Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

TRÁI TIM NGƯỜI MẸ

Một cây Bạc Dương xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình – ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cánh, xòe lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh và lúc nào cũng vui tươi. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả.

Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương Mẹ xòe cánh ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đánh trúng Bạch Dương Mẹ, đốt cháy xém cả thân cây. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào mẹ quên xòe cành ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng tràn về thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ…” Nói đến đây, thân cây mẹ đổ gục xuống nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình.

Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh, tốt tươi. Bên cạnh đó, một thân cây nằm trên mặt đất, cỏ và rêu phủ đầy. Nếu các bạn có dịp đến khu rừng đó, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó – nó mềm mại đến lạ kì! Sau đó, bạn hãy nhắm mắt lại và lắng nghe. Rất có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng trái tim đang đập trong đó. Trái tim người mẹ.

(Ngô Linh Nga)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Bạch Dương mẹ đã chăm sóc con chu đáo như thế nào?

a. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cành, xòe lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, Bạch Dương Mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình.

b. Ba cây Bạch Dương con lớn nhanh, vui tươi nhờ có mẹ chăm sóc.

c. Bạch Dương Mẹ làm cho các con chẳng biết thế nào là lo sợ cả.

2. Bạch Dương Mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố?

a. Bạch Dương Mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”

b. Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững.

c. Bạch Dương Mẹ ngã xuống nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình

docx 8 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 2240
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 29 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Một vụ đắm tàu: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. Con gái: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái. 2. Luyện từ và câu a. Ôn tập về dấu câu Dấu câu Tác dụng Ví dụ 1. Dấu chấm Dấu chấm đặt cuối câu để kết thúc một VD: Trời nắng như nung mà câu kể. mẹ vẫn phải lội ruộng cấy. 2. Dấu chấm hỏi Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi để kết VD: Tối nay, mấy giờ mẹ về thúc câu hỏi. ạ? 3. Dấu chấm Dấu chấm than đặt cuối câu cảm hoặc VD: than câu cầu khiến - Buồn quá! * Ngoài ra, dấu chấm than còn sử dụng - Chị đóng giúp em cái cửa để: với! + Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp + Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu 3. Tập làm văn Các bước viết đoạn đối thoại - Tìm hiểu tính cách nhân vật, tính cách ấy thể hiện như thế nào? - Nắm được cách sử dụng từ hô ứng. Xưng hô trong lời thoại giúp ta hiểu và thấy rõ về hoàn cảnh, tính cách, nếp sống, thái độ cư xử của từng nhân vật trong kịch bản. - Viết câu thoại Nên viết ngắn gọn, súc tích, chính xác mà dễ hiểu, bộc lộ nét riêng, hình tượng riêng của từng nhân vật. Ngoài ra, các lời thoại trong một màn kịch có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
  2. BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU TRÁI TIM NGƯỜI MẸ Một cây Bạc Dương xinh đẹp sống trong rừng cùng ba đứa con gái bé bỏng của mình – ba cây Bạch Dương Con non nớt, khẳng khiu. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cánh, xòe lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. Ba cây Bạch Dương Con lớn rất nhanh và lúc nào cũng vui tươi. Ở bên mẹ, chúng chẳng biết thế nào là lo sợ cả. Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương Mẹ xòe cánh ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đánh trúng Bạch Dương Mẹ, đốt cháy xém cả thân cây. Vẫn nhớ phải bảo vệ các con nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào mẹ quên xòe cành ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng tràn về thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ ” Nói đến đây, thân cây mẹ đổ gục xuống nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình. Từ đó đến nay, xung quanh gốc cây đổ là ba cây Bạch Dương khỏe mạnh, tốt tươi. Bên cạnh đó, một thân cây nằm trên mặt đất, cỏ và rêu phủ đầy. Nếu các bạn có dịp đến khu rừng đó, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó – nó mềm mại đến lạ kì! Sau đó, bạn hãy nhắm mắt lại và lắng nghe. Rất có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng trái tim đang đập trong đó. Trái tim người mẹ. (Ngô Linh Nga) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bạch Dương mẹ đã chăm sóc con chu đáo như thế nào? a. Những ngày giá rét, Bạch Dương Mẹ xòe cành, xòe lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, Bạch Dương Mẹ lại xòe bóng mát che nắng, bảo vệ con mình. b. Ba cây Bạch Dương con lớn nhanh, vui tươi nhờ có mẹ chăm sóc. c. Bạch Dương Mẹ làm cho các con chẳng biết thế nào là lo sợ cả.
  3. 2. Bạch Dương Mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố? a. Bạch Dương Mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!” b. Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. c. Bạch Dương Mẹ ngã xuống nhưng không hề làm gãy cành lá của ba đứa con mình. 3. Chi tiết nào về tình yêu con của Bạch Dương Mẹ làm em xúc động nhất? a. Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thầm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ ” b. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. c. Không một phút nào mẹ quên xòe cánh ôm chặt các con. 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? a. Các bà mẹ luôn biết cách chăm sóc con cái của họ. b. Tình mẹ yêu con là bất diệt. c. Sức sống mãnh liệt của cây Bạch Dương. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm một từ đồng nghĩa với từ bất diệt và đặt một câu với từ đó. . 2. Từ trái tim trong bài mang nghĩa gì? Nó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? . 3. Câu “Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững.” có mấy vế câu? a. Một vế câu. b. Hai vế câu. c. Ba vế câu. 4. Nhưng Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên. a. Câu trên là câu đơn hay câu ghép? Tìm chủ ngữ, vị ngữ của cây đó. . b. Câu trên có những quan hệ từ nào? Chúng có tác dụng gì? 5. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? Nếu các bạn có dịp đến nơi ấy trong khu rừng, xin hãy ngồi nghỉ trên thân cây đó – nó mềm mại đến lạ kì!
  4. 6. Các câu trong lời nói của Bạch Dương Mẹ được liên kết với nhau bằng cách nào? Khi ngã, Bạch Dương Mẹ vẫn cố thì thàm: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy, nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ ” 7. Viết lại tên các danh hiệu, huân chương, huy chương cho đúng. a) Giải thưởng sao khuê: . b) Anh hùng lựng lượng vũ trang nhân dân: c) Nhà giáo nhân dân: d) Huy chương vì sự nghiệp giáo dục: 8. Chọn dấu chấm, dấu hỏi, hoặc dấu chấm than điền vào ô cho phù hợp. a) Con sông hiền hòa ôm ấp đồng lúa, nương dâu b) Hè Hè về Hoa phượng đỏ rực trời. c) Vào những đêm trắng, con sông mới đẹp làm sao d) Phượng ơi, có phải hoa muốn nói điều gì với lũ học trò chúng mình không e) Sông ơi, cứ chảy mãi đi 9. Đặt câu: a) Thể hiện sự ngạc nhiên: b) Nhờ bạn giảng bài: c) Hỏi bạn đã làm bài tập chưa: d) Nhận xét về một việc làm tốt của bạn: 10. Đọc đoạn thơ sau và viết một số lời đối thoại giữa Gà Trống và Cáo. Nhác trông vắt vẻo trên cành Anh chàng Gà Trống tinh ranh lõi đời Cáo kia đon đả ngỏ lời: “Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây Để nghe cho rõ tin này Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân
  5. Lòng tôi sung sướng muôn phần Báo cho bạn hữu xa gần đều hay Xin đừng e ngại, xuống đây Cho tôi hôn bạ, tỏ bày tình thân.” (Gà Trống và Cáo, La Phông-ten) III. CẢM THỤ VĂN HỌC “Rất có thể bạn nghe thấy tiếng trái tim đang đập trong đó. Trái tim người mẹ.” Hãy tưởng tượng em đã nghe thấy tiếng trái tim Bạch Dương Mẹ. Trái tim đó nói với em điều gì? IV. TẬP LÀM VĂN 1. Dựa vào những hình ảnh trong đoạn 2 và đoạn 3 hãy tả lại cảnh dông bão trong khu rừng và cảnh Bạch Dương Mẹ ra sức bảo vệ các con mình trong cơ dông bão đó.
  6. 2. Hãy viết đoạn văn tả một khu rừng mà em đã có dịp đến thăm. 3. Em hãy sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, những biện pháp so sánh, nhân hóa để tả một loại hoa mà em yêu thích.
  7. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – b; 2. – a; 3. – a; 4. – b. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. bất tử - VD: Những người chiến sĩ hi sinh vì độc lập, tự do cho đất nước luôn bất tử. Họ sống mãi trong lòng nhân dân. 2. Từ trái tim trong bài chỉ tình yêu thương. Nó được dùng với nghĩa chuyển. 3. c. 4. a) Là câu ghép gồm 2 vế câu. Vế câu 1 (Bạch Dương Mẹ còn chưa kịp nói hết câu) và vế câu 2 (một tiếng nổ chói tai vang lên) CN 1: Bạch Dương Mẹ; VN 1: còn chưa kịp nói hết câu CN 2: một tiếng nổ chói tai; VN 2: vang lên b) – nhưng: nối câu này (Nhưng Bạch Dương Mẹ vang lên) với câu trước đó (Mẹ là này mà!) - thì: nối vế câu 1 với vế câu 2. 5. Có tác dụng nối thân cây với lời giải thích về nó (mềm mại đến lạ kì!) 6. Các câu này liên kết với nhau bằng cách lặp từ mẹ. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Một buổi trưa hè yên ả, tôi dừng chân bên một thảm cỏ dày, nơi có ba cây bạch dương non đang độ lớn. Tôi đang mê mải ngắm những tán bạch dương mát rượu. Và lạ chưa có một thân cây nằm trên mặt đất, rêu và cỏ phủ đầy. Hóa ra đây là cây Bạch Dương Mẹ đã ngã xuống trong một trận bão để bảo vệ con mình. Tôi ngả lưng xuống thảm cỏ. Bỗng bên tai có tiếng thì thầm êm ái. Thì ra đó là lời của Bạch Dương Mẹ, lời của một trái tim đang thổn thức: “Tôi là Bạch Dương Mẹ, để bảo vệ và che chở cho các con, tôi đã từ giã ánh mặt trời. Nhưng không có sức mạnh nào có thể đánh gục trái tim tôi. Trái tim tôi luôn ở bên các con tôi. Gió bão mưa dông có thể làm cho tôi thân gãy cành rơi, nhưng trái tim yêu thương của tôi sẽ còn mãi mãi”. IV. TẬP LÀM VĂN 1. Tham khảo: Khu rừng đang yên ả. Bỗng đâu mây đen từ đằng đông ùn ùn kéo đến, đen đặc cả bầu trời. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Gió điên đảo gào rú, vang động cả khu rừng. Chớp giận dữ rạch ngang trời. Sấm đùng đùng nối giận như muốn xé toạc bầu trời đen thẫm. Rừng bạch dương nghiêng ngả trước cơn giận dữ của trời đất. Bạch Dương mẹ dang rộng những cánh tay để che chở các con. Ba cây Bạch Dương Con khiếp sợ, run lẩy
  8. bẩy. Bạch Dương Mẹ cố hết sức vỗ về các con. Chỉ đến khi cơn dông bão đi qua, ánh nắng tràn về, Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã. 2. Tham khảo: Rừng thông Đà Lạt quả là một ấn tượng khó quên đối với tôi. Thông trải dài trên các ngọn đồi trong thành phố. Thông bạt ngàn trên những triền núi. Đứng trên đỉnh Lang – bi – ang nhìn xuống mới thấy hết sức sống mãnh liệt của thông. Ta có cảm giác như đang đứng trước một bức tranh với những màu sắc, đường nét thay đổi không ngừng. Những dinh thự và cả những ngôi nhà dân dã đều núp dưới bóng thông. Xen giữa cánh rừng thông trên các sườn đồi là những thung lũng bốn mùa đều có sương giăng. Nếu yêu mến thiên nhiên bạn nên đến Đà Lạt, đến đó bạn sẽ có cảm giác thanh thản, bình yên và khoan khoái vô cùng. 3. Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống béo khỏe. Cáo ta thèm chảy dãi. Nó bèn đon đả ngỏ lời: - Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái! Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo: - Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy! Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì: - Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!