Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

HẠNH PHÚC LÀ CHO ĐI

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào!”

Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Cậu sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày cùng áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền.

Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kĩ. Sau đó, ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai.

Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày.

Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”

Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về”"

(Sưu tầm)

Top of Form

Câu 1: “Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào nhé!”, hành động mà cậu sinh viên định làm là:

A. Hành động trêu đùa của những người bạn thân thiết với nhau

B. Hành động lấy người khác ra làm trò đùa để mua vui cho bản thân mình

C. Hành động dũng cảm

D. Hành động thiếu tôn trọng thầy giáo

doc 13 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2023_2024.doc

Nội dung text: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. TUẦN 7 Họ và tên: .Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Những người bạn tốtCâu chuyện khen ngợi sự thông mình, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. 2. Luyện từ và câu Từ nhiều nghĩa. - Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa. VD1 : Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa . VD2 : Với từ “Ăn’’: -Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc). -Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới. - Da ăn nắng :Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào. -Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. - Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở. - Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển. -Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần. Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa . *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh. * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh. - Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. VD : - Tôi đi sang nhà hàng xóm. Đi : (Người ) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác , không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen ( di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển
  2. 3. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh. Các bước làm đoạn văn tả cảnh sông nước Các việc cần làm 1. Xác định đối tượng miêu tả của đoạn văn (miêu tả đặc điểm nào hoặc bộ phận nào của cảnh, ) 2. Các định trình tự miêu tả trong đoạn: - Theo trình tự thời gian: sáng - trưa - chiều - tối, xuân - hạ - thu - đông, - Theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, - Theo trình tự cảm nhận của từng giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác 3. Tìm những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị sẽ trình bày trong đoạn. 4. Tìm cách thể hiện tình cảm, cảm xúc. 5. Xác định nội cung của câu mở đầu và câu kết đoạn: - Câu mở đầu có thể nêu ý của toàn đoạn: Giới thiệu cảnh vật hoặc đặc điểm sẽ miêu tả. ( Các cách viết mở đoạn - Mở đoạn trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được miêu tả - Mở đoạn gián tiếp: Nói chuyện khác sau đó dẫn dắt tới đối tượng sẽ miêu tả phía dưới.) - Câu kết đoạn có thể nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của mình về cảnh vật. ( Các cách viết kết đoạn - Kết đoạn không mở rộng: Sau khi kết thúc miêu tả cảnh vật, không đưa thêm lời bình. - Kết đoạn mở rộng: Sau khi kết thúc miêu tả cảnh vật, đưa thêm những lời bình luận.)
  3. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: HẠNH PHÚC LÀ CHO ĐI Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình. Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào!” Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao." Cậu sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày cùng áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kĩ. Sau đó, ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn. Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”
  4. Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về”" (Sưu tầm) Câu 1: “Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào nhé!”, hành động mà cậu sinh viên định làm là: A. Hành động trêu đùa của những người bạn thân thiết với nhau B. Hành động lấy người khác ra làm trò đùa để mua vui cho bản thân mình C. Hành động dũng cảm D. Hành động thiếu tôn trọng thầy giáo Câu 2: Theo em “niềm vui lớn hơn” trong câu văn “Em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy.” là: A. Niềm vui khi thấy người nông dân cầu nguyện B. Niềm vui khi thấy người nông dân hạnh phúc với những gì nhận được C. Niềm vui khi thấy người nông dân ngạc nhiên vì những gì nhận được D. Cả A và C Câu 3: Cậu sinh viên đã làm gì với đôi giày cũ của người nông dân? A. Đặt vào mỗi chiếc giày hai đồng tiền vàng B. Đặt vào mỗi chiếc giày một đồng tiền C. Đổi cho người nông dân một đôi giày khác D. Giấu đôi giày của người nông dân đi xem ông phản ứng thế nào Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày và chờ xem phản ứng ông ta ra sao." Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất) A. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ B. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ C. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ Câu 5: Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” xuất hiện trong nhan đề câu chuyện. A. Hạnh nhân
  5. B. Đức hạnh C. Sung sướng D. Bất hạnh Câu 6: Đoạn văn: “Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quỳ xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.” nói lên điều gì? A. Hoàn cảnh gia đình khó khăn của người nông dân nghèo B. Lòng biết ơn của người nông dân nghèo với món quà bất ngờ nhận được C. Niềm hạnh phúc ngập tràn của người nông dân khi nhận được món quà Cả 3 phương án trên Câu 7: Qua câu chuyện trên, em thấy người nông dân là người như thế nào? A. Ông là người rất dũng cảm. B. Ông là người rất yêu gia đình. C. Ông là người thông minh. D. Cả A và B đều đúng. Câu 8: Qua câu chuyện, em nhận xét vị giáo sư là người như thế nào? A. Vị giáo sư là người luôn tôn trọng mọi người xung quanh, kể cả những người nghèo khó. B. Vị giáo sư là người có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương mọi người. C. Vị giáo sư là một người thẳng thắn và nghiêm túc, không chấp nhận hành động sai trái. D. Tất cả các đáp án trên Câu 9: Chọn nhận định đúng khi nói về câu văn: “Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về.” A. “Hạnh phúc” trong câu trên là một danh từ. B. “Còn” trong câu trên là một đại từ. C. “Cho” trong câu trên là một động từ. Câu 10: Tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? A. Hạnh phúc là khi ta biết cho đi, khi ta biết chia sẻ với những người khó khăn, vất vả. B. Hãy giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào có thể. C. Đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. D. Cả A, B, C
  6. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN ĐỀ SỐ 1 1. Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ in đậm ở cột A: AB a.Tiêm phòng dịch sốt virut 1.Chất lỏng trong cơ thể b.Gài ống nhựa vào vết mổ 2.Tình trạng bệnh lây lan truyền rộng cho dịch thoát ra ngoài. trong một thời gian dài c.Dịch từ Tiếng Anh sang 3.Chuyển đổi vị trí trong khoảng ngắn tiếng Việt d.Dịch cái bàn sang phòng 4.Chuyển nội dung diễn đạt từ ngôn bên cạnh ngữ này sang ngôn ngữ khác. 2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong mỗi câu sau: a. Ngôi nhà của em có rất nhiều cửa.( ) b. Quê tôi ở vùng cửa sông nên đất đai rất phì nhiêu. ( ) c. Bạn ấy luôn có câu nới cửa miệng: Kệ tớ. .( ) d. Nhà nước có nhiều chính sách mở cửa đầu tư. .( ) 3. Khoanh tròn vào từ mang nghĩa gốc trong mỗi nhóm từ dưới đây: a. Trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu, mũ lưỡi trai. b. Mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm,mũi giày, mũi kim. c. Đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc. d. Tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai cối, tai mắt, nem tai. 4. Tìm từ có chứa tiếng “lưng” có nghĩa sau, đặt câu với mỗi từ đó. a. Chỉ số lượng nhiều, tương đương một nửa. b. Chỉ ở khoảng giữa đèo, núi, đồi. c. Chỉ phía sau một người. d. Chỉ một loại dây đeo dùng trong khi mặc quần áo. e. Chỉ một người lười, không chịu làm việc.
  7. 5. Chọn 1 từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi câu: a.Anh em . quân ở đảo xa. b. Bác thợ đang đinh vào chiếc bàn. c. Cô giáo dặn trức khi ra về phải các cửa sổ. d. Mẹ đã tiền học cho em. e. Cô ấy . kịch rất tự nhiên. g. Bác ấy vừa . đôi giày mới rất đẹp. h. Bác ấy đang . bao hàng để bán. i. Vùng Bắc cực quanh năm nước . băng. 6. Dựa vào nội dung đoạn thơ sau, em hãy tưởng tượng và lập dàn ý cho bài văn tả vẻ đẹp của dòng sông vào một thời điểm nào đó trong ngày mà em yêu thích nhất hoặc tả vẻ đẹp thay đổi theo thời gian của dòng sông Dòng sông mặc áo Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ. Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa? Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai Nguyễn Trọng Tạo
  8. ĐỀ SỐ 2 1 . Ghi lại từ có thể dùng thay thế cho từ “ăn” trong các câu sau: a. Bữa tối nhà Tú thường ăn muộn. b. Xe này ăn xăng lắm. c. Cô ấy ăn lương cao lắm. d. Rễ xoan ăn ra tận bờ ao. e.Tớ ăn con xe của cậu rồi. 2 . Xếp các từ sau thành các nhóm, chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm và nhóm nào mang nghĩa gốc – nghĩa chuyển Đánh đàn, đánh trống, đánh cờ, đánh giày, đánh răng, đánh bạc, đánh cá, đánh trứng, đánh phèn, đánh nhau, đánh vật, đánh bẫy. 3. Tìm các cặp từ có tiếng ăn điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho hợp lí: a. Sáng nay tôi đi . nên phải . tươm tất. b. Cửa hàng rất nên công việc . cũng tạm ổn. c. Chúng tôi đang .thì bọn ập tới. d. Nhà thì mà cô ấy rất , thật không phải lẽ. 4. Nêu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong các câu sau: a. Tôi thường đánh dấu những chỗ quan trọng bằng mực đỏ. b. Cậu ấy vẫn phải đánh vần từng chữ một. c. Anh ấy đánh điện về nhà để báo tin. d. Cô ấy thuê người đến đánh ghen ầm ĩ. e. Anh ấy hay đánh đố mọi người bằng những câu hỏi rất khó. f. Chúng ta không được đánh mất niềm tin với mọi người. g. Anh đánh giá tôi quá cao đấy. h. Con chó đánh hơi rất giỏi. i. Lan bị bố đánh đòn vì không chịu học hành. 5. Dựa vào dàn ý đã lập ở đề 1, em hãy viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
  9. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU: 1.B 2.B 3.B 4. D 5. C 6. D 7.B 8. A 9. C 10. D II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN ĐỀ 1 1.Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ in đậm ở cột A: a – 2 b - 1 c – d d - 4 2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong mỗi câu sau: a. Ngôi nhà của em có rất nhiều cửa.( Nghĩa gốc) b. Quê tôi ở vùng cửa sông nên đất đai rất phì nhiêu. (Nghĩa chuyển) c. Bạn ấy luôn có câu nới cửa miệng: Kệ tớ. (Nghĩa chuyển) d. Nhà nước có nhiều chính sách mở cửa đầu tư. (Nghĩa chuyển) 3. Khoanh tròn vào từ mang nghĩa gốc trong mỗi nhóm từ dưới đây: a. Trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu, mũ lưỡi trai. b. Mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm,mũi giày, mũi kim. c. Đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc. d. Tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai cối, tai mắt, nem tai. 4. Tìm từ có chứa tiếng “lưng” có nghĩa sau, đặt câu với mỗi từ đó. a. Lưng cơm, lưng bát, lưng thùng, lưng bơ Mỗi bữa bạn ấy chỉ ăn có lưng chén cơm. b. Lưng chừng, lưng đèo, lưng dốc, lưng núi. Chúng tôi đang đứng trên lưng đồi ngắm cảnh núi rừng. c. Lưng áo, sống lưng, đau lưng, lưng ngựa, sau lưng. Dạo này bà em thường hay kêu đau lưng. d. Thắt lưng, dây lưng, đai lưng Bạn ấy lúc nào cũng mặc quần áo, đeo thắt lưng chỉnh tề. e. Ngay lưng, dài lưng, thẳng lưng. Cậu ấy ngay lưng quen rồi, chẳng biết làm việc gì. 5. Chọn 1 từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi câu: a.Anh em đóng quân ở đảo xa. ( chỉ nơi các đơn vị bộ đội huấn luyện)
  10. b. Bác thợ đang đóng đinh vào chiếc bàn. ( chỉ việc dùng búa tác động vào đinh) c. Cô giáo dặn trức khi ra về phải đóng các cửa sổ. ( chỉ việc làm cho cửa khép lại) d. Mẹ đã đóng tiền học cho em. ( chỉ việc nộp tiền) e. Cô ấy đóng kịch rất tự nhiên. ( chỉ các vai diễn của người duễn kịch) g. Bác ấy vừa đóng đôi giày mới rất đẹp. ( chỉ việc làm tạo ra đôi giày.) h. Bác ấy đang đóng bao hàng để bán. ( chỉ việc cho hàng hóa vào bao) i. Vùng Bắc cực quanh năm nước đóng băng. ( chỉ nước bị đông cứng) 6. Dựa vào nội dung đoạn thơ sau, em hãy tưởng tượng và lập dàn ý cho bài văn tả vẻ đẹp của dòng sông thay đổi trong một ngày đẹp trời. Dàn ý: a. Mở bài - Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông . - Nghe ngoại kể con sông đã gắn bó nhiều kỉ niệm với người dân quê em. b. Thân bài Tả bao quát - Con sông bắt nguồn từ một vùng miền núi xa xôi, đoạn chảy qua làng em uốn lượn mềm mại như dải lụa vắt bên cánh đồng lúa bát ngát. - Mặt sông rộng mênh mông, người bơi giỏi qua sông cũng phải mất chừng 15 phút. - Sông điệu đà thay màu áo theo sắc mây trời bao la. * Buổi sớm - Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa. - Nước sông nhuộm thêm ánh hồng của rạng đông nên càng thêm sắc thắm. - Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông. - Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao. - Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới. - Sông hệt như thiếu nữ thẹn thùng đón nắng ban mai. * Buổi trưa - Mặt trời lên cao dần, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, sóng sánh ánh nắng vàng rực rỡ. - Làn gió khe khẽ đẩy những chiếc thuyền tre nhấp nhô. - Vài khóm lục bình tím biếc lặng lẽ trôi điểm tô trên nền áo xanh của dòng sông.
  11. * Buổi chiều - Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ trong buổi chiều êm ả. - Sông tắm mình trong ánh hoàng hôn, sông ôm ấp mặt trời đầy lưu luyến. - Nắng nhạt dần đổ dài trên các hàng cây, làng mạc hai bên bờ sông. - Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương. * Buổi đêm - Màn đêm buông xuống, sông kín đáo trong màu áo đen huyền bí đón trăng lên. - Sóng lăn tăn gợn ánh trăng lấp loáng. -Sông oàm oạp vỗ hai bên bờ, tiếng cá đớp mỗi lõm bõm giữa đêm khuya. c. Kết bài - Sông vỗ về cánh đồng lúa bội thu, cho bãi dâu khoai xanh tốt. - Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người. ĐỀ 2 1 . Ghi lại từ có thể dùng thay thế cho từ “ăn” trong các câu sau: a. Bữa tối nhà Tú thường ăn muộn. Dùng bữa b. Xe này ăn xăng lắm. Tốn c. Cô ấy ăn lương cao lắm. Hưởng d. Rễ xoan ăn ra tận bờ ao. Lan e.Tớ ăn con xe của cậu rồi. Thắng 2 . Xếp các từ sau thành các nhóm, chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm và nhóm nào mang nghĩa gốc – nghĩa chuyển Chỉ việc dùng tay tác động làm người Đánh nhau, đánh vật. ( Nghĩa gốc) khác bị đau Chỉ việc dùng tay tác động vào một vật Đánh trống, đánh đàn tạo ra tiếng kêu Chỉ việc dùng tay quấy một loại chất lỏng Đánh trứng, đánh phèn cho tan đều ra Chỉ việc nhiều người tham gia một cuộc Đánh bạc, đánh cờ. chơi Chỉ việc làm cho sạch, đẹp hơn đánh giày, đánh răng
  12. Chỉ việc săn bắt động vật Đánh bẫy, đánh cá 3. Tìm các cặp từ có tiếng ăn điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho hợp lí: a. Sáng nay tôi đi ăn tiệc nên phải ăn mặc tươm tất. b. Cửa hàng rất ăn khách nên công việc làm ăn cũng tạm ổn. c. Chúng tôi đang ăn cơm thì bọn ăn cướp ập tới. d. Nhà thì thiếu ăn mà cô ấy rất ăn diện, thật không phải lẽ. 4. Nêu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong các câu sau: a. đánh dấu : dùng bút làm chỗ đó nổi bật lên b. đánh vần: ghép các chữ cái để đọc c. đánh điện: gọi điện thoại. d. đánh ghen: mắng chửi, làm nhục người có quan hệ với chồng mình. e. đánh đố: câu nói khó không ai có thể làm được. f. đánh mất: làm mất đi cái gì đó g. đánh giá: nhận xét, trao đổi về ai đó. h. đánh hơi: phát hiện i. đánh đòn: tác động làm cho người khác bị đau. 5. Dựa vào dàn ý đã lập ở đề 1, em hãy viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Từ thuở còn thơ, chúng tôi đã gắn bó với dòng sông quê mẹ. Trong trí tưởng tượng non nớt của lứa tuổi lên mười, tôi thấy dòng sông mới “điệu" làm sao! Buổi sáng, mặt trời lên cao rải nắng xuống mặt sông lấp lánh. Sông như mặc một tấm áo lụa đào tha thướt. Buổi trưa, bầu trời xanh cao vời vợi soi bóng xuống mặt sông. Sông lại thay chiếc áo màu xanh mới tinh khôi. Lúc hoàng hôn buông xuống, ánh nắng phản chiếu lên các đám mây, nhuộm bầu trời thành một bức tranh rực rỡ sắc màu. Dòng sông cũng lấp lánh hây hây ráng vàng, ráng đỏ, đẹp vô cùng! Đêm khuya, dòng sông mặc áo đen, lặng lẽ nép trong rừng bưởi. Sáng ra, dòng sông thay chiếc áo điểm những cánh hoa bưởi trắng tinh, thơm đến ngẩn ngơ. Đi trong vườn bưởi ven sông đang mùa hoa nở, tôi ngước mắt lên gặp vô vàn những chùm hoa bưởi đẫm sương, la đà trong gió sớm. Cả đầu tóc, quần áo, thân mình tôi được ướp trong làn hương dịu dàng mà đậm đà khó quên của thứ hoa dân dã mà thanh quý. Yêu biết mấy vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên trên quê hương mình.
  13. Bài văn mẫu Tuổi thơ em gắn liền với vẻ đẹp của con sông quê hương êm đềm và mát dịu, con sông quanh co, uốn lươn như giải lụa xanh quàng lên tấm áo màu mỡ của quê em. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt và sự tươi trẻ của làng quê-nơi em sinh ra và lớn lên. Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước làm dong sông trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ắm. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng,ẩn hiện như một vệt khói xanh, dài tít tắp, Dãy thuyền chài đã bập bùng ánh lửa làm tôn thêm vể mờ ảo của dòng sông. Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay thế chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Những chiếc thuyền đánh cá đã buông chèo, khua nước làm dòng sông càng trở nên nhộn nhịp. Hai bên triền sông là những bãi dâu, bãi ngô xanh mướt và xóm làng trù phú với những cây tre đan nắng, soi bóng xuống mặt sông. Buổi trưa, dòng sông im lặng hẳn, chỉ còn nghe tiếng “cạch,cạch” của người nào đi thuyền về muộn. Mọi vật như đều nghi ngơi trong tiếng ru trầm ắm của gió. Chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẵm chiếu xuống mặt sông. Trẻ con rủ nhau ra tắm. Chung té nước vào nhau cười nắc nẻ và lặn ngụp như những con rái cá thực thụ. Sông ôm lấy những đứa trẻ nghịch ngợm và hồn nhiên vào lòng bằng những con sóng nhè nhẹ. Em thì thích nhất khi được bắt dế bên bờ sông hay mua ngô nướng ở chân đê. Em yêu con sông cũng như yêu kỷ niệm của tuổi thơ. Nó đã vun đắp cho tình yêu quê hương, đất nước của em thêm rộng lớn. Em hứa sẽ học tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đát nước giàu đẹp, văn minh hơn.