Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc thầm bài văn:
THAI NGHÉN MÙA XUÂN
Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới!
Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động.
Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết.
Gió, gió rét.
Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được!
Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân.
Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.
Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao.
Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu.
Theo VŨ NAM
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Cây bưởi ra hoa vào mùa nào ?
a. Mùa thu b. Mùa xuân c. Mùa hạ c. Mùa đông
2. Ở miền Bắc, hoa nào nở báo hiệu mùa xuân đã đến ?
a. Hoa bưởi b. Hoa hồng c. Hoa đào d. Hoa mai
3. Những sự vật nào trong bài được nhân hóa ?
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 31 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Công việc đầu tiên: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. Bầm ơi: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ: Nam và nữ Một số từ ngữ nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, đức hi sinh, nhường nhịn, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang Một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: - Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. ( Lòng thương con, đức hi sinh của người mẹ.). - Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.) - Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.) b. Chức năn dấu phẩy * Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. VD: Lan, Nga,Hùng, Thoa đều là những học sinh học giỏi trong lớp. * Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. VD: Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng. * Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. VD: Bố đi công tác, mẹ đi làm, chị Lan chăm lo mọi công việc trong nhà thay bố mẹ.
- BÀI TẬP THỰC HANH I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn: THAI NGHÉN MÙA XUÂN Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới! Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động. Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết. Gió, gió rét. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được! Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân. Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn. Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao. Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu. Theo VŨ NAM
- Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Cây bưởi ra hoa vào mùa nào ? a. Mùa thu b. Mùa xuân c. Mùa hạ c. Mùa đông 2. Ở miền Bắc, hoa nào nở báo hiệu mùa xuân đã đến ? a. Hoa bưởi b. Hoa hồng c. Hoa đào d. Hoa mai 3. Những sự vật nào trong bài được nhân hóa ? 4. Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén? a) Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. b) Những chiếc lá chuyển màu vàng, chim sâu tí tách chuyền cành đi kiếm ăn. c) Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. 5. Các điệp từ lặng lẽ và cụm từ thời gian thầm thì gọi màu xuân đến cho thấy mùa xuân được thai nghén như thế nào? a) Mùa xuân được thai nghén một cách âm thầm, chắc chắn. b) Mùa xuân được thai nghén một cách nhịn nhịp, vội vã. c) Mùa xuân được thai nghén một cách tưng bừng, hối hả. 6. Những hình ảnh nào cho thấy mùa xuân đã đến thật gần? a) Mây trời chuyển động. b) Mặt đất rì rầm, cây lá lao xao. c) Cóc, thằn lằn trốn đi đâu hết. 7. Đoạn văn cuối bài cho em thấy điều gì? 8. Em hãy đặt tên khác cho bài văn trên.
- I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Câu nào là câu ghép? a. Bà già Nô-en sẽ chẳng bao giờ chịu cảnh đi một mình trong tuyết rơi và nhìn gia đình người khác sum họp đâu b. Con trai chẳng thích đi mua sắm, bởi vậy chỉ có bà già Nô-en mời có thể đẩy xe đi khắp siêu thị mua đủ loại quà cho trẻ em khắp thế giới. c. Con trai không đời nào đủ kiên nhẫn để trả lời quá nhiều thư theo yêu câu như vậy. 2. Trong câu ghép “Chỉ có con trai mới có thể vừa mua quà vừa xuất phát nhanh vì họ không cần phải trang điểm và làm tóc.” từ nào nối các vế câu? a. vừa vừa b. chỉ có c. vì 3. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Giáng sinh là dịp để bạn bè gặp gỡ, hội họp, con trai cũng chẳng chịu từ bỏ để đi phân phát quà đâu” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu ghép. b. Ngăn cách trạng ngữ với vế câu. c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. 4. Viết một câu văn (có sử dụng dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ) giải thích vì sao đàn ông cần giúp đỡ phụ nữ làm các công việc nhà. 5. Viết lại các danh hiệu sau vào chỗ rống cho đúng quy tắc chính tả: a) Nghệ sĩ nhân dân: . b) Nghệ sĩ ưu tú: . c) Quả bóng vàng: d) Đôi giày vàng: 6. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả (đúng quy tắc viết hoa) a) Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục b) Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ c) Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam d) Giải nhất cuộc thi Viên phấn Vàng 7. Tìm 3 từ ngữ chỉ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam
- 8. Đặt câu vơi một trong các từ ngữ vừa tìm được ở bài 7 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu tục ngữ nói lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: a) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. b) Chim có tổ người có tông. c) Chỗ ướt mẹ nằm, chô ráo con lăn. d) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. 10. Điền dáu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu văn sau: a) Lúc hoàn hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng. b) Mặt trời lặn ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. c) Con sôn Nậm-khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu uốn mình một quãng rồi mới chịu hòa vào Mê-công. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu a, b, c ở trên III. TẬP LÀM VĂN Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau : a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em. b) Một đêm trăng đẹp. c) Trường em trước buổi học. d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
- ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1.b 2.c 3. Những sự vật được nhân hóa: mùa xuân, những đợt gió mùa đông bắc, cây cối, cây bưởi, cóc, thằn lằn, thạch sùng, sâu bọ, cây đào, lá, chim, những chú ong mật, các giống hoa, chim sâu. 4. a , c 5. a 6. a, b 7. Tham khảo: Mùa xuân mang sự sống, niềm vui đến với khu vườn./ Sau những ngày tháng thai nghén, mùa xuân đã về như một món quà đầy bất ngờ./ Vẻ đẹp của mùa xuân trong khu vườn thật diệu kì 8. Mùa xuân đến, xuân về, vườn xuân, xuân đẹp diệu kì, II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. – b; 2. – c; 3. – a. 4. VD: Vì yêu thương gia đình vô bờ bến, những người đàn ông chân chính luôn giúp phụ nữ làm tốt công việc nhà. 5. Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Quả bóng Vàng, Đôi giày Vàng. 7. anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, cần cù, chăm chỉ, dịu dàng, chịu thương, chịu khó, nhân hậu, khoan dung, . 9. a, c 10. a) Lúc hoàn hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. b) Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. c) Con sôn Nậm-khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu, uốn mình một quãng rồi mới chịu hòa vào Mê-công. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu a, b, c ở trên Câu a: Ngăn cách trạng ngữ với trạng ngữ và chủ ngữ. Câu b: Ngăn cách các vế câu ghép. Câu c: Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. III. TẬP LÀM VĂN Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau : a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em. b) Một đêm trăng đẹp. c) Trường em trước buổi học. d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích. Dàn ý a) Đề bài: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. 1. Mở bài: Ngày mới bắt đầu ở quê hương em thật vui, thật nhộn nhịp. 2. Thân bài: - Tiếng gà gáy lảnh lót rồi vang vọng khắp thôn xóm. - Phía đằng đông, ánh mặt trời rạng dần rồi toả sáng.
- - Trâu, bò trong chuồng đã thức dậy. - Gà, vịt kéo nhau ra sân, ra vườn. - Vòm trời xanh trong, gió thổi mát rượi. - Cây cối tươi tắn, những giọt sương đêm nhấp nháy trên cành cây, kẽ lá. - Khói lam đã lảng vảng trên các mái nhà. - Các bà, các chị chuẩn bị cho bữa ăn sáng. - Các âm thanh vang vọng khắp xóm thôn. - Ngoài đường đông người qua lại, nhịp sống nhộn nhịp hơn. 3. Kết bài: - Em rất yêu ngày mới bắt đầu ở quê em. - Em sẽ ra sức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương b) Đề bài: Tả một đêm trăng đẹp 1) Mở bài Giới thiệu chung về đêm trăng ấy: * đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất * xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu 2) Thân bài Tả cảnh đêm trăng: * Lúc xẩm tối: + Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao + Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng + Gió thổi mát rượi + Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười * Lúc trăng lên: + Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung + Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng, + Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng + Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình 3) Kết bài Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy: - Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh - Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy - Càng thêm yêu mến quê hương - Không bao giờ quên hôm ấy
- c) Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: Sáng nào em cũng đi học sớm, em có dịp nhìn ngôi trường em thật lâu, thật kĩ. - Quang cảnh trường em trước giờ vào lớp thật đẹp thật vui. 2. Thân bài: a) Bên ngoài: - Tấm biển mang tên trường mới tinh trên đầu hai trụ cổng - Cổng sắt đồ sộ, được mở rộng. b) Bên trong: - Sân trường sạch sẽ. - Hàng cây xanh trong sân trường đã thức giấc, cành lá vươn cao trong nắng sớm. - Những giậu hoa nhiều màu sắc rập rờn dưới hàng hiên. - Sương đêm còn đọng trên cành cây, kẽ lá. - Trụ cờ sừng sững, lá cờ phần phật trong gió sớm. - Các phòng học sạch sẽ, bàn ghế kê ngay ngắn. c) Các hoạt động của học sinh: - Từng cặp học sinh hào hứng truy bài trong lớp học. - Đội trực nhật tiếp tục những công việc của mình. - Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh ồn ã, náo nhiệt. - Các trò chơi thật vui vẻ trên sân trường. - Trống trường vang lên học sinh xếp hàng vào lớp và chuẩn bị tư thế cho buổi học mới. 3. Kết bài: - Em rất thích quang cảnh trường em trước giờ vào lớp. - Em mong trường em mỗi ngày khang trang, tươi đẹp. d) Đề bài: Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích. 1. Mở bài: Giới thiệu tên công viên mà em định tả: Ở đâu? Em đến đó vào dịp nào hay thường xuyên đến? 2. Thân bài: a) Tả bao quát: Cảnh quan của công viên (không khí, diện tích, cây, hoa, màu sắc ) b) Tả chi tiết: - Từng khu có những loại hoa gì? Màu sắc, vẻ đẹp của các loài hoa? - Cây cối trong công viên (cây cổ thụ hay cây mới trồng, sự biến đổi của các loài cây theo thời gian như thế nào? Các cây kiểng được tỉa, xén thành hình các con vật có gì ấn tượng và đẹp?)
- - Những khu đồi nhân tạo hay tự nhiên sẵn có đẹp như thế nào? Cảnh vật có liên quan đến công viên vào buổi sáng (chim chóc, ong bướm, lúc mưa, lúc nắng). - Những hoạt động cùa con người vào buổi sáng nơi công viên có gì nhộn nhịp, vui vẻ? - Lợi ích của công viên, ý thức bảo vệ chăm sóc công viên. 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em khi đến thăm công viên (Tinh thần thoải mái sau những giờ học tập mệt nhọc, gần gũi thiên nhiên )