Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
CÁI AO LÀNG
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim...
Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.
Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt.
Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lòi ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc : Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
- Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì ?
- Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng.
- Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.
Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 3 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Lòng dân: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng 2. Luyện từ và câu a. MRVT: Nhân dân A. Mở rộng vốn từ Nhân dân - Công nhân: Thợ điện, thợ cơ khí, thợ may, thợ hàn, - Nông dân: Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, - Doanh nhân: Tiểu thương, chủ tiệm, - Quân nhân: Đại úy, thượng úy, trung sĩ, - Trí thức: Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, - Học sinh: Học sinh tiểu học, học sinh trung học, B. Một số câu thành ngữ liên quan - Chịu thương chịu khó: Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ. - Dám nghĩa dám làm: Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến. - Muôn người như một: Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. - Trọng nghĩa khinh tài: Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc - Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn những người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình. C. Một số từ có chứa tiếng đồng có nghĩa là cùng - Đồng hương: Người cùng quê - Đồng môn: Cùng học một thầy, cùng trường. - Đồng chí: Người cùng chí hướng. - Đồng ca: Cùng hát chung một bài. - Đồng cảm: Cùng chung cảm xúc, cảm nghĩ. - Đồng ý: Cùng chung ý kiến đã nêu - Đồng thanh: Cùng hát, cùng nói. - Đồng tâm: Đồng lòng. - Đồng nghiệp: Cùng làm một nghề - Đồng nghĩa: Cùng một nghĩa. - Đồng đội: Người cùng chiến đấu. - Đồng hành: Cùng đi một đường.
- b. Luyện tập về từ đồng nghĩa Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại. - Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói. - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. 3. Tập làm văn a. Luyện tập tả cảnh. Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa a. Mở bài: - Giới thiệu bao quát về sự chuyển động của bầu trời (mây, sấm chớp, gió ) khi chuyển mưa, thời gian có thể sáng, trưa, chiều, tối b. Thân bài: - Tiếng mưa rơi (âm thanh). - Giọt mưa tới tấp, ào ào, nổi trên mặt sân, cây cối ngả nghiêng tắm mưa. Những con gà chui xuống gốc cây tránh mưa, mấy chú cóc nhảy ra đớp mồi. Vài bác nông dân đội nón, mặc áo mưa đến nơi nước đọng, khơi thông nước mưa chảy xiết, bọn trẻ tắm mưa, nô đùa huyên náo cả một vùng. - Mưa ngớt rồi tạnh hẳn, trời quang quẻ, mát mẻ, vườn cây rung rinh trong gió nhẹ, mấy chú gà vỗ cánh tỉa lông rồi đi tìm mồi. (Dùng câu văn có hình ảnh). c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cơn mưa đầu mùa, mưa với đời sống con người.
- Họ và tên: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT Lớp 5 . LỚP 5 – TUẦN 3 Thứ ngày .tháng 9 năm 2019 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới CÁI AO LÀNG Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà. Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt. Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lòi ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc : Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
- Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì ? A. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. B. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước. C. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê. 2. Vì sao tác giả lại cho rằng "Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao.” A. Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ao đem về B. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương. C. Vì cầu ao có hai cái duỗi xuyên qua hai cọc tre rất đặc biệt. 3. Vì sao tác giả lại cho rằng : "Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương." ? A. Vì mọi người trong làng xóm đều dùng nước ở ao. B.Vì cầu ao do tất cả dân làng xây dựng lên. C.Vì cầu ao là nơi mọi người vừa làm việc vừa chia sẻ tâm tình chuyện nhà chuyện làng xóm. 4. Nội dung của bài văn là gì? A. Miêu tả cái ao làng có nhiều nét đẹp B. Tình cảm, sự gắn bó của tác giả với cái ao làng, với những kỉ niệm thời thơ ấu. C. Cảnh đẹp quê hương với cái ao làng. PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau : a) lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá. b) oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực. c)ỉ eo, ca thán, ê a, kêu ca. Bài 2: Xếp 12 từ sau thành bốn nhóm từ đồng nghĩa : chầm bập, vỗ về, chứa chan, ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, da diết.
- Bài 6*: Khoanh tròn vào từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu sau: a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích. b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ lòm, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng). c) Dòng sông chảy rất (hiền lành, hiền từ, hiền hoà, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Bài 7: Xác định thành phần câu trong những câu sau: a)Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. b) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm cây bụi thấp, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh bay đi bay lại. Bài 8: Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại: a) thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. Tên nhóm từ còn lại: b) thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ nề, thợ nguội. Tên nhóm từ còn lại: c) giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. Tên nhóm từ còn lại: Bài 9: Ghi lại 5 từ cho mỗi nhóm từ ngữ gọi tên người theo nghề nghiệp sau: a) Từ có tiếng thợ: thợ điện, b) Từ có tiếng viên : giáo viên, c) Từ có tiếng nhà : nhà giáo, d) Từ có tiếng sĩ: bác sĩ, e) Từ có tiếng sinh: học sinh, Bài 10: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: a) Chúng ta bảo vệ những ( thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
- b) Các quốc gia đang phải gáng chịu những (kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) của sự ô nhiễm môi trường. c) Học sinh phải chấp hành (quy chế, nội quy, thể lệ, quy định) của lớp học. d) Loại xe ấy ( tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao) nhiều xăng quá. Bài 11: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ nói về phẩm chất của người nông dân: a) Thức dậy b) Năm mười c) Chịu chịu d) Dãi dầm e) Cày cuốc f) Bán mặt cho bán lưng cho Các câu thành ngữ trên ca ngợi những phẩm chất nào của người nông dân? Đặt câu với 1 trong các câu thành ngữ đó. Bài 12: Chọn từ đồng nghĩa chi màu vàng thích hợp điền vào chỗ chấm trong mỗi câu sau: a) Những bông hoa cúc màu trong nắng. b) Nắng cuối thu dịu dàng tỏa xuống cánh đồng. c) Những quả cam chín trong vườn. d) Chú cún con có bộ lông màu e) Cánh đồng lúa chín . trải rộng mênh mông.
- Bài 13: Chọn các từ ngữ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa đã cho để điền vào vị trí trong đoạn văn miêu tả sau: Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3) . Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4), mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió(5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7) (1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. (2) Bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. (3): nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti (4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. (5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. (6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. (7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng nhắt như tờ. Bài 14: Tìm các từ ghép gọi tên người theo nghề nghiệp: a. Có tiếng thợ: thợ điện . . b. Có tiếng viên: nhân viên, . c. Có tiếng nhà: nhà khoa học, . d. Có tiếng sĩ: bác sĩ, . e. Có tiếng sư: kĩ sư, . Bài 15*: Tìm các thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với các câu sau: a. Chịu thương chịu khó. . b. Muôn người như một. . c. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- . Bài 16*: Bạn Thuỳ Dung chép theo trí nhớ một đoạn văn miêu tả của nhà văn Nguyễn Thị Châu Giang nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn đã dùng từ nào, đành để trong ngoặc đơn. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng nhất điền vào chỗ trông: Ngày hội mùa thu Màn đêm (kéo, buông, rủ) xuống. Da trời mịn và êm như nhung. Giữa đĩa trời mênh mông, ông trăng (nhô, hiện, mọc) ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Cả dòng sông, cả cánh rửng, cả những tàu dừa ngả xuống nước, cả những bồn sen đang (e dè, e ngại, e ấp) cũng nhuốm bạc, cũng vẫy vùng trong suối vàng vô tận lấp lánh, lấp lánh. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay (rào rào, rì rào, rầm rầm) của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời và nước. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng (lấp loé, lập lòe, lấp lánh) bay nhẹ nhàng quanh sân khấu kết bằng lá cỏ khô (tỏa, bốc, dậy) mùi ngai ngái. Những giọng hát, những điệu múa (chan hoà, chan chứa, tràn đầy)trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn. Chợt tiếng đàn của chàng Dế mèn vút lên, cao bát ngát. Tất cả (lặng im, lặng ngắt). Chỉ có tiếng đàn như được tiếp sức sống, dịu dàng, rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Mùa mưa ở miền Nam Đang mùa mưa. Mưa rả rích suốt ngày. Trời lúc nào cũng mọng nước. Lúa chín rũ xuống. Bông lúa ướt nhép vàng sậm. Cứ đà này, mấy ngày nữa không gặt kịp, lúa gục xuống nước hết. Trời xám. Đường xám màu bùn, nhầy nhụa. Dấu chân người bước nhoè nhoẹt. Vũng nước đọng màu xám ngắt. Vài hạt lúa rơi trên đường chưa kịp lẫn vào sình, vàng chói. Trên thân cây dừa đầu ngã ba bóng nhẫy vì nước mưa, tấm khẩu hiệu bằng giấy sũng nước. Những dòng chữ kẻ bằng mực xanh vẫn rỗ ràng từng nét, tựa như nó được khắc hẳn vào thân cây. Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào, làm ta ngỡ như trời mưa lớn hơn.
- Chị Hai Đống nhìn ra ngoài cửa sổ. Mưa bụi mờ. Mưa như một tấm lụa mỏng tang phủ lên mọi vật. Mưa chảy thành dòng lớn trước mái hiên, làm thành tấm mành che cửa. Nền nhà ẩm. Tất cả bàn ghế trong nhà được thu gọn lại một chỗ đê lấy nơi tãi lúa. Mọi thứ nia, dần, sàng, đệm, chiếu, ván đều được huy động để tãi lúa. Mưa vẫn rả rích. Mưa không lớn, nên dai dẳng. Chưa năm nào trúng mùa như năm nay. Nhưng cũng chưa năm nào mưa ác nghiệt như năm nay. Gánh được gánh lúa về nhà cứ té dụi. Nhưng té đó, đau đó, mà vui. Cũng lạ. Bà con nông dân mình, cứ lúa nhiều thì vất vả bao nhiêu cũng được. Mà cũng không hiểu ai bảo vùng này làm chơi ăn thiệt, về đây mà làm chơi đi! Hào Vũ a) Cơn mưa được miêu tả bằng những chi tiết nào? b) Sự vật trong và sau cơn mưa được miêu tả như thế nào? c) Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát cơn mưa? d) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?
- e) Ghi lại một chi tiết miêu tả mà em thích nhất trong bài. Vì sao em thích chi tiết ấy? h) Em có cảm nhận gì về mùa mưa ở miền Nam ? Bài 2 Bài 4: Em hãy hoàn chỉnh dàn ý tả cảnh cơn mưa theo các gợi ý dưới đây: 1. Mở bài: Giới thiệu về cơn mưa ( trước khi có mưa, thời tiết thế nào? Mưa vào lúc nào, ở đâu?) 2. Thân bài: Tả cảnh vật theo trình tự thời gian. a) Lúc sắp mưa: - Bầu trời - Gió - Cây cối - Con vật - Mọi người b) Lúc bắt đầu mưa:
- - Ban đầu mưa thế nào? - Tiếp theo mưa thế nào? - Bầu trời ra sao? - Cây cối thế nào? - Mặt đất thế nào? -Con vật Con người Không khí c) Sau cơn mưa: - Bầu trời Cây cối Con vật - Hoạt động của con người 3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về cơn mưa rào Bài 3 : Tả một cơn mưa - Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa: + Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
- + Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời. + Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to. - Thân bài: - Kết bài: + Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ. + Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.
- ĐÁP ÁN ĐỀ 3 PHẦN I : ĐỌC HIỂU 1C 2B 3C 4B PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: a) lung lay b) ồn ã c) ê a Bài 2: Nhóm 1: chầm bập, vỗ về, dỗ dành Nhóm 2: chứa chan, ngập tràn, đầy ắp, dỗ dành Nhóm 3: nồng nàn, thiết tha,da diết. Nhóm 4: mộc mạc, đơn sơ, giản dị Bài 3: a) trông coi b) chần chừ c) tặng Bài 4: a) Bác, Người, Ông Cụ Tác dụng : Tác giả gọi Bác thể hiện sự thân thiết, gần gũi như ruột thịt, gọi Người thể hiện sự tôn kính, tác giả gọi Ông Cụ thể hiện sự giản dị của Bác b)anh giải phóng quân , con người đẹp nhất , chàng trai chân đất, Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tác dụng : Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào, khâm phục của tác giả đối với anh giải phóng quân Bài 5: a)Lăn tăn b) nhấp nhô c) cuồn cuộn Bài 6*: a)gọt giũa b) đỏ chói c)hiền hoà Bài 7: Xác định thành phần câu trong những câu sau: a)Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê // CN là cái ao làng. VN b) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm cây bụi thấp, // ta // có thể nghe TN CN VN tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh bay đi bay lại.
- Bài 8: a)Thợ rèn. Tên nhóm từ còn lại: Chỉ nông dân b)thủ công nghiệp. Tên nhóm từ còn lại: Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp c) nghiên cứu Tên nhóm từ còn lại: Chỉ giới trí thức. Bài 9: Ghi lại 5 từ cho mỗi nhóm từ ngữ gọi tên người theo nghề nghiệp sau: a) Từ có tiếng thợ: thợ điện, thợ xây, thợ khóa, thợ may, thợ khoan, b) Từ có tiếng viên : giáo viên, nhân viên, sinh viên, viên chức, học viên, c) Từ có tiếng nhà : nhà giáo, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên soạn, d) Từ có tiếng sĩ: bác sĩ, ca sĩ, họa sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, e) Từ có tiếng sinh: học sinh, sinh viên, nam sinh, nữ sinh, Bài 10: a) Thành quả b) Hậu quả c) Nội quy d) Tiêu hao Bài 11: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ nói về phẩm chất của người nông dân: a) Thức khuya dậy sớm b) Năm nắng mười mưa c) Chịu thương chịu khó d) Dãi nắng dầm mưa e) Cày sâu cuốc bẫm f) Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
- Các câu thành ngữ trên ca ngợi những phẩm chất của người nông dân: cần cù, chăm chỉ lao động, vất vả với công việc ruộng đồng. Đặt câu với 1 trong các câu thành ngữ đó: Em thương những bác nông dân vất vả “Thức khuya dậy sớm” tần tảo làm ra hạt gạo thơm ngon. Bài 12: Chọn từ đồng nghĩa chi màu vàng thích hợp điền vào chỗ chấm trong mỗi câu sau: a) Vàng tươi b) Vàng hoe c) Vàng mọng d) Vàng mượt e) Vàng xuộm Bài 13: Chọn các từ ngữ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa đã cho để điền vào vị trí trong đoạn văn miêu tả sau: Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3) . Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió(5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7) (1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng. (2) Bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi. (3): nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti (4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng. (5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát. (6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông. (7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ. Bài 14: a)Có tiếng thợ: thợ điện, thợ mộc, thợ rèn, thợ hàn, thợ may, thơ xây, thợ hồ, thợ nề, thợ xẻ, thợ tiện,thợ gò hàn, thợ cơ khí, b)Có tiếng viên: nhân viên, .học viên, giảng viên, sinh viên, tiếp viên, huấn luyện viên, biên tập viên,, phát thanh viên, hướng dẫn viên, c)Có tiếng nhà: nhà khoa học,nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà sử học, nhà khoa học, nhà toán học,
- d)Có tiếng sĩ: bác sĩ,thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ, e)Có tiếng sư: kĩ sư, luật sư, giáo sư, kiến trúc sư. Bài 15*: a) Chịu thương chịu khó = Thức khuya dậy sớm b) Muôn người như một. = Đồng tâm hiệp lực c) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. = Thất bại là mẹ thành công Bài 16*: Thứ tự các từ cần điền là: Buông, nhô, e ấp, rào rào, lập lòe, tỏa, chan hòa, lặng im PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Bài 3: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Mùa mưa ở miền Nam Đang mùa mưa. Mưa rả rích suốt ngày. Trời lúc nào cũng mọng nước. Lúa chín rũ xuống. Bông lúa ướt nhép vàng sậm. Cứ đà này, mấy ngày nữa không gặt kịp, lúa gục xuống nước hết. Trời xám. Đường xám màu bùn, nhầy nhụa. Dấu chân người bước nhoè nhoẹt. Vũng nước đọng màu xám ngắt. Vài hạt lúa rơi trên đường chưa kịp lẫn vào sình, vàng chói. Trên thân cây dừa đầu ngã ba bóng nhẫy vì nước mưa, tấm khẩu hiệu bằng giấy sũng nước. Những dòng chữ kẻ bằng mực xanh vẫn rỗ ràng từng nét, tựa như nó được khắc hẳn vào thân cây. Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào, làm ta ngỡ như trời mưa lớn hơn. Chị Hai Đống nhìn ra ngoài cửa sổ. Mưa bụi mờ. Mưa như một tấm lụa mỏng tang phủ lên mọi vật. Mưa chảy thành dòng lớn trước mái hiên, làm thành tấm mành che cửa. Nền nhà ẩm. Tất cả bàn ghế trong nhà được thu gọn lại một chỗ đê lấy nơi tãi lúa. Mọi thứ nia, dần, sàng, đệm, chiếu, ván đều được huy động để tãi lúa. Mưa vẫn rả rích. Mưa không lớn, nên dai dẳng. Chưa năm nào trúng mùa như năm nay. Nhưng cũng chưa năm nào mưa ác nghiệt như năm nay. Gánh được gánh lúa về nhà cứ té dụi. Nhưng té đó, đau đó, mà vui. Cũng lạ. Bà con nông dân mình, cứ lúa nhiều thì vất vả bao nhiêu cũng được. Mà cũng không hiểu ai bảo vùng này làm chơi ăn thiệt, về đây mà làm chơi đi! Hào Vũ a) Cơn mưa được miêu tả bằng những chi tiết nào? - Mưa rả rích suốt ngày.
- - Mưa bụi mờ. - Mưa như một tấm lụa mỏng tang phủ lên mọi vật - Mưa chảy thành dòng lớn trước mái hiên, làm thành một tấm mành che cửa. b) Sự vật trong và sau cơn mưa được miêu tả như thế nào? - Cây cối: + Lúa chín rũ xuống. Bông lúa ướt nhép vàng sậm. + Trên thân cây dừa đầu ngã ba bóng nhẫy vì nước mưa, tấm khẩu hiệu bằng giấy sũng nước. - Bầu trời: + Trời lúc nào cũng mọng nước. + Trời xám. - Con vật: Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào, làm ta ngỡ như trời mưa lớn hơn. - Con đường: Đường màu bùn, nhày nhụa. Vũng nước đọng màu xám ngắt. c) Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát cơn mưa? - Dùng thị giác:Trời lúc nào cũng mọng nước. Lúa chín rũ xuống. Bông lúa ướt nhép vàng sậm, - Dùng thính giác: tiếng vịt ăn rào rào. d) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật so sánh thể hiện qua các chi tiết: - Những dòng chữ kẻ bằng mực xanh vẫn rỗ ràng từng nét, tựa như nó được khắc hẳn vào thân cây. - Mưa như một tấm lụa mỏng tang phủ lên mọi vật. - Mưa chảy thành dòng lớn trước mái hiên, làm thành tấm mành che cửa. e) Ghi lại một chi tiết miêu tả mà em thích nhất trong bài. Vì sao em thích chi tiết ấy?
- VD: Em thích nhất chi tiết: Mưa như tấm lụa mỏng tang phủ lên mọi vật vì câu văn gợi ra trước mắt em hình ảnh những hạt mưa rơi dày, đều nhưng rất mảnh tạo thành tấm màn mỏng, trong suốt. . h) Em có cảm nhận gì về mùa mưa ở miền Nam ? Mùa mưa ở miền Nam thật dai dẳng, kéo dài. Mưa chồng chéo, mưa hết ngày này đến ngày khác. Mặc cho trời mưa, cuộc sống lao động và sản xuất của người dân miền Nam vẫn hang say và tươi vui. Bài 2: Em hãy hoàn chỉnh dàn ý tả cảnh cơn mưa theo các gợi ý dưới đây: 1. Mở bài: Giới thiệu về cơn mưa ( trước khi có mưa, thời tiết thế nào? Mưa vào lúc nào, ở đâu?) Mấy hôm nay trời nắng chói chang, không khí thật ngột ngạt, oi ả. Ai cũng nhễ nhại mồ hôi, chỉ mong trời đổ cơn mưa xuống. Thế rồi, sau bao ngày mong đợi, chiều nay cơn mưa rào thật lớn đã trút xuống quê em. 2. Thân bài: Tả cảnh vật theo trình tự thời gian. a) Lúc sắp mưa: - Bầu trời đang nắng bỗng tối sầm lại rất nhanh bởi những đám mây đen mọng nước. - Gió bắt đầu nổi lên, ngày càng mạnh dần, cuốn bụi tung mù mịt. - Cây cối trong vườn nghiêng ngả, vặn mình răng rắc theo chiều gió. - Con vật: Chị gà mái hốt hoảng cất tiếng “tục, tục” gọi đàn con vây quanh đi tìm chỗ trú - Mọi người trong xóm í ới gọi nhau cất quần áo kẻo bị ướt b) Lúc bắt đầu mưa: - Ban đầu mưa loáng thoáng những giọt nước to như quả quất rơi lách tách trên mái tôn, lẹt đẹt trên sân gạch. Mưa mỗi lúc một dày hạt hơn. - Một lát sau, mưa ào ào như trút nước. Hàng trăm, hàng ngàn dòng nước như những mũi tên trong vắt nối tiếp nhau lao xuống mặt đất. Mưa đập ầm ầm trên mái tôn, cọ rửa cho từng mái ngói, từng bức tường , mưa tí tách rơi trước hiên nhà. - Ngoài trời trắng xóa trong màn nước tưởng như có sương mù đang bao phủ. Chớp thi nhau lóe sáng rực, Thần Sấm, Thần Sét rạch ngang, rạch dọc bầu trời bằng những tiếng nổ inh tai nhức óc khiến nhiều người khiếp sợ.
- - Chỉ có cây cối là sung sướng nhất, thỏa thích rung rinh tàu lá đón dòng nước mát lành. Mấy bé hoa tranh thủ tắm gội, đính lên mình những viên ngọc lấp lánh. - Mặt sân, mặt đường lênh láng nước , những bong bóng tròn xoe như quả ổi găng xoay tròn rồi trôi theo dòng nước đang cuồn cuộn đổ vào cống rãnh. -Con vật: Tội nghiệp mấy bé chim ướt lướt thướt, nép bên cành lá kêu chip chip vì lạnh. Con người: Ai cũng bỏ dở công việc, quây quần bên tách trà ngắm mưa và trò chuyện. Một vài người đi đường chỉ kịp trú nhờ dưới mái hiên nhà, đứng nhìn những chiếc ô tô rẽ làn nước trắng xóa như đôi cánh lao đi trong mưa xối xả. Không khí: Không khí mát mẻ hơn, ngai ngái mùi đất bốc hơi, mùi ẩm mốc, c) Sau cơn mưa: - Bầu trời xanh trong và cao vút lại hiện ra khoe ông mặt trời với muôn vàn tia nắng vàng lấp lánh Cây cối như được khoác trên mình chiếc áo mới xanh hơn, non hơn lấp loáng ánh bạc, ánh vàng. Con vật: Bầy chim thi nhau rỉa lông, rỉa cánh, cất tiếng hót líu lo trên các vòm cây xanh. Hoạt động của con người: Mọi người lại hối hả với công việc còn đang dang dở, đường phố nườm nượp xe cộ ngược xuôi. Đám trẻ trong xóm í ới gọi nhau đi chơi. 3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về cơn mưa rào - Cơn mưa đến rất nhanh và cũng đi thật nhanh nhưng đáng yêu lám đấy. - Mưa tiếp sức cho cây cối xanh tươi, cho cây thơm trái ngọt, cho không khí mát mẻ , trong lành.