b. Màu đỏ của hoa đỗ quyên c. Hoa đỗ quyên 6. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Màu đỏ của hoa hồng nhưng có quanh năm, ai mà chẳng thích. a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. b. Ngăn cách các vị ngữ trong câu. c. Ngăn cách các trạng từ trong câu. 7. Có thể thay thế dấu phẩy thứ nhất trong câu sau bằng dấu câu nào? Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ,cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. a. Dấu chấm b. Dấu chấm phẩy c. Dấu hai chấm 8. Câu nào sau đây là câu ghép? a. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. b. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. c. Chỉ nói riêng màu đỏ thì cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. 9. Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? Tết đến hao đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy. a. Lặp các từ ngữ b. Dùng từ ngữ nối c. Thay thế từ ngữ 10. Đọc các bài tập đọc tuần 19, 20, 21 rồi thực hiện các yêu cầu sau: a) Tìm các từ ngữ thuộc chủ đề công dân có trong các bài tập đọc đó. b) Tìm ví dụ điền vào chỗ trống sau: Câu đơn:
  8. Câu ghép không dùng từ nối: Câu ghép dùng từ nối bằng quan hệ từ: Câu ghép dùng cặp từ hô ướng: 10. Đọc các bài tập đọc tuần 22, 23, 24 rồi nêu những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam được thể hiện qua các bài tập đọc đó. 11. Đọc các bài tập dọc tuần 25, 26, 27 rồi kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Viêt Nam được thể hiên qua các bài tập đọc đó. 12. Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những đoạn văn dưới đây. (nhưng, chúng, tất cả, nắng, chị, Sứ) a) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, .rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc vè, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. (Theo Trần Nhật Thu) b) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong .đó. sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. .còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen
  9. ngăm trùi trũi. sớm đãm chiếu người sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt ., tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của 9. Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của bọn trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.” a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ .thay thế cho từ b) Bằng cách lặp từ. Đó là từ c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ III. CẢM THỤ VĂN HỌC Ở hai đoạn văn tả mùa hè và mùa xuân, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp của các loài hoa. IV. TẬP LÀM VĂN 1. Dựa vào đoạn văn “Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.”, hãy viết một trong hai đoạn văn miêu tả màu vàng khác nhau của các loài hoa hoặc màu xanh khác nhau của các loài rau. Gợi ý: Vàng là Vàng là Màu vàng của Xanh là Xanh là Màu xanh của
  10. 2. Em hãy viết đoạn văn tả một loài hoa được nhắc đến trong bài. 3. Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
  11. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – a; 2. – a; 3. – c; 4. – b; 5. – b; 6. - b. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – c; 2. – a; 3. – c; 4. – c; 5. – b; 6. – a; 7. – c; 8. – b; 9, - c. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Bằng những biện pháp nghệ thuật như so sánh, liên tưởng, tác giả đã dẫn dắt người đọc vào một rừng hoa nhiều sắc đỏ. Mào gà đỏ chói mắt, hoa lựu như đốm lửa lập lòe, lộc vừng như những tràng pháo đỏ, hải đường như ngọn lửa nến. Với sự so sánh liên tưởng, các loài hoa với các sắc đỏ khác nhau hiện lên thật sinh động, đẹp đẽ (Đinh Thị Huyền) IV. TẬP LÀM VĂN 1. Tham khảo: Màu vàng là màu của các loại hoa đẹp. Vàng tươi là hoa cúc, vàng rực là hoa dã quỳ. Cái thứ vàng mềm mượt, mịn như nhưng là màu vàng của hồng kiêu sa. Xu xi vàng thẳm như những đồng tiền vàn nhỏ rập rờn trước gió. Xuân đến, những cánh mai vàng rực rỡ như đem hơi thở của mùa xuân đến cho lòng người thêm náo nức. Hè về, những cánh bướm vàng xinh, mỏng tang, nhẹ nhàng, rung rinh trong nắng. Những chùm điêp vàng óng đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng vàng như mật ong rót của mùa hè. (Nguyễn Thanh Thùy) 2. Tham khảo 1: Thu đến, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong – một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. Dòng sống như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao với những cánh cò trắng muốt hai bên bờ sông. Những bãi mía bạt ngàn cao lút đầu người. Lá mía sắc như lưỡi gươm, xanh đậm. Trong hồ rộng, những tàu lá sen to như cái sàng màu xanh sẫm, đã quăn mép đang khô dần. Họa hoằn lắm mới có vài lá xanh non, nhỏ nhoi xòe trên mặt nước. Trên cánh đồng, lúa tốt mượt, xanh ngợp đang ngậm đòng, gợi cho mọi người nghĩ đến những chén cốm xanh dẻo quẹo, thơm lừng. Tham khảo 2: Xuân sang, cha mua về trưng trong nhà một cây bích đào tuyệt đẹp. Gốc đào to xù xì, đùn ra những u, những cục thâm sì. Thân đào uốn lượn, gân guốc tựa như dáng một con rồng trong thế vươn lên. Trên những cành đào mốc thếch, đâm ra bao nhiêu là lộc non xanh nõn. Chao ôi! Những bông hoa đào mới đẹp làm sao! Một thứ màu hồng thắm xao xuyến. Những cánh đào bé xíu, mỏng, xếp nếp len nhau như muốn nâng đỡ nhụy hoa bé xíu, yếu ớt, màu vàng sẫm. Vô số những nụ đào chúm chím như còn ngượng ngùng trước chúa xuân, chưa dám phô ra sắc thắm của mình. Một vài quả
  12. xanh bé xíu với những lớp lông tơ như phấn rắc bên ngoài. Cây đào làm sáng bừng cả căn nhà tôi đầu xuân. 3. Tham khảo: Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi. Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp. Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được. Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn. Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.