Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 13+14

Bài 2:Hãy sử dụng các cặp quan hệ từ để chuyển mỗi cặp câu sau thành một câu.
a. Tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Chẳng bao lâu, tôi trở thành chàng dế
thanh niên cường tráng.
b. Mùa hè đến, các bông hoa trở nên rực rỡ hơn. Những âm thanh cũng rộn rã, tươi vui
hơn.
c. Mẹ mất sơm, hoàn cảnh gia đình Loan rất khó khăn. Tuy thế, 5 năm liền bạn ấy luôn
là học sinh giỏi.
d. Tên Dậu là thân nhân của hắn. Chúng con bắt nó nộp thuế thay.
e. Bạn An học giỏi Toán. Bạn ấy học Tiếng Việt cũng cừ.
f. Chúng em còn nhỏ tuổi. Chúng em quyết tâm làm những công việc có ích cho môi
trường.

 

pdf 4 trang Đường Gia Huy 19/07/2023 8420
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 13+14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_nang_cao_tieng_viet_lop_5_tuan_1314.pdf

Nội dung text: Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 13+14

  1. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 13 Họ và tên : Lớp 5 Bài 1:Một số quan hệ từ trong các câu sau đã được sử dụng không chính xác. Gạch chân dưới các lỗi sai ấy và sửa lại cho đúng. a. Nhờ việc đốt nương làm rẫy ở một số địa phương không được kiểm soát chặt chẽ mà nạn cháy rừng vẫn liên tiếp diễn ra. b. Bởi vì biết đánh bắt cá bằng thuốc nổ là một hành động phá hoại môi trường nên anh ấy vẫn làm. c. Rừng ngập mặn tuy góp phần bảo vệ vững chắc đê điều nên làm tăng thêm thu nhập cho người dân. Bài 2:Hãy sử dụng các cặp quan hệ từ để chuyển mỗi cặp câu sau thành một câu. a. Tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Chẳng bao lâu, tôi trở thành chàng dế thanh niên cường tráng. b. Mùa hè đến, các bông hoa trở nên rực rỡ hơn. Những âm thanh cũng rộn rã, tươi vui hơn. c. Mẹ mất sơm, hoàn cảnh gia đình Loan rất khó khăn. Tuy thế, 5 năm liền bạn ấy luôn là học sinh giỏi. d. Tên Dậu là thân nhân của hắn. Chúng con bắt nó nộp thuế thay. e. Bạn An học giỏi Toán. Bạn ấy học Tiếng Việt cũng cừ. f. Chúng em còn nhỏ tuổi. Chúng em quyết tâm làm những công việc có ích cho môi trường.
  2. Bài 3:Thay những cặp quan hệ từ in đậm bằng những cặp quan hệ từ khác nhưng cùng nghĩa. a. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. b. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Bài 4:Khoanh tròn từ ngữ không cùng loại. - Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, đốt nương, bảo vệ nguồn nước. - Khai thác gỗ bừa bãi, đốt nương làm rẫy, săn bắt động vật hoang dã, trồng cây, đánh bắt cá bằng thuốc nổ. Bài 5: Viết đoạn văn khoảng 10 câu về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng 2 trong các từ ngữ trên.
  3. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5 TUẦN 14 Họ và tên : Lớp 5 Bài 1:Cho các câu kể sau. a. Những bông hoa đã héo úa sau một ngày khiêu vũ mệt nhoài. b. Lượm vừa đi vừa hát. c. Em ấy chính là tấm gương cho các bạn noi theo. d. Anh đưa giúp em chiếc điện thoại màu xanh của Mai với. Em hãy các từ gạch chân vào bảng sau cho phù hợp. Từ loại Từ Danh từ chung Danh từ riêng Đại từ xưng hô Đại từ thay thế Bài 2: Cho đoạn văn sau: Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, ốc, le le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay về cả vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Theo Tô Hoài. Em hãy hoàn thành bảng phân loại bên dưới. Động từ Tính từ Quan hệ từ Bài 3:Gạch chân các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau: Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi : - Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt âu yếm : - Thôi để mẹ cầm cũng được.
  4. Tôi có ngay cái ý nghĩ non nớt và ngây thơ này : chắc chỉ có người thạo mới cầm được bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tôi như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. ( Tôi đi học – Thanh Tịnh ) Bài 4:Hãy thay quan hệ từ trong từng câu dưới đây bằng quan hệ từ khác để có câu đúng. a. Nếu Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh. b. Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn không đuổi kịp Rùa. c. Vì Thỏ chủ quan, coi thường người khác nhưng Thỏ đã thua Rùa. d. Câu chuyện này không chỉ hấp dẫn, thú vị nên nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc. Bài 5:Mỗi câu trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào ? Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu. ( Theo Hồng Thúy )