Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU
NGÀY ĐẸP TRỜI
Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi rất thú vị và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện là “Hôm nay là một ngày tươi đẹp”.
Có một người đàn ông mù ngồi trên bậu cửa của một toàn nhà với một chiếc mũ đặt bên cạnh chân. Ông ta để một tấm biển trên đó viết: “Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!”. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng xu trong chiếc mũ của ông ta. Mọt người đàn ông đi qua, ông lấy từ trong túi của mình ra mấy đồng xu và bỏ vào chiếc mũ. Tồi ông bảo người mù thay đổi biển đó đi. Người mù rất ngạc nhiên và hỏi: “Thưa ngày, vậy ngài có thể cho tôi biết ngài muốn viết gì lên tấm biển này không?”. Người đàn ông trả lời: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc là tôi không nhìn thấy điều đó!”. Và ông ấy nói thêm: “Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi. Tôi nói điều ông đã nói nhưng bằng cách khác”. Người mù đồng ý. Người đàn ông xóa dòng chữ và viết lại vào tấm biển. Sau khi viết xong, ông đặt tấm biển xuống để ai đi qua cũng có thể nhìn thấy.
Chỉ một lát sau, chiếc mũ của ông ta đã đầy tiền, rất nhiều người đã dừng lại cho người mù tiền. Buổi chiều, ngươi đàn ông đã đề nghị thay đổi biển quay trở lại xem mọi việc thế nào. Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cảm ơn chân thành: “Tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông đã làm cho ngày hôm nay của tôi trở thành một ngày tươi đẹp”.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
- Theo nhà văn, ngày như thế nào là một ngày tươi đẹp?
- Trời nắng và ấm áp
- Ngày mùa hè
- Chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày
- Đầu tiên, người đàn ông mù viết gì trên tấm biển?
a) Tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi! b) Hãy cho tôi ít đồng tiền lẻ.
c) Tôi là người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2023_2024.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- TUẦN 33 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sang năm con lên bảy: Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ trẻ em: Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em. Các danh từ chỉ trẻ em: trẻ con, con trẻ, con nhỏ, trẻ tha, thiếu nhỉ, nhỉ đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhóc con. b. Dấu ngoặc kép Dấu ngoặc kép dùng để: - Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp; Ví dụ: Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết". (Trần Dân Tiên) - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh" (Trường Chinh) - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. Có khi, ý hoặc lời được thuật lại là một danh ngôn, một khẩu hiệu, Ví dụ: Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người lao động "ta vì mọi người, mọi người vì ta". (Hồ Chí Minh)
- I. ĐỌC HIỂU NGÀY ĐẸP TRỜI Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi rất thú vị và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện là “Hôm nay là một ngày tươi đẹp”. Có một người đàn ông mù ngồi trên bậu cửa của một toàn nhà với một chiếc mũ đặt bên cạnh chân. Ông ta để một tấm biển trên đó viết: “Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!”. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng xu trong chiếc mũ của ông ta. Mọt người đàn ông đi qua, ông lấy từ trong túi của mình ra mấy đồng xu và bỏ vào chiếc mũ. Tồi ông bảo người mù thay đổi biển đó đi. Người mù rất ngạc nhiên và hỏi: “Thưa ngày, vậy ngài có thể cho tôi biết ngài muốn viết gì lên tấm biển này không?”. Người đàn ông trả lời: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc là tôi không nhìn thấy điều đó!”. Và ông ấy nói thêm: “Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi. Tôi nói điều ông đã nói nhưng bằng cách khác”. Người mù đồng ý. Người đàn ông xóa dòng chữ và viết lại vào tấm biển. Sau khi viết xong, ông đặt tấm biển xuống để ai đi qua cũng có thể nhìn thấy. Chỉ một lát sau, chiếc mũ của ông ta đã đầy tiền, rất nhiều người đã dừng lại cho người mù tiền. Buổi chiều, ngươi đàn ông đã đề nghị thay đổi biển quay trở lại xem mọi việc thế nào. Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cảm ơn chân thành: “Tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông đã làm cho ngày hôm nay của tôi trở thành một ngày tươi đẹp”. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Theo nhà văn, ngày như thế nào là một ngày tươi đẹp? a) Trời nắng và ấm áp b) Ngày mùa hè c) Chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày 2. Đầu tiên, người đàn ông mù viết gì trên tấm biển? a) Tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi! b) Hãy cho tôi ít đồng tiền lẻ. c) Tôi là người mù, xin hãy giúp đỡ tôi! 3. Người đàn ông đề nghị viết lại trên tấm biển như thế nào?
- a) Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc tôi không nhìn thấy điều đó! b) Hôm nay là một ngày đẹp trời, các bạn thật là may mắn! c) Hãy giúp tôi để ngày hôm nay của các bạn trở nên đẹp hơn! 4. Kết quả của việc viết lại trên tấm biển ra sao? a) Mũ của người đàn ông mù chỉ có ít tiền. b) Người đàn ông mù chỉ nhận được rất ít tiền nhưng cảm thấy vui vì có người quan tâm. c) Mũ của người đàn ông mù đầy tiền và ông ta cảm thấy ngày hôm ấy thật là tươi đẹp. 5. Theo em, ý nghĩa câu chuyện là gì? 6. Đối với em, ngày như thế nào là ngày tươi đẹp? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm từ chỉ mức độ cao của nỗi nhớ như từ kinh khủng trong câu “Tôi nhớ mẹ kinh khủng”. 2. Tìm từ, cụm tự, thành ngữ có tiếng nắng chỉ nắng to. 3. Tìm từ có tiếng mỏi mang nghĩa “rất mỏi”. 4. Trong câu “Hễ có cơ hội là sẵn sàng khoác ngay cái ba lô to vật vã lên lưng, đi.’, từ cơ hội thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
- 5. Câu “Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ thích xê dịch.” thuộc kiểu câu gì? a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai làm gì? c. Câu kể Ai thế nào? 6. Câu nào sau đây là câu ghép? a. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. b. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thực sự, đứng khóc ầm ĩ ở hành lang. c. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho vào. 7. Mỗi dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. 8. Dấu ngoặc kép trong câu Đó là chuyến “du lịch bụi” đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi có tác dụng gì? a. Trích dẫn lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu từ dùng trong ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt. c. Báo hiệu nguồn trích dẫn. 9. Dòng nào dưới đây viết đúng tên cơ quan tổ chức. a) Trường Cao đẳng Mĩ thuật b) Câu lạc bộ Người cao tuổi Hà Nam c) Tổ chức Cứu trợ Nhi đồng Anh d) Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình 10. Xếp các từ ngữ trong ngoặc dưới đây vào 2 nhóm cho phù hợp. (trẻ thơ, tuổi thơ, trẻ em, trẻ ranh, nhóc con, con nít, trẻ con, nhãi ranh, cháu bé, thiếu nhi, nhi đồng, ranh con) a) Từ ngưc chỉ trẻ em với thái độ yêu mến, tôn trọng: b) Từ ngữ chỉ trẻ em với thái độ coi thường: 11. Tìm 2 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về trẻ em
- 12. Gạch dưới những câu văn là lời nói trực tiếp của nhân vật trong 2 đoạn căn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp đó. a) Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ b) Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đó là xứ tiền rừng, biển bạc. Tôi đang đứng trong mui thuyền bỗng nghe thấy tiếng ba gọi: Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi. 13. Gạch dưới những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau rồi dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu các từ ngữ đó. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm vội nói tướng lên: - Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có tí dáng nào Quốc lém lên tiếng: - Lớp trưởng phải nhanh nhảu, cái Vân cạy răng chẳng nói nửa lời có mà chỉ huy người câm.
- III. TẬP LÀM VĂN Tả một người em mới gặp nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
- I. ĐỌC HIỂU 1. c 2.c 3.a 4.c 5. Tham khảo: Câu chuyện muốn nói với chúng ta nếu chúng ta có thái độ tích cực khi bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp. Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta có một cái nhìn lạc quan thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. khủng khiếp, ghê gớm, vô cùng. 2. nắng chang chang, nắng gay gắt, nắng như đổ lửa, nắng vàng mắt. 3. mỏi rũ, mỏi nhừ, mỏi rã rượi. 4. – a; 5. – c; 6. – c. 7. Dấu phẩy thứ nhất: tách 2 trạng ngữ. Dấu phẩy thứ hai: tách trạng ngữ và vế câu. Dấu phẩy thứ ba: tách 2 vị ngữ. 8. – b. 11. - Trẻ lên ba, cả nhà học nói. - Yêu trẻ trẻ đến nhà Kính già già để tuổi cho 12. a) Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ” b) Thuyền chúng tôi xuôi dòng về hướng Năm Căn. Đó là xứ tiền rừng, biển bạc. Tôi đang đứng trong mui thuyền bỗng nghe thấy tiếng ba gọi: “Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi.” 13. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, đám con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm vội nói tướng lên: - Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có tí dáng nào
- “Quốc lém” lên tiếng: - Lớp trưởng phải nhanh nhảu, cái Vân “cạy răng” chẳng nói nửa lời có mà chỉ huy người câm. III. TẬP LÀM VĂN Tham khảo: Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Tuy nhiên, hôm nay em mới đứng gần chú khi đứng chờ một người bạn. Đây cũng chính là người em mới gặp lần đầu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên. Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh. Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi. Chú đứng đó như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe máy đậu xe quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba". Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này. Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.