Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

TÌNH YÊU, GIÀU SANG VÀ SỰ THÀNH CÔNG

Nhà nọ có hai vợ chồng và một cô con gái. Một hôm, có ba người đàn ông râu dài bạc trắng đến ngồi trước cửa nhà họ. Họ không hề quen ai trong số ba người này. Tuy nhiên vốn là những người tốt bụng, họ nói: “Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó.”

- Ba chúng tôi không thể vào nhà ông bà cùng một lúc được. – Họ trả lời.

- Sao lại thế? – Cả hai vợ chồng ngạc nhiên hỏi.

Một người giải thích: “Tên tôi là Tình yêu, ông này là Giàu sang, còn ông kia là Thành Công. Bây giờ xin các vị quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà.”

- Tuyệt thật! – Người chồng vui mừng. – Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng tôi hãy mời ngài Giàu Sang. Ngày sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải!

Người vợ không đồng ý: “Thế tại sao chúng ta không mời ngài Thành Công nhỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể”.

Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe bèn lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc”.

- Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái. – Người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ. – Em hãy mời ngài Tình Yêu, đây là người khách mà chúng ta mong muốn.

Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị là thần Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành khách của chúng tôi!”

Thần Tình Yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại đứng dậy và đi theo thần Tình Yêu.

Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời ngài Tình Yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể nào vào cùng một lúc kia mà?”

Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một người khách được vào. Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang”.

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Tại sao khi được mời vào nhà, ba vị thần lại không vào?

a. Vì họ không thể vào cùng một lúc. b. Vì họ không biết ai sẽ được mời.

c. Vì họ không đói.

2. “Mời vị thần Tình Yêu” là ý kiến của ai?

a. Của người vợ b. Của người chồng c. Của người con

3. Câu nói “Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Giàu Sang và Thành Công” có nghĩa là gì?

docx 7 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 34 Họ và tên: \ Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Lớp học trên đường: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, sự khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. Nếu trái đất thiếu trẻ con: Tình cảm yêu mến và trân trọng cùa người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ. 2. Luyện từ và câu a. Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận của trẻ em a) Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi: quyền lợi, nhân quyền. b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm: quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền. Câu 2 - Trang 155 SGK Trong các từ cho dưới đây, những từ nào đồng nghĩa với bổn phận ? nghĩa vụ, nhiệm vụ, chức vụ, chức năng, chức trách, trách nhiệm, phận sự, địa phận b.Dấu gạch ngang Tác dụng của dấu Ví dụ gạch ngang Dùng để đánh dấu a. Chú Hề vội tiếp lời: chỗ bắt đầu lời nói; - Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ phần chú thích trong mọc lên. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thay thế chỗ của câu đêm. - Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy. Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ. Chú Hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu Dùng để đánh dấu b) Đứng ở đây nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là phần chú thích trong đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa - con gái Hùng câu Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê Dùng để đánh dấu c) Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội: các ý trong một đoạn - Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào. liệt kê - Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng. - Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
  2. I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: TÌNH YÊU, GIÀU SANG VÀ SỰ THÀNH CÔNG Nhà nọ có hai vợ chồng và một cô con gái. Một hôm, có ba người đàn ông râu dài bạc trắng đến ngồi trước cửa nhà họ. Họ không hề quen ai trong số ba người này. Tuy nhiên vốn là những người tốt bụng, họ nói: “Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó.” - Ba chúng tôi không thể vào nhà ông bà cùng một lúc được. – Họ trả lời. - Sao lại thế? – Cả hai vợ chồng ngạc nhiên hỏi. Một người giải thích: “Tên tôi là Tình yêu, ông này là Giàu sang, còn ông kia là Thành Công. Bây giờ xin các vị quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà.” - Tuyệt thật! – Người chồng vui mừng. – Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng tôi hãy mời ngài Giàu Sang. Ngày sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải! Người vợ không đồng ý: “Thế tại sao chúng ta không mời ngài Thành Công nhỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể”. Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe bèn lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc”. - Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái. – Người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ. – Em hãy mời ngài Tình Yêu, đây là người khách mà chúng ta mong muốn. Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị là thần Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành khách của chúng tôi!” Thần Tình Yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại đứng dậy và đi theo thần Tình Yêu. Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời ngài Tình Yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể nào vào cùng một lúc kia mà?” Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một người khách được vào. Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang”.
  3. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Tại sao khi được mời vào nhà, ba vị thần lại không vào? a. Vì họ không thể vào cùng một lúc. b. Vì họ không biết ai sẽ được mời. c. Vì họ không đói. 2. “Mời vị thần Tình Yêu” là ý kiến của ai? a. Của người vợ b. Của người chồng c. Của người con 3. Câu nói “Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Giàu Sang và Thành Công” có nghĩa là gì? a. Tình Yêu là quan trọng nhất. Nó là cội nguồn sinh ra giàu sang và sự thành công. b. Nếu không Giàu Sang và Thành Công thì không có hạnh phúc, không có tình yêu. c. Sẽ không thể hạnh phúc nếu không có Tình Yêu, Giàu Sang và Thành Công. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy sống tốt bụng với tất cả mọi người để luôn được tình yêu, giàu sang và thành công đến “gõ cửa” của mình. b. c. Sống trên đời cần thiết phải có cả ba thứ Tình Yêu, Giàu Sang và Thành Công. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ ngạc nhiên. 2. Từ lời khuyên thuộc từ loại gì? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 3. Câu sau thuộc kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo? Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó. a. Câu đơn b. Câu ghép chính phụ c. Câu ghép đẳng lập 4. Câu “Ai trong ba vị là thần Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành vị khách của chúng tôi!” thuộc kiểu câu gì? a. Câu hỏi b. Câu kể c. Câu cầu khiến 5. Dấu gạch ngang trong hai câu sau có nhiệm vụ gì? Hai vợ chồng đều muốn mời cả ba người đàn ông – vẫn đang ngồi ở nhà họ - vào nhà. Tuyệt thật! – Người chồng vui mừng. – Đây đúng là một cơ hội tốt. a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong đoạn liệt kê c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  4. 6. Hai câu “Vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang.” Liên kết với nhau bằng biện pháp gì? a. Phép lặp và phép thế. b. Phép lặp và phép nối. c. Phép thế, phép nối và phép lặp. 7. Dòng nào dưới đây viết đúng tên cơ quan, tổ chức: a) Hội chữ thập đỏ Việt Nam. b) Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. c) Tổ chức y tế thế giới. d) Ban chỉ huy Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn Tám. e) Văn phòng Chính phủ. 8. Viết tên 2 cơ quan, tổ chức địa phương mà em biết. 9. Viết 4 quyền mà trẻ em Việt Nam được hưởng theo quy định của pháp luật. 10. Ý nào dưới đây đồng nghĩa với “quyền lực”? a) Quyền công dân b) Quyền hạn c) Quyền hành d) Quyền binh e) Quyền thế f) Quyền lợi 11. Ý nào dưới đây đồng nghĩa với “bổn phận”? a) Nhiệm vụ b) Chức vụ c) Chức phận d) Nghĩa vụ e) Trách nhiệm f) Thân phận 12. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp dưới đây: a) Vị giáo sĩ râu tóc bạc phơ nhìn vào mắt Ha-li-ma hồi lâu rồi bảo: - Nếu con đem được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết. b) Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo: - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua rồi cướp luôn bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt: - Tấm vải là của con, bà này lấy trộm.
  5. III. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Tả một cảnh đẹp của quê hương em. Bài làm
  6. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. – a; 2. – c; 3. – a; 4. Hãy luôn sống trong tình yêu thương lẫn nhau. Nơi đâu tràn ngập tình yêu thương ấm áp, nơi đó sẽ có tràn đầy hạnh phúc, giàu sang và thành công. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. sửng sốt, bàng hoàng, lấy làm lạ 2. – a; 3. – c; 4. – c; 5. – b; 6. – b. 9. Viết 4 quyền mà trẻ em Việt Nam được hưởng theo quy định của pháp luật. - Quyền được khai sinh và có quốc tịch - Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng. - Quyền sống chung với cha mẹ - Quyền được chăm sóc sức khỏe - Quyền được học tập - Quyền được vui chơi giải trí 10. c,d,e 11. a, c, d, e 12. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói III. TẬP LÀM VĂN Dàn ý 1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông). 2. Thân bài: a) Tả bao quát: Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp ) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng ). b) Tả chi tiết:
  7. - Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy ). - Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới). 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại ); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu). Bài tham khảo: Chắc hẳn quê hương ai cũng có những cảnh đẹp mà luôn in sâu trong tâm trí mình. Đó có thể đơn giản chỉ là cánh đồng lúa hay dòng sông quê. Còn đối với riêng tôi được sinh ra và lớn lên trên vùng đất mà được gắn liền với một đảo nổi tiếng đó chính là vịnh Hạ Long. Đó chính là một điều tự hào của riêng tôi về quê hương mình. Nếu đến với vịnh Hạ Long bạn sẽ được chứng kiến những khung cảnh đẹp lạ lùng mà có lẽ không một nơi nào trên thế giới có được vẻ đẹp hoang sơ huyền ảo. Điểm đến đầu tiên nếu bạn đến với nơi đây chính đảo Đầu Gỗ cách bến cảng khoảng chừng 4 km. Nếu đi tàu sẽ mất khoảng 25 phút sẽ được chiêm ngưỡng các động nổi tiếng nhất của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đó là động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ là hai hang động mà du khách nào khi đến đây cũng không thể bỏ qua. Động Thiên Cung là một trong những hang động khổng lồ và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và có nhiều người biết đến, những gì nhìn thấy trong hang động sẽ khiến bạn kinh ngạc và sững sờ từ đầu đến cuối hang động khiến bạn không tin vào mắt mình. Mới hay Hạ Long đậm chất tuyệt vời ở sông nước và cả đất trời. Nếu chỉ đi từ bên ngoài những người mới đến thật khó có thể biết rằng nằm trong hàng trăm, hàng ngàn những núi đá lặng lẽ thăng trầm mão rủ bóng xuống biển xanh kia là không biết bao nhiêu các hạng động lớn nhỏ. Mỗi lâu đài là một kiến trúc vô cùng tinh xảo của tạo hóa . Có những hang động đã được lưu vào lịch sử hàng trăm triệu năm. Trong hang động đâu đâu cũng thấy vô vàn các hang động cùng những hình dạng kì lạ khiến cho du khách có thể thỏa sức cho trí tưởng tượng bay bổng. Dưới vòm động vút cao trong bầu trời như xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Mỗi vách đá dường như là một kiệt tác, bức tranh hoành tráng của một nhà điêu khắc tài ba. Dưới vòm động vút cao trong bầu trời như xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Từ trên cao nhìn xuống vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. đảo thì giống như ai đó đang hướng về phía đất liền, đảo thì giống như một con rồng khổng lồ giữa sóng nước mênh mông. Những điều kì diệu ấy biến hóa không ngừng theo mỗi góc nhìn khác nhau khiến ta như mơ như thực. Đến với vịnh bạn sẽ được người dân nơi đây tiếp đãi một cách nhiệt tình lắm đấy. Đó chính là những khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương tôi mà mỗi lần đi đâu xa tôi đều nhung nhớ.